Jan 17, 2018

Cây ngay sao phải sợ chết đứng!

Tre Việt - Trước thông tin lực lượng 47 trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay đã có hơn 10.000 người, là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đã bày tỏ lo ngại và cho rằng, đó là một “cuộc tấn công nhắm vào quyền tự do thông tin”. Nhưng thực chất RSF lo sợ những thông tin thiếu thiện chí với Việt Nam của họ đưa ra sẽ bị ngăn chặn mà thôi. Bởi vì:
Đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, phản động, xuyên tạc tình hình đất nước trên không gian mạng là việc làm của mọi quốc gia, không riêng gì Việt Nam. Thực tế cho  thấy, tác chiến hiện nay không chỉ trên bộ, trên biển, trên không mà còn trên cả không gian mạng. Điều này là hoàn toàn bình thường trong bảo vệ Tổ quốc với mỗi quốc gia. Và thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã làm như vậy. Đơn cử như tại Anh, tình báo nước này đã lập hẳn một đơn vị có tên gọi Joint Threat Research Intelligence Group chuyên tung tin giả, làm sai lệnh thông tin các đối thủ trên internet. Hay ở Mỹ, cuối năm 2016, Tổng thống Barack Obama đã ký một bộ luật cấp ngân sách cho Bộ Quốc phòng thành lập các trung tâm đặc biệt để chống cuộc chiến tuyên truyền của nước ngoài. Điều 1259S của Bộ luật cho phép ngân sách cấp kinh phí để xây dựng trung tâm sẽ “thực hiện và phối hợp nỗ lực để giám sát công tác tuyên truyền và những nỗ lực của nước ngoài nhằm truyền bá thông tin sai lệch với mục đích phá hoại lợi ích quốc gia của Mỹ”. Đáng chú ý, ngân sách này còn dùng tài trợ cho các nhóm xã hội dân sự (NGOs), các nhà báo, các hiệp hội khoa học và sản xuất (NPO), các công ty tư nhân và các viện nghiên cứu học thuật liên quan đến việc phân tích, thu thập thông tin phục vụ lợi ích Mỹ.
Lực lượng tác chiến mạng của Quân đội Mỹ
Còn RSF là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, mục đích mà tổ chức này đưa ra là để bảo vệ tự do báo chí trên thế giới (!) Song, trên thực tế tổ chức này lại hoạt động hoàn toàn ngược lại. Gần đây, dư luận thế giới đồng loạt tố cáo RSF đã bị lũng đoạn, trở thành công cụ chính trị mờ ám. Nữ nhà báo nổi tiếng Diana Barahona, làm việc cho Hội đồng các vấn đề Tây Bán Cầu đã vạch trần RSF dính líu đến hàng loạt hoạt động nhằm lật đổ Tổng thống Haiti, năm 2004. Hay tại Pháp, nơi đặt trụ sở chính của RSF, ông Thierry Meyssan, Chủ tịch nhật báo Paris và nhà báo Red Voltaire đã tố giác RSF cấu kết với Trung tâm báo chí vì Cu Ba tự do (tổ chức phản động chống Cu Ba) để thực hiện bản hợp đồng trị giá hàng trăm nghìn đô la với điều kiện đưa ra nhiều thông tin sai sự thật để chống phá Cu Ba. Không dừng ở đó, RSF còn công kích sự tự do báo chí ở các nước, như: Lào, Singapore, Myanma, Triều Tiên, Trung Quốc,... nên bị các nước này kịch liệt phản đối.
Với động cơ, mục đích không trong sáng đó, nên RSF giật mình trước thông tin trên cũng là điều dễ hiểu, bởi “có tật, giật mình”. Còn nếu đã là cây ngay sao phải sợ chết đứng!