Jul 20, 2019

Không thể thiếu Chủ nghĩa Mác - lênin khi dạy về đạo đức



Tre Việt - Vừa qua, trên Việt Nam thời báo có bài “Giáo dục đạo đức, xin hãy dừng chủ nghĩa Mác - Lê” của Trúc Mai. Trên cơ sở dẫn chứng một loạt những tệ nạn xã hội hiện nay, như: bạo lực học đường, những đối xử bất nhân giữa cha, mẹ, vợ, chồng, anh, em với nhau; tranh chấp kinh tế,… trong xã hội; tác giả cho rằng, nguyên nhân là do giảng dạy về chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhà trường, nhất là trong môn giáo dục công dân; để giáo dục về đạo đức đạt hiệu quả thì ngành Giáo dục cần phải từ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác - Lênin (!).
Mỗi dân tộc, chế độ và thời kỳ lịch sử đều có những quan niệm, chuẩn mực đạo đức riêng. Tuy nhiên, để xây dựng, phát triển đạo đức, văn hóa xã hội thì cần hiểu rõ về nguồn gốc của nó. Theo đó, những nhà triết học (trước Mác) không thấy được tính quy định của nhân tố kinh tế đối với sự vận động của đạo đức xã hội. Với sự nhìn nhận tách rời cơ sở kinh tế - xã hội và phạm trù đạo đức, họ đều rơi vào quan niệm duy tâm khi tìm nguồn gốc, bản chất của đạo đức hoặc ở ngay chính trong bản tính của con người, hoặc ở một bản thể siêu nhiên bên ngoài con người, bên ngoài xã hội.
Khác với tất cả các quan niệm trên, chủ nghĩa Mác - Lênin đã quan niệm đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử. Với tư cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức là sản phẩm của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, của cơ sở kinh tế. Những phong tục đạo đức hoặc sự phát triển từ phong tục đạo đức của người nguyên thủy đến ý thức đạo đức của xã hội văn minh là kết quả của sự phát triển từ thấp đến cao của hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
Như vậy, những tệ nạn mà Trúc Mai dẫn chứng là những mặt trái sinh ra trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có nhiều thành phần kinh tế, theo đó, nảy sinh nhiều vấn đề về xã hội; trong đó có vấn đề đạo đức. Muốn khắc phục những hạn chế về đạo đức như Trúc Mai nêu, vấn đề căn cơ là phải phát triển kinh tế đất nước, làm cho quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ngày càng phải trở thành chủ đạo trong đời sống xã hội. Học đạo đức Mác - Lênin để giúp mọi công dân hiểu rõ bản chất, nguồn gốc của đạo đức. Học sinh (chủ nhân tương lai của đất nước) càng cần phải hiểu rõ để có biện pháp, hành động xây dựng đất nước phát triển, con người Việt Nam văn minh.

Hãy cảnh giác với Pháp luân công



Tre Việt - Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện một số vidio clip “ca ngợi” Pháp luân công (Pháp luân đại pháp). Sự thực có như họ nói? Câu trả lời là không. Xin có vài nét về Pháp luân công để mọi người hãy cảnh giác với nó.
Pháp luân công do Lý Hồng Chí, người Trung Quốc sáng lập năm 1992. Qua nghiên cứu, người ta đã chỉ ra những vấn đề phản khoa học và hệ lụy của Pháp luân công. Đó không phải là một tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo mà là tà giáo, vì: (1). Sùng bái giáo chủ (Lý Hồng Chí); (2). Kiểm soát tinh thần người tụ tập; (3). Truyền bá tà thuyết mê tín dị đoan; (4). Cưỡng thu tiền của người tụ tập; (5). Lập hội bí mật; (6). Đe dọa cộng đồng.
Pháp luân công không có giáo lý, giáo luật hoàn chỉnh mà vay mượn cắt xén của các tôn giáo khác để hình thành cái gọi là “giáo lý” của mình. Một số chức sắc Phật giáo qua nghiên cứu về những “lý giải”, “luận thuyết” trong sách “Chuyển pháp luân” của Pháp luân công cho rằng, Lý Hồng Chí đã đánh cắp từ ngữ, khái niệm của giáo lý Phật giáo để viết sách nói trên. Ông ta tự nhận là “Phật chủ”, gắn lợi ích việc luyện tập khí công với luận điệu mê tín, như: luyện khí công sẽ được “Phật chủ” tịnh hóa, phù hộ, bảo vệ. Đồng thời, lợi dụng việc luyện tập khí công, dưỡng sinh tốt cho tâm tính để đề cao đạo đức, lôi kéo người luyện tập, sau đó xuyên tạc, bài xích các tôn giáo đề cao mình là người cứu vớt nhân loại. Lợi dụng các bài tập khí công truyền thống vốn có lợi cho sức khỏe, Pháp luân công đã biến nó thành của mình, khuếch đại tác dụng của việc luyện tập Pháp luân công, cho rằng những người luyện tập Pháp luân công có thể tự chữa được bách bệnh (kể cả bệnh hiểm nghèo) mà không cần phải dùng thuốc, chữa trị tại bệnh viện.
Pháp luân công còn cổ vũ “từ bỏ tình thân” chuyên tâm theo học “Pháp luân đại pháp” để được thăng cấp, cuối cùng sẽ tu thành “Phật, Đạo, Thần”. Nhiều người luyện tập đến mức mê muội, bị ảo giác, thậm chí có hành vi phạm tội, như vụ án Phạm thị Thiên Hà cầm đầu nhóm tu luyện theo Pháp luân công đã thực hiện hành vi giết người cho vào thùng đổ bê tông để phi tang ở Bình Dương vào tháng 5/2019. Một số đối tượng theo Pháp luân công đã có những hành vi chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta đã được các cấp có thẩm quyền xét xử theo quy định của pháp luật.
Do vậy, pháp luân công không chỉ bị cấm hoạt động ở quê hương của nó mà một số nước, như: Nga, Cadắsxtan, Myanma, Inđônêxia… đã lo ngại về an ninh chính trị, trật tự, an toàn  xã hội nên cũng đã cấm Pháp luân công hoạt động. Vì vậy, mong mọi người hãy cảnh giác với Pháp luân công./.