Dec 6, 2020

“Thấy cây mà chẳng thấy rừng”

           Tre Việt - Chủ nghĩa cộng sản, sau gần nửa thế kỷ tồn tại trên quê hương Việt Nam đã phá hủy tất cả từ môi trường tự nhiên tới bầu khí xã hội, từ giáo dục, văn hóa đến tôn giáo,…” là đoạn trích trong bài “Sự hủy hoại tàn khốc về vật chất và tinh thần của chủ nghĩa cộng sản” của Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đăng trên trang mạng xã hội Facebook Việt Tân ngày 05/12/2020. Điều này cho thấy Nguyễn Ngọc Nam Phong đang nhận thức lệch lạc, thiển cận, giống như thầy bói mù chỉ “thấy cây mà chẳng thấy rừng”.

Trước hết, cần thấy rằng, chế độ xã hội ở Việt Nam hiện nay chưa phải là chủ nghĩa cộng sản như trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra. Thực tế, đất nước ta mới đang ở giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội để tạo ra lượng của cải vật chất lớn cho xã hội. Đồng thời, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Và “sau gần nửa thế kỷ tồn tại” như bài viết đã nêu, tức là từ năm 1975 đến nay, thì diện mạo đất nước ta đã thay đổi hoàn toàn. Từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, đất nước rơi vào tình cảnh khủng hoảng sau chiến tranh, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân gặp rất nhiều có khăn. Nhưng dưới dự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự đoàn kết, đồng lòng của cả dân tộc, hiện nay, kinh tế - xã hội có bước phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực, quy mô nền kinh tế tăng lên; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.800 USD/người/năm. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân được đáp ứng, ngày càng được nâng lên. Trong đó, lĩnh vực tôn giáo có phát triển rõ rệt khi mọi người dân đều được bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo, v.v. Có thể khẳng định rằng đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay.

Tất nhiên, trong quá trình phát triển đất nước, nhất là đẩy mạnh phát triển kinh tế sẽ ít nhiều tác động, ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên. Vấn đề này, không riêng gì ở Việt Nam mà với nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Song Đảng, Nhà nước ta đã sớm nhận ra và có sự điều chỉnh, khắc phục, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, để bảo đảm phát triển bền vững, lâu dài. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần khẳng định: không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế.

Thực tế đất nước đã rõ, vậy mà không hiểu sao Nguyễn Ngọc Nam Phong không nhìn thấy, không còn nhớ, cảm nhận được cuộc sống trong những năm chiến tranh so với hiện nay đã đổi thay rất nhiều, có bước phát triển vượt bậc. Ông ta chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”. Như vậy, chắc hẳn đầu óc không bình thường, không tỉnh táo, không xứng là linh mục để đi rao giảng cho các con chiên./.

Lời kêu gọi cần thiết

          Tre Việt - Ngày 04/12 trên trang RFA tiếng Việt có bài: “Có cần yêu cầu kêu gọi báo chí góp sức để đại hội thành công?”. Bài viết dẫn ý kiến của Nguyễn Quang A, Nguyễn Đình Cống... để cho rằng, báo chí cách mạng Việt Nam chẳng có vai trò gì, nên việc Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi báo chí cách mạng góp phần vào sự thành công Đại hội XIII của Đảng là thừa, không cần thiết(!).

Họ dẫn lời Nguyễn Quang A: “Tôi nghĩ báo chí ở Việt Nam, đặc biệt báo chí của Đảng chẳng có một vai trò gì trong sự thành công hay thất bại của đại hội Đảng Cộng sản cả, vì đằng nào thì họ cũng đã vào hùa nói là “thành công rực rỡ”. Đó là cách nhìn phiến diện, thiển cận, khi họ cố tình phủ nhận vai trò của báo chí cách mạng đối với xã hội. Hiện nay, cả nước và toàn thế giới đang ra sức phòng, chống dịch Covid-19, nếu dịch bùng phát thì mọi hoạt động của xã hội; trong đó có việc Đại hội XIII của Đảng đều ngưng trệ. Báo chí góp phần cùng ngành Y tế và toàn xã hội quyết tâm phòng, chống đại dịch này thông qua việc tuyên tuyền về cách phòng, chống dịch; cổ vũ, động viên những người trên tuyến đầu chống dịch, như lực lượng y tế, quân đội, công an, dân phòng... để họ có thêm quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19. Như vậy, báo chí có góp phần vào sự thành công Đại hội XIII của Đảng không? Báo chí tuyên truyền để mọi người dân góp công sức vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội không chỉ để góp phần vào sự thành công Đại hội XIII của Đảng mà còn để phát triển kinh tế - xã hội. Như thế mà nói báo chí không có vai trò gì à?

Thực tế cho thấy, trong đời sống chính trị - xã hội, báo chí có vai trò hết sức quan trọng. Bất kỳ một lực lượng cầm quyền nào trong các quốc gia trên thế giới cũng đều sử dụng báo chí như một công cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng, nhằm tạo ra ở họ những nhận thức mới, những định hướng có giá trị cho cuộc sống. Ở nước ta, báo chí là công cụ chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Đồng thời, hướng dẫn nhận thức và hành động cho công chúng; là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, là công cụ tham gia quản lý xã hội; công cụ giám sát cán bộ, đảng viên về đạo đức lối sống. Vụ Trịnh Xuân Thanh bắt đầu từ bài báo: Xe ô tô tư mang biển xanh là một ví dụ. Đó là chưa kể đến việc báo chí tuyên truyền về Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng để nhân dân có nhận thức đúng và góp ý vào Dự thảo các Văn kiện ấy. Như thế báo chí có vai trò không? Việc Phó tướng kêu gọi báo chí phải góp phần vào sự thành công Đại hội XIII của Đảng là cần thiết và phù hợp./.