Mar 26, 2019

“Cáo lại lòi đuôi”

Tre ViệtNhững ngày qua, trên các trang mạng phi pháp, phản động và các báo điện tử tiếng Việt, như: RFA, VOA, BBC,… đều đăng tin Trương Duy Nhất - “nhà báo bất đồng chính kiến” - bị mất tích tại Thái Lan (!). Cùng với đó, một số tổ chức chống cộng cực đoan, núp bóng nhân quyền (như: Ân xá quốc tế, Ủy ban bảo vệ ký giả (CPJ), Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF),…) đã có hành động vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền và đòi phải thả ngay Trương Duy Nhất ra khỏi nhà tù.
Cần khẳng định ngay rằng, đó là thông tin bịa đặt, với mục địch xấu. Chẳng ai lạ gì cái tôn chỉ, mục đích của các tờ báo điện tử tiếng Việt và bản chất của các tổ chức núp bóng nhân quyền nêu trên và thiết nghĩ cũng chẳng phải phân tích làm gì. 
Xin nhắc lại chuyện cũ rằng, là một công dân Việt Nam, Trương Duy Nhất vốn là một nhà báo, làm Trưởng đại diện cơ quan Báo Đại Đoàn Kết ở Đà Nẵng, nhưng thường xuyên viết tin, bài xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử dân tộc, cách mạng Việt Nam, sự thật về tình hình bảo đảm nhân quyền của Nhà nước Việt Nam, tiếp tay cho các thế lực phản động chống phá sự phát triển của đất nước. Đó là những hành động đi ngược lại tôn chỉ, mục đích của Báo Đại Đoàn Kết, vi phạm đạo đức người làm báo và pháp luật Việt Nam. Vì thế, tháng 5-2013, Trương Duy Nhất đã bị cơ quan chức năng điều tra, bắt giữ về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm 2014, Trương Duy Nhất đã bị Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng tuyên phạt 02 năm tù giam về tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Khoản 2, Điều 258, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau khi ra tù, ngựa quen đường cũ, Trương Duy Nhất không chịu cải tà, quy chính, tiếp tục cộng tác với các thế lực phản động chống phá chính quyền và sự phát triển đất nước. Những hành động này nhất định sẽ bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.
Lần này, Trương Duy Nhất đã bị cơ quan chức năng bắt giữ, điều tra vì liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm). Cụ thể là trong thời gian làm Trưởng đại diện Báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng, Trương Duy Nhất đã dùng giấy tờ của Báo Đại đoàn kết để mua nhà đất không qua đấu giá. Ngày 25-3-2019, Trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công An Việt Nam đã thông tin rõ. Và như vậy, Trương Duy Nhất đâu phải là “nhà báo bất đồng chính kiến”, nhà “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”,… mà thực chất là kẻ tội phạm phải bị nghiêm trị theo quy định của luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. 
Việc rõ như ban ngày, Trương Duy Nhất đâu phải “mất tích”, mà là bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ để điều tra về những hành vi vi phạm pháp luật. 
Như thế, việc các báo điện tử Tiếng Việt và một số tổ chức núp bóng nhân quyền nêu trên có hành động bảo vệ Trương Duy Nhất là hoàn toàn sai trái, thực chất là khuyến khích tội phạm, vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền. Đúng là “cáo lại lòi đuôi”, cần phải lên án và nghiêm trị./.

Mar 25, 2019

Có xứng đáng là linh mục không?

Tre Việt - Hiện nay, có một số kẻ khoác áo linh mục, lợi dụng danh nghĩa linh mục có những việc làm phi pháp, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của giáo dân. Họ không xứng đáng là linh mục.Cụ thể là:
1/. Ngày 17/3/2019, Linh mục Ngô Quang Danh - Quản xứ Phước Tuyền (xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) chỉ đạo các gia đình giáo dân có con em đang theo học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông không tham gia các hoạt động do nhà trường và địa phương tổ chức nhân dịp kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nếu gia đình nào không chấp hành linh mục này không cho gia đình đó đến nhà thờ làm lễ. 
Trước hết, mọi cá nhân sống trong xã hội nào cũng phải chấp hành luật pháp của xã hội đó; không một ai tự tách ra khỏi cộng đồng mà có cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp được. Các cháu học sinh theo đạo ở xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị có quyền được tham gia tất cả các hoạt động, phong trào do nhà trường và địa phương tổ chức như bất kỳ học sinh khác, không ai có thể lợi dụng danh nghĩa này hay danh nghĩa khác mà tước các quyền đó của các cháu. Linh mục Ngô Quang Danh chỉ đạo các gia đình giáo dân không cho con em họ  tham gia các hoạt động do nhà trường và địa phương tổ chức, là tự mình đứng trên quy định của pháp luật. Linh mục là người răn dạy giáo dân nghe theo lời dạy của Chúa, mà Chúa không hề dạy không chấp hành luật pháp, mà linh mục Danh lại làm thế là sao? Ông ta có xứng đáng với danh xưng là linh mục không?
Thứ hai, theo Luật Tín ngưỡng tôn giáo, mọi công dân Việt Nam có quyền tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo. Những người có  tín ngưỡng tôn giáo, Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân được thực hành tín ngưỡng tôn giáo của mình; không ai có quyền ngăn cản cả. Ấy vậy mà linh mục Danh lại không cho những gia đình giáo dân vẫn để con em họ được tham gia các hoạt động của nhà trường và địa phương tổ chức thì những gia đình này không được đến nhà thờ làm lễ là sao? Là linh mục mà Danh lại có hành động phi tôn giáo thì có còn xứng đáng là linh mục không?
2/. Ngày 19/3/2019, Linh mục Nguyễn Quyền - Quản xứ Phú Vinh (xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) chỉ đạo giáo dân đến Trường tiểu học Đô Thành 1 phản đối nhà trường bắt học sinh mua bảo hiểm y tế. Đây là việc làm sai trái của linh mục Quyền. Bởi lẽ, như mọi người đã biết, nước ta đang phấn đấu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Đó là văn minh, bảo đảm không chỉ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng. Trong trường hợp cá nhân nào đó mua bảo hiểm y tế mà không phải sử dụng đến thẻ thì số tiền đó được sử dụng cho người ốm đau phải chi phí nhiều. Đó là tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau như lời răn dạy của Chúa. Thế mà kẻ được gọi là linh mục với tên là Quyền lại ngăn cản cơ đấy.
Qua hai việc trên cho thấy, là linh mục mà sao các ông Danh, Quyền lại đi ngược lại lời răn dạy của Chúa, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng. Như vậy, các ông  xứng đáng là linh mục không?

Mar 21, 2019

Ảo vọng

Tre Việt - Vừa qua, trên VOA tiếng Việt có câu chuyệvề Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTAnhư sau:
nếu vẫn không chịu cải thiện nhân quyền, tương lai của EVFTA sẽ chính là kịch bản tồi tệ nhất, đen tối nhất cho nền chính thể độc đảng độc trị ở Việt Nam …..
Đây là trích đoạn 1 bài viết trên VOA và cũng là đại diện cho những hí hửng, ảo tưởng đấu tranh của giới dân chủ, nhân quyền. Tuy nhiên, chúng không cần phải đợi lâu, vào ngày18-3-2109, trả lời cuộc phỏng vấn BBC Việt ngữ, Trưởng đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, ông Bruno Angelet cho biếtEVFTA đã đàm phán xong; đã được dịch ra tiếng Việt và 23 ngôn ngữ chính thức khác nhau ở châu Âu. Hiện nay, Ban ngôn ngữ của Hội đồng châu Âu đang xem lại nội dung để đảm bảo tính tương đồng của các bản dịch; theo lộ trình làm việc, đại diện của Hội đồng châu Âu sẽ đến Hà Nội ký các hiệp định trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2019; sau đó Nghị viện châu Âu sẽ xem xét và phê chuẩn EVFTA sau mùa hè hoặc đầu tháng 10-2019.
Liên quan đến vấn đề nhân quyền, các nhà nghiên cứu chỉ rõ, EVFTA có hai phần chính gồm: Hiệp định Thương mại tự do (FTA) nhằm tự do hóa các mặt hàng và dịch vụ; Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) nhằm bảo hộ cho các dự án đầu tư của Việt Nam ở châu Âu và ngược lại. Vấn đề nhân quyền nằm trong một thỏa thuận hợp tác khác rộng hơn giữa EU với Việt Nam. Liên minh châu Âu không có các điều kiện cụ thể về nhân quyền trong FTA. Việc Nghị viện châu Âu hoãn phê chuẩn EVFTA vào tháng 01-2019 là bởi vấn đề kỹ thuật, chứ không liên quan gì đến nhân quyền.
Câu chuyện nhân quyền chỉ là cái cách mà giới dân chủ gắn vào EVFTA để hăm dọa nhân dân. Đó chỉ là ảo vọng.

Mar 19, 2019

Uống nước phải nhớ nguồn

           Tre Việt - Trần Trung Đạo quê Duy Xuyên, Quảng Nam, vượt biên năm 1981, định cư tại Mỹ. Ở nơi xa xứ, Trần Trung Đạo nổi lên là kẻ ăn không nói có, dựng chuyện, xuyên tạc hòng làm sai lệnh những thông tin chân thực về đất nước và con người Việt Nam. Gần đây, qua bài viết “Việt Nam là Việt Nam nào?”, Trần Trung Đạo xuyên tạc rằng, những người ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam “chỉ là những kẻ bán chất xám cho Đảng, cong lưng làm nô lệ cho Đảng bất chấp sự chịu đựng triền miên của đất nước” (!). Đây là luận điệu hết sức lố bịch của kẻ vong nô, cố tình quên nguồn cội quê hương Việt Nam. 

Xin hỏi, Trần Trung Đạo lấy gì để chứng minh cho điều mình nói? Tre Việt xin nhắc để những kẻ cùng hội, cùng thuyền với Trần Trung Đạo rõ: Việt Nam là đất nước dân chủ, nhân dân làm chủ, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích nào khác. Và thực tế cho thấy, nhờ có Đảng lãnh đạo, đất nước Việt Nam không những giành được độc lập, tự do, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, mà người dân ngày càng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; ai cũng có thể tiến thân, lập nghiệp, đóng góp sức lực và trí tuệ vào sự nghiệp dựng xây và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam không có gì khác là làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Nhưng để đạt được mục tiêu đó, đâu có dễ dàng, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, cố gắng, phấn đấu của toàn xã hội, của mỗi người dân chung sức, đồng lòng. Đây vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, đất nước. Đó là lẽ tự nhiên mà mỗi công dân chân chính của mỗi quốc gia, dân tộc đều phấn đấu thực hiện, không chỉ riêng ở Việt Nam. Trần Trung Đạo không biết điều đó hay cố tình ngu dốt mà không hiểu điều này? Chẳng nhẽ những kẻ luôn vỗ ngực là “tri thức” lại không hiểu những điều tưởng như đơn giản đó.
Đối với con người, được sinh ra đã là niềm hạnh phúc, được lành lặn sống được một cuộc sống làm người đã là một điều may mắn, và thật may mắn hơn nữa nếu biết rõ nguồn cội của mình, được sống nơi đất mẹ yêu thương và chết nơi đất mẹ anh hùng, đó là điều sung sướng nhất đối với những người yêu nước, hay nói đơn giản hơn, dân dã hơn là yêu quê hương. Có lẽ vì thế mà những người xa xứ lâu năm vì nhiều lý do khác nhau, đến lúc về già khi mà sự nghiệp đã viên mãn, khi mà con người ta cần đến nơi nguồn cội, nơi sinh mình ra, nuôi mình lớn. Nơi mà những ký ức tuổi thơ dù con người có cố quên đến đâu thì khi về già sẽ nhớ lại rõ từng chi tiết, giống như nó vừa hiện về mới đâu đây của ngày hôm qua. Chẳng thế mà ông Nguyễn Cao Kỳ đã từng muốn được về sống những tháng ngày cuối cùng tại Sài Gòn, nơi ông đã từng sống và vì chiến tranh đã phải lưu lạc và tị nạn sang đất Cali (Mỹ), mảnh đất mà sống ngày nào Ông lại cảm thấy xa lạ ngày đó, nhớ quê ngày đó. Ấy thế mà Trần Trung Đạo lại ra sức xuyên tạc, nói xấu đất nước, nơi sinh ra mình.
Xin nhắc để kẻ vong nô Trần Trung Đạo biết: Đất nước - hai chữ thiêng liêng mà gần gũi, rất đỗi tự hào. “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Vậy nên đừng ngu đần hỏi “Việt Nam là Việt Nam nào?”./. 

Mar 17, 2019

Lợi bất cập hại

Tre Việt - Những ngày gần đây, dư luận thế giới hết sức bàng hoàng trước thông tin về vụ xả súng tại New Zealand làm hàng chục người chết và bị thương. Tuy nhiên, việc một trong những nghi phạm xả súng đã quay phim và phát trực tiếp cuộc tấn công này trên Facebook, y hệt như cảnh bắn giết trong trò chơi điện tử đã khiến dư luận hết sức bất bình, phẫn nộ. Bởi, hành động bạo lực, khủng bố dã man này đã không được Facebook kiểm soát, gỡ bỏ kịp thời, nên ngay sau đó đoạn phim quay lại cảnh xả súng đẫm máu đã lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hộiMột lần nữa, mạng xã hội đã bị lợi dụng để gây sự chú ý, tuyên truyền cho hành động bạo lực, khủng bố
Thực tế thời gian qua cho thấy, các tổ chức khủng bố đã lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền, kêu gọi, dụ dỗ công dân của nhiều nước tham gia mạng lưới khủng bố của chúng trên toàn cầu. Chúng đã thu hút được số lượng lớn thanh niên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới gia nhập, hoạt động cho các tổ chức khủng bố và tổ chức nhiều vụ đánh bom cảm tử, xả súng trong trường học, v.v. 
Chưa dừng lại ở đó, nhiều trò chơi trên mạng xã hội có tính kích động, bạo lực, dẫn dắt người chơi có những hành động mất kiểm soát bản thân, để lại hậu quả khôn lường. Điển hình là trò chơi “Thử thách Cá voi xanh” đã khiến hàng trăm thanh thiếu niên ở nhiều nước trên thế giới tự tử thương tâm; hay mới đây là trò chơi “Thử thách Momo” tiềm ẩn gây ra nguy hiểm cho người tham gia,… khiến dư luận quốc tế hết sức lo ngại. Những trò chơi nguy hiểm này đã trở thành “độc dược” trên internet.
Hay cũng chỉ vì để câu like, thách thức để có hàng nghìn, hàng triệu like, nhiều người sẵn sàng thực hiện và quay phát trực tiếp những hành động mạo hiểm trên mạng xã hội. Kết quả là, đã có rất nhiều người bỏ mạng khi thực hiện hành động nguy hiểm. Rồi việc mạng xã hội thu thập, để lộ lọt thông tin người dùng với những hậu quả nhãn tiền cũng chưa lắng xuống, v.v.
Ở Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị cũng đang triệt để lợi dụng không gian mạnglập ra các diễn đàn, trang Facebook,… để đăng tải các bài viết, nội dung tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng xuyên tạc, nói xấu chế độ, xúi giục, kích động tụ tập đông người, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, kêu gọi đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ, v.v.
Như vậy, có thể thấy, mạng xã hội đang bộc lộ ngày càng nhiều vấn đề bất lợi, nguy hiểm cho con người, cũng như an ninh quốc gia. Vì thế, theo Tre Việt đã đến lúc chúng ta cần hết sức cảnh giác, tỉnh táo khi sử dụng mạng xã hội; đồng thời, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý, kiểm soát các hoạt độngnội dung đăng tải trên mạng xã hội, để xây dựng xã hội tiến bộ, an toàn./.

Phil Robertson lại xuyên tạc, tiếp tay cho tội phạm

Tre Việt - Ngày 15/3/2019, trên RFA Tiếng Việt có đăng phát biểu của Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của cái gọi là Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW). Trong đó, Ông ta kêu gọi Nhà nước Việt Nam “trả tự do cho 6 nhà hoạt động,… sẽ bị đưa ra xét xử trong những ngày sắp tới”. 05 cá nhân mà Phil Robertson kêu gọi trả tự do là: Lưu Văn Vịnh; Nguyễn Văn Đức Độ; Phan Trung; Nguyễn Quốc Hoàn; Từ Công Nghĩa là thành viên của tổ chức phi pháp, phản độngLiên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết vi phạm pháp luật Việt Nam và đã bị cơ quan chức năng nhà nước Việt Nam bắt giữ, điều tra, xét sử theo quy định luậtpháp Việt Nam và thông lệ quốc tế và tới đây, ngày 18/3/2019 Tòa án nhân dân tối cao sẽ mở phiên phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh.
Lật lại vụ án này, ngày 5/10/2017, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm các bị cáo là thành viên của tổ chức “Liên minh dân tộc Việt Nam” về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo đó, các bị cáo gồm: Lưu Văn Vịnh (sinh năm 1967, hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hải Dương; ngụ quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh); Nguyễn Quốc Hoàn (sinh năm 1977, hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lâm Đồng; ngụ Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh); Nguyễn Văn Đức Độ (sinh năm 1975, ngụ quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh); Phan Trung (sinh năm 1976, ngụ huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng); Từ Công Nghĩa (sinh năm 1993, hộ khẩu thường trú tỉnh Ninh Thuận), đã có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trực tiếp thực hiện các hành vi thành lập tổ chức phản động với tên gọi “Liên minh dân tộc Việt Nam; tuyên truyền đả kích, bôi nhọ, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luậtNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamTrong đó, Lưu Văn Vịnh, với vai trò chủ mưu cầm đầu, tổ chức mọi hoạt động thành lập trái phép, đề ra mục tiêu, đường lối hoạt động, lôi kéo người vào tổ chức “Liên minh dân tộc Việt Nam”. Nguyễn Văn Đức Độ, với vai trò là Phó Chủ tịch, đã giúp sức tích cực trong việc phát triển tổ chức. Nguyễn Quốc Hoàn và Phan Trung, có vai trò cố vấn, đã tích cực giúp Lưu Văn Vịnh trong các hoạt động thành lập như chuẩn bị tài liệu, soạn thảo cương lĩnh, giới thiệu nhân sự, may cờ cho tổ chức, v.v. Từ Công Nghĩa, với vai trò được giao làm “phụ trách quân sự” đã tích cực lôi kéo người vào tổ chức. Các đối tượng đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền lôi kéo người dân; phối hợp, liên hệ với các đối tượng chống đối trong và ngoài nước; tham gia các cuộc biểu tình trái phép; tổ chức hội nghị trù bị ngày 30/10/2016 và thống nhất ngày ra mắt tổ chức tại một nhà thờ ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 6/11/2016. Ngày 6/11/2016, Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện lệnh bắt và khám xét khẩn cấp đối với Lưu Văn Vịnh. 
Hội đồng xét xử nhận định, hoạt động phạm tội của các bị cáo có tổ chức chặt chẽ, có phân công nhiệm vụ cụ thể, lôi kéo lực lượng hình thành tổ chức chính trị phản động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hành vi của các bị cáo đã trực tiếp xâm phạm an ninh quốc gia, lợi ích của nhân dân. Vì thế, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo: Lưu Văn Vịnh mức án 15 năm tù; Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù;Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù; Từ Công Nghĩa 10 năm tù; Phan Trung 08 năm tù. Các bị cáo còn bị phạt quản chế 3 năm tại địa phương cư trú, sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Những hình phạt này được nhân dân Việt Nam đồng tình ủng hộ và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Như vậy, hoạt động của các bị cáo này đâu phải là “hoạt động chính trị ôn hòa, như lập hội, bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội và tham gia các cuộc tập trung công cộng” như Phil Robertson nói. Phát biểu của Ông ta thực chất là xuyên tạc tình hình thực tế nhân quyền Việt Nam, tiếp tay, đồng lõa với tội phạm. Hành động này phải bị lên án, bác bỏ./.