Tre Việt - Ngày 17/02, trang facebook Chân Trời Mới Media, đăng stuts: “Bao giờ Việt Nam ban hành Nghị định hướng dẫn thành lập các tổ chức đại diện độc lập tại doanh nghiệp? Có lẽ những tiếng nói phản biện cần phải liên tục cất lên báo động cho dư luận quốc tế và quốc nội, tạo áp lực để Việt Nam nghiêm chỉnh thi hành những cam kết đã ký”. Đây là luận điệu rất thâm hiểm nhằm kích động đòi cho phép cái gọi là “công đoàn độc lập” sớm được thành lập công khai, hợp pháp.
Như
chúng ta biết, thực hiện các cam kết quốc tế trong các Hiệp định thương mại tự
do, các công ước quốc tế về tiêu chuẩn lao động mà Việt Nam là thành viên và để
nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đại diện người lao động, Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa XIV) đã thông qua Bộ Luật Lao động năm
2019 (có hiệu lực ngày 01/01/2021). Bộ Luật
này đã có 01 chương riêng (Chương 13) về “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở”, trong đó có quy định
rõ: tổ chức đại diện người lao động tại
cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một
đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua đối thoại, thương lượng
tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Thành phần, gồm:
công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động. Tổ chức đại diện người lao động
tại doanh nghiệp chỉ có cấp cơ sở - cấp doanh nghiệp, không có hệ thống các cấp
như tổ chức công đoàn. Với quy định trên, có thể thấy: tổ chức công đoàn và
tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có sự khác nhau về bản chất và mục
đích. Trong đó, công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp
công nhân và người lao động,… đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công
nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh
tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh
nghiệp. Còn tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp được xác định là tổ
chức xã hội đơn thuần, chỉ thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền hợp pháp,
lợi ích chính đáng của người lao động trong phạm vi quan hệ lao động.
Quy
định của pháp luật là vậy, thế nhưng lợi dụng vào đó, thời gian qua, các thế lực
thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn ráo riết tuyên truyền, lôi kéo công
nhân và người lao động nhằm tập hợp lực lượng để cho ra đời cái gọi là tổ chức
“công đoàn độc lập” ở Việt Nam. Dưới lớp vỏ bọc này, họ đã đánh tráo khái niệm
“độc lập” với “đối lập”, rêu rao những luận điệu chống phá Đảng, Nhà nước ta;
thậm chí xúi giục, kích động các hành vi làm bất ổn chính trị, xã hội tại Việt
Nam. Họ cố tình đưa ra chiêu bài thành lập cái gọi là “công đoàn độc lập” hay
“nghiệp đoàn độc lập Việt Nam” để dụ dỗ, lôi kéo công nhân và người lao động Việt
Nam, hình thành tổ chức mà bản chất không không hề bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của công nhân và người lao động, mà chỉ lấy đó là vỏ bọc cho
mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Từng bước đi đến hình
thành một tổ chức đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam và “thay thế” tổ chức công
đoàn ở nước ta, tạo dựng lực lượng chính trị đối lập, kích động công nhân, người
lao động tham gia các cuộc bãi công, đình công, biểu tình trái pháp luật, chống
phá Đảng, Nhà nước ta, tiến tới thực hiện mưu đồ thay đổi chế độ chính trị ở Việt
Nam.
Việc
hình thành tổ chức mang danh “công đoàn độc lập”, “đại diện người lao động”
nhưng không đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động với mục đích chống
đối Đảng, Nhà nước thì không thể là một tổ chức chính danh, hợp pháp. Vì không
là chính danh, nên chúng không dám công khai ra mắt mà chỉ ngấm ngầm kích động
làm rối loạn xã hội, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, làm bất ổn đời sống nhân
dân. Những gì chúng rêu rao chỉ là những luận điệu mị dân, không bao giờ vì quyền
lợi của người lao động. Vì vậy, “công đoàn độc lập”, hay “nghiệp đoàn độc lập”
sẽ không thể thay thế vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam - một
tổ chức mà xuyên xuốt 95 năm qua luôn đồng hành cùng giai cấp công nhân, người
lao động Việt Nam; đã và đang thực hiện tốt các chức năng đại diện và bảo vệ
các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Đồng thời, có trách
nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện
đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; đại diện và tổ chức người lao
động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội, quản
lý Nhà nước trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám
sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật; thường
xuyên tổ chức, giáo dục động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất
nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Do vậy, mỗi người dân Việt Nam, nhất là
giai cấp công nhân và người lao động trong các doanh nghiệp cần nâng cao cảnh
giác trước luận điệu cổ súy, kích động của Chân Trời Mới Media, nhận rõ âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch, hết sức bình tĩnh, không mắc mưu, dẫn đến
các hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời, nghiêm khắc lên án, kiên quyết đấu
tranh bác bỏ/.