Oct 7, 2024

RFA đang “lo bò trắng răng”

          Tre Việt - “Các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ đối mặt với các quan ngại về nhân quyền khi đầu tư vào Việt Nam” là tiêu đề bài viết đăng trên trang facebook Đài RFA ngày 05/10. Trong bài viết có thông tin: khi làm việc với các nhà lãnh đạo Việt Nam, đại diện các tập đoàn lớn về công nghệ của Mỹ lại không hề nhắc tới liệu hãng có thảo luận vấn đề tự do ngôn luận với lãnh đạo Chính phủ Việt Nam vốn thường xuyên bỏ tù công dân giám bày tỏ ý kiến khác biệt dù rất nhỏ của mình trên mạng xã hội hay không.

Thực chất, thông tin này nhằm kích động các tập đoàn công nghệ của Mỹ dùng vấn đề nhân quyền làm “điều kiện” khi đàm phán hợp tác với Việt Nam, nếu không sẽ đối mặt với các quan ngại về nhân quyền khi đầu tư. Điều này cho thấy Đài RFA đang “lo bò trắng răng”. Bởi vì:

Tất cả những tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp trong đó có các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ đều thực hiện nguyên tắc bất di bất dịch trong khi đàm phán hợp tác đầu tư, làm ăn ở bất kỳ quốc gia nào là họ đều phải tìm hiểu kỹ về tình hình chính trị; chủ trương, đường lối, chính sách thu hút và những ưu đãi khi đầu tư; nguồn nhân công, cơ sở hạ tầng,... làm cơ sở tính lợi nhuận thu được. Đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc có đầu tư hay không của các tập đoàn, doanh nghiệp. Đối với Việt Nam, hiện đang là một trong những quốc gia luôn đáp ứng tốt nhất các điều kiện, yêu cầu đối với các tập đoàn kinh tế lớn và cộng đồng doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Thực tế đã chỉ ra: Việt Nam là đất nước có sự ổn định về chính trị. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách ưu đãi để phát triển nền kinh tế, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư. Trong các chuyến công tác, làm việc ở nước ngoài, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đều có các cuộc gặp, làm việc trực tiếp với lãnh đạo các tập đoàn lớn, cộng đồng doanh nghiệp tại các nước nhằm khẳng định quan điểm, chủ trương, chính sách thu hút đầu tư; trao đổi, làm rõ những thời cơ, thuận lợi khi đầu tư vào Việt Nam,... tạo sự yên tâm, tin tưởng của các tập đoàn kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 31/8/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 20,52 tỉ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có 2.247 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 8,5% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 12 tỉ USD (tăng 27% so với cùng kỳ); có 926 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 4,9% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 5,7 tỉ USD (tăng 14,8% so với cùng kỳ). Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.

Bên cạnh đó, Việt Nam luôn quan tâm, nỗ lực bảo đảm và thực thi đầy đủ các quyền cơ bản của con người, như: quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng tôn giáo, v.v. Bằng chứng là, ngày 27/9/2024 vừa qua, Khóa họp thường kỳ lần thứ 57, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam. Trong đó, đánh giá cao sự tham gia nghiêm túc của Việt Nam trong toàn bộ tiến trình UPR, nhất là việc chấp thuận các khuyến nghị với tỉ lệ cao và xây dựng kế hoạch triển khai bài bản. Đồng thời, hoan nghênh những nỗ lực và thành tựu ấn tượng của Việt Nam rong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đặc biệt trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai. Các đại biểu đã ghi nhận các tiến bộ mọi mặt ở Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật về quyền con người, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới sáng tạo, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và quyền các nhóm dễ bị tổn thương. Nhiều nước đã khuyến khích Việt Nam phát huy kinh nghiệm và thực tiễn tốt trong triển khai các khuyến nghị UPR. Một số tổ chức phi chính phủ nhấn mạnh đã được tạo điều kiện tham gia đóng góp vào tiến trình UPR ở Việt Nam, chia sẻ rằng thông qua tham gia UPR đã có nhiều đề xuất của mình được Chính phủ tiếp thu và triển khai trên thực tiễn, nhất là trong bảo đảm bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ, thúc đẩy phát triển bền vững.

Vì thế, không có gì ngạc nhiên, khi Chủ tịch phụ trách quan hệ đối ngoại toàn cầu của Meta (Công ty mẹ của Facebook) là Nick Clegg đã khẳng định: “Việt Nam tiếp tục là một quốc gia quan trọng đối với Meta” trong cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ Pham Minh Chính và tuyên bố sẽ sản xuất thiết bị kính thực tế ảo tại Việt Nam. Và tới đây, sẽ còn nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn khác trên thế giới tiếp tục tìm hiểu, đầu tư phát triển tại Việt Nam trong tương lai.

Việc Đài RFA chỉ dựa vào một số thông tin phiến diện, không chính xác rồi suy diễn: “Các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ đối mặt với các quan ngại về nhân quyền khi đầu tư vào Việt Nam” là hoàn toàn vô lý, chả khác nào “lo bò trắng răng”./.


Đằng sau sự “góp ý” của “Giáo sư” Cống

           Tre Việt - Không ai lạ gì “Giáo sư” Cống và những chiêu trò của y. Lần này, vị “Giáo sư” lại lợi dụng “dân chủ” để viết bài “Góp ý vào việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng”.

Về phần nhân sự, với trình độ “Giáo sư” ông Cống đưa ra ba suy luận võ đoán, vô căn cứ, xuyên tạc về việc các văn kiện của Đảng chỉ viết theo ý của một người; đại hội XIII bầu ra các vị “tinh hoa dổm” và ngang nhiên quy kết trách nhiệm cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Từng là một đảng viên, hiển nhiên ông Cống phải biết rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam có nguyên tắc, tôn chỉ hoạt động rõ ràng; một trong số đó là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách. Như vậy, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết,… của Đảngđều là kết quả của trí tuệ tập thể, được thảo luận dân chủ, công khai để đi đến thống nhất và được ký ban hành bởi Tổng Bí thư. Ấy vậy mà Nguyễn Đình Cống lại cho rằng đó “thực chất chỉ là viết theo ý kiến của một người”. Và thật nực cười khi ông Cống cho rằng các đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) có người mang học hàm, học vị Giáo sư, Tiến sĩ, được đào tạo bài bản về lý luận, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, được rèn luyện qua nhiều cương vị là “dổm”. Về vấn đề này, Tre Việt xin nhắc ông Cống cần tự mình xem lại cái danh “Giáo sư” của mình thì hơn!Cũng cậy mình có “trình độ” quá cao, ông Cống lạiviện dẫn sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện của một số cán bộ đảng viên dẫn tới tha hóa để rồi ngang nhiên quy kết trách nhiệm cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Có lẽ ông Cống “lú” do tuổi tác mới vậy, chứ thực chất ông là “Giáo sư” kia mà; hay cái tâm của ông Cống không trong sáng, đầy rẫy mưu mô?

Về phần văn kiện, đọc qua tiêu đề, độc giả nghĩ rằng sẽ có sự phân tích tường minh, sắc sảo nào đó, nhưng không, ông Cống chỉ mò mẫm cấu trúc của văn kiện các kỳ đại hội, sau đó miệt thị, trì chiết một số lãnh đạo Đảng qua các thời kỳ. Đây thực chất là một hình thức bôi nhọ lãnh đạo, xuyên tạc đường lối để hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong phần đầu mục ý kiến đóng góp, bằng một vài lập luận võ đoán, suy diễn theo lối ngụy biện “cá trích đỏ”, vị giáo sư “phai màu lý tưởng” đã vẽ ra một bức tranh ảo tưởng về “các phe phái” hòng gieo lên mầm mống của sự mất đoàn kết trong Đảng. Sự thực, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định trung thành và vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng nước ta, do đó, việc “đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ,…” là việc Đảng đã, đang và sẽ làm chứ không phải “sự đổi mới về chính trị” theo ý muốn của ông Cống. Tiếp đó, người đã từng “thông báo từ bỏ Đảng” đưa ra bốn ý kiến “nhằm tác động vào tư tưởng và hành động, có thể dùng trong việc chuẩn bị văn kiện cũng như nhân sự”. Tổng hợp lại, bốn ý kiến của ông Cống không có gì mới mẻ, chỉ là những câu từ bóng bẩy ẩn chứa ý đồ duy nhất đó là làm phai nhạt lý tưởng cộng sản, cắt đứt “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - một điều vô cùng nguy hiểm, đi ngược lại với nguyện vọng và mong muốn của nhân dân.

Tre Việt thấy, về mặt bản chất, những “góp ý” của Nguyễn Đình Cống chỉ xoay quanh việc bôi nhọ lãnh đạo Đảng, đội ngũ cán bộ đảng viên, đưa ra những ý kiến trái chiều, gây chia rẽ giữa Đảng với nhân dân hòng tạo dư luận ngờ vực, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, tạo môi trường rối ren, là chất xúc tác cho các đối tượng chống phá tìm cách quấy rối sự lãnh đạo của Đảng và xa hơn là muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không hề đem lại lợi ích cho nhân dân. Đây chính là sự “góp ý” hết sức thâm độc của “Giáo sư” Nguyễn Đình Cống, cần vạch mặt, đấu tranh bác bỏ./.