Jul 4, 2016

Chính phủ minh bạch và cái chết của cái gọi là “Cách mạng cá”

Ngay sau khi có hiện tượng cá chết hằng loạt xảy ra ở ven biển các tỉnh miền Trung  (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế), Chính phủ Việt nam đã nhanh chóng đề ra hằng loại giải pháp nhằm nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân, nhất là nhân dân 04 tỉnh nêu trên và tổ chức điều tra tìm hiểu nguyên nhân, xử lý triệt để hiện tượng nêu trên. Trong quá trình tổ chức điều tra, quan điểm quan điểm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần khẳng định là: “Tích cực, khẩn trương, thận trọng, khách quan, khoa học, chính xác, chặt chẽ, đúng pháp luật”. Đồng thời, kiên quyết “Xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật, không bao che bất kỳ một tổ chức và cá nhân nào”. Sau 86 ngày, với nhiều biện pháp khoa học, có trọng tâm, trọng điểm, ngày 30-6-2016, nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hằng loạt nêu trên đã được làm rõ, thủ phạm gây ra tội ác cúi đầu nhận tội và chấp nhận cam kết khắc phục.
Ông Trần Nguyên Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị Formosa (áo đen) cùng 6 đại diện khác cúi đầu xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì sự cố hải sản chết ở miền Trung.

Để Fomosa Hà Tĩnh cúi đầu nhận tội một cách tâm phục, khẩu phục, với bản lĩnh, trí tuệ và sự kiên quyết, tỉnh tảo, Chính phủ đã thành lập Hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ quốc gia gồm 03 tổ, hội tụ hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia của hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học của nhiều nước có uy tín trên thế giới. Để đảm bảo khách quan, Chính phủ cũng đã thành lập Hội đồng phản biện với những chuyên gia hàng đầu ở trong nước và quốc tế. Nhờ điều tra công phu, trên diện rộng, đối chiếu, loại trừ nhiều nguyên nhân, tìm ra những bằng chứng không thể chối cãi đã khiến đối tượng vi phạm phải “cúi đầu nhận sai phạm” một cách tâm phục khẩu phục. Cũng cần nhấn mạnh rằng, theo báo cáo của cơ quan chức năng, quá trình làm việc, đấu tranh với Formosa Hà Tĩnh, ban đầu họ cố tình quanh co, tìm mọi cách né tránh trách nhiệm nhưng cuối cùng đã phải thừa nhận hành vi sai phạm và ký chấp nhận giải quyết sự cố môi trường.    Nhân đây, cũng cần thấy rằng, quan thông tin từ báo chí quốc tế, có thể thấy ngay ở nhiều quốc gia trên thế giới, để tìm ra nguyên nhân và tìm ra thủ phạm gây cá chết quy mô lớn đều rất khó khăn, phức tạp. Thủ phạm thường dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để che dấu tội phạm và trên thực tế đã không tim ra được nguyên nhân và bị “phản pháo”, làm sự việc tranh cãi kéo dài. Cuối tháng 4 - 2016, hơn 70 tấn cá chết tại Cô-lôm-bi-a, chiếm 40% tổng số cá chết bất thường tại nước này nhưng đến nay nguyên nhân của thảm họa vẫn chưa được làm rõ. Ngày 22 - 4 - 2016, tại Thái Lan, hơn 01 tấn tôm và các loại cá khác chết trên hồ Suan Luang ở Phuket và đến nay người ta vẫn đang xác định nguyên nhân do nắng nóng hay ô nhiễm. Ở Chilê, khoảng 4.000 tấn cá mòi chết dạt vào một lòng sông vẫn đang được xác định nguyên nhân. Vào đầu năm 2012, hơn 40 tấn cá chết trên sông Long  Giang ở Trung Quốc, kéo dài hơn 100km và sau rất nhiều thời gian điều tra, mới xác định cá chết do bị nhiễm độc do một công ty khai thác mỏ gây ra.
Với cố môi trường ở 04 tỉnh miền Trung, theo báo cáo của cơ quan chức năng cho biết, Tập đoàn Formosa (trụ sở chính ở Đài Loan) có mạng lưới ở nhiều nước trên thế giới, quá trình hoạt động đã gây ra một số vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Đài Loan và một số nước như:  Cam-pu-chia, Mỹ, Nhật, v.v. Họ đã nhiều lần lợi dụng kẽ hở pháp lý của nhiều nước để né tránh bồi thường. Báo chí quốc tế cho biết, năm 1999, Tập đoàn Formosa Plastics bị phát hiện xả 3.000 tấn chất độc hại ra một thị trấn ven biển của Cam-pu-chia nhưng điều tra của Bộ Môi trường Cam-pu-chia phải mất nhiều thời gian dù việc đưa chất thải đến từ năm 1998. Phải qua nhiều đấu tranh, Formosa mới công khai xin lỗi và bị buộc phải dọn dẹp đống chất thải, đưa tới xử lý tại Mỹ. Còn ngay tại Mỹ, Formosa cũng từng gây ô nhiễm nước ngầm xung quanh một nhà máy, sau nhiều đấu tranh pháp lý, đối tượng sai phạm phải nộp phạt 01 triệu USD. Và khi hiện tượng cá chết hằng loạt ở 04 tỉnh miền Trung Việt Nam nêu trên xẩy ra, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: “Ban đầu khi xác minh, nổi lên ba cơ sở là Formosa Hà Tĩnh, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng và Khu công nghiệp Hà Tĩnh. Phải kiểm tra, rà soát tất cả cơ sở công nghiệp trong vùng vì khi chưa kiểm tra, chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ thì không cho phép "kết tội một ai". Tôi khẳng định Chính phủ không bao che, mà làm theo trình tự một cách khoa học, đúng quy định pháp luật trong nước và quốc tế. Bộ Chính trị, Thủ tướng, các Phó thủ tướng, bộ trưởng nhiều bộ và chính quyền địa phương đã chỉ đạo vào cuộc rất quyết liệt. Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã làm việc hết mình bất kể ngày đêm…”. Như vậy, với “trái tim nóng và cái đầu lạnh”, bình tĩnh, tỉnh táo, trí tuệ, khoa học, được sự đồng thuận của xã hội, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và buộc Fomosa Hà Tĩnh cúi đầu nhận tội một cách tâm phục, khẩu phục.

Đặc biệt, trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân, chỉ ra thủ phạm gây ra sự ô nhiễm ven biển ở các tỉnh miền Trung, Chính phủ đã triển khai hiệu quả các biện pháp chủ động ngăn chặn các hoạt động lợi dụng sự cố để kích động, chống phá Nhà nước ta. Công an các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình;  Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương đã sớm phát hiện, đấu tranh, xử lý các đối tượng có hành vi kích động người dân tuần hành, gây rối. Với chiêu bài “cá cần nước sạch, dân cần minh bạch”, “Chúng ta cần biển, chứ không cần thép”,… chúng ra sức kích động, lôi kéo người dân thực hiện các cuộc tụ tập, tuần hành,… nhằm tạo ra các cuộc “biểu tình” quy mô lớn, tạo phong trào “cả nước xuống đường”, thực hiện cái gọi là “cách mạng cá”, v.v. Nhiều tổ chức “xã hội dân sự” đã lập những nhóm gọi là “Cứu môi trường”, rồi gửi “Thỉnh nguyện thư” cho một số tổ chức ở nước ngoài kêu gọi can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam, thổi phồng nguy cơ “mất nước”, “mất đất”, v.v. Qua điều tra, xác minh của cơ quan chức năng, các hoạt động trên đều có mục đích xấu, được tiếp tay từ tổ chức khủng bố Việt Tân và các tổ chức chống cộng ở hải ngoại. Các tổ chức này đã kết nối với các tổ chức, cá nhân phản động trong nước tố cáo Chính phủ ta “che dấu thông tin”, gửi tiền, hỗ trợ phương tiện, lực lượng để thực hiện các vidio clip, bức ảnh, viết bài có nội dụng chống đối Chính phủ Việt Nam, làm nhiều loạn thông tin, kích động người dân nhằm tạo ra cái gọi là “cách mạng cá”. Cũng với nhiều lý do khác nhau, một số người dân đã bị chúng lừa phỉnh, nhưng tuyệt đại đa số nhân dân vẫn tin tưởng, ủng hộ chủ trương, biện pháp giải quyết của Nhà nước ta, không bị mắc mưu kẻ xấu. Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết: “Sự phản ứng thái quá, sự suy diễn không dựa trên kết quả điều tra đã làm nhiễu loạn thông tin, gây bất lợi cho quá trình điều tra. Tôi cần nói thẳng rằng, có thế lực chống phá chế độ đã lợi dụng tình trạng cá chết để công kích sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, thậm chí kích động gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân”. Đồng thời, khẳng định: “Đảng và Nhà nước không hề có chủ trương che giấu thông tin. Tuy nhiên, đã có một thời gian, để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi đề nghị các cơ quan truyền thông hoạt động theo đúng luật báo chí và giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin, không suy diễn, quy chụp. Trong một sự cố phức tạp và nghiêm trọng như vụ cá chết vừa rồi, các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm. Sự điều tra của báo chí cũng không thể thay thế sự điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học”. Đây là quan điểm phù hợp với các qui định của Luật Báo chí và các đạo luật khác hiện hành. Với một sự việc phức tạp như thế này, chỉ đấu tranh trên lĩnh vực báo chí có lẽ là chưa đủ. Nếu không có sự kết hợp chặt chẽ, tổng hợp giữa đấu tranh khoa học và đấu tranh pháp lý cùng với đấu tranh ngoại giao, sẽ rất khó đạt kết quả là làm sáng tỏ sự việc và đạt các yêu cầu đề ra. Thực tế cho thấy, việc làm sáng tỏ sự cố môi trường ở miền Trung có vai trò rất lớn của báo chí, truyền thông nhưng cũng có thông tin được đưa vội vàng, thiếu kiểm chứng; không chỉ bị kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc mà còn gây hoang mang cho chính cộng đồng. Chẳng hạn như thông tin ngao chết, sứa chết ở Cồn Vành (Thái Bình) được một thanh niên tung lên trang tin điện tử cá nhân nhưng lại được một số báo dẫn lại, gây hiểu lầm là nguồn tin chính thống. Thông tin được lan truyền đúng lúc sự cố cá chết đang gây lo lắng ở biển miền Trung dễ làm người dân ở Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng cũng hoang mang theo. Nhưng Chủ tịch tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên đã trực tiếp đi kiểm tra, thị sát thông tin trong ngày và chỉ đạo cơ quan công an điều tra, bắt được thủ phạm đưa tin sai sự thật, công bố công khai, giúp nhanh chóng ổn định tình hình.

Để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng, dù kết quả bước đầu của việc điều tra đã được làm sáng tỏ, đối tượng vi phạm đã thừa nhận sai phạm, xin lỗi và cam kết xử lý, khắc phục. Nhưng kết quả đó mới chỉ là bước đầu, đòi hỏi cần có những giải pháp dài hơi hơn, mang tính phòng ngừa, ngăn chặn sự cố tái diễn. Nhưng với một Chính phủ minh bạch, bằng sự vào cuộc chủ động, tích cực, kiên quyết và tỉnh táo, Đảng, Nhà nước ta đã giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và môi trường đầu tư, ổn định sản xuất, đời sống của nhân dân, nhất là ngư dân ở 04 tỉnh nêu trên. Đồng thời cái gọi là “Cách mạng cá” của các thế lực thù địch đã bị đập tan ngay từ trong trứng nước./.