Tre
Việt -
Ngày 20/7, facebook Việt Tân đăng status: “20/7/1954 - 20/7/2021 kỷ niệm 67 năm
Ngày đất nước chia đôi”, rêu rao rằng: Dân
tộc Việt Nam không bao giờ quên ngày này, ngày chia đôi đất nước. Đặc biệt đối
với người miền Bắc không bao giờ quên. Ngày mà miền Bắc bắt đầu bước vào thời kỳ
tăm tối nhất dưới một chế độ độc tài, tàn ác nhất lịch sử dân tộc Việt Nam (!).
Đây là luận điệu rất thâm độc, nhằm bóp
méo, xuyên tạc lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, xuyên tạc ý nghĩa của Hiệp định Genève.
Như chúng ta đã biết, trải qua 08 phiên
họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp rất căng thẳng, với thiện chí của phái đoàn Việt
Nam, ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève về đình chỉ chiến tranh ở Đông Dương được
ký kết. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước và Tuyên bố cuối cùng của Hội
nghị tạo thành khung pháp lý của Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương. Các nước
tham gia Hội nghị tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.
Theo Hiệp định đã ký kết, nước Việt Nam
bị tạm thời chia cắt thành hai miền qua vĩ tuyến 17, các bên tham gia Hội nghị
nhấn mạnh rằng: “Dù bất cứ trường hợp nào, không thể coi đó là biên giới chính
trị hay lãnh thổ”. Sự chia cắt đó chỉ là tạm thời. Hai miền phải thống nhất trước
tháng 7/1956 bằng tổng tuyển cử “tự do và dân chủ”. Quân Pháp phải rút quân khỏi
miền Bắc và Việt Minh rút khỏi miền Nam trong thời hạn 300 ngày; người dân có
quyền lựa chọn ở miền Bắc hay miền Nam, trong thời gian đó, họ được tự do đi lại.
Nghiêm cấm quân đội nước ngoài xâm nhập lãnh thổ Việt Nam. Một Ủy ban Giám sát
quốc tế được thành lập gồm có: Ba Lan, Ấn Độ và Canađa để giám sát việc thi
hành các điều khoản của Hiệp định.
Tuy nhiên, đại diện Chính phủ Mỹ đã
không ký Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị này, dựa vào đó để họ không chấp nhận
các điều khoản của Hiệp định Genève, xúc tiến kế hoạch “hất cẳng” Pháp, xâm chiếm
miền Nam Việt Nam bằng chính sách thực dân mới.
Thực hiện mưu đồ chia cắt lâu dài đất nước
ta, trước đó, ngày 13/6/1954, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về miền Nam để lập chính
phủ mới. Ngày 08/8/1954, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ do Tổng thống Aixenhao chủ
trì đã ra Quyết định NSC 5429/2 với nội dung cơ bản là: Pháp phải nhanh chóng
rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam và phải ủng hộ Ngô Đình Diệm; Mỹ trực tiếp
viện trợ cho Ngụy quyền Sài Gòn không qua Pháp; loại bỏ Bảo Đại - tay sai lâu đời
của Pháp.
Ngày 13/12/1954, Mỹ và Pháp ký kết văn
kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ tham gia huấn luyện Quân đội Quốc gia Việt
Nam. Mỹ thực sự từng bước đặt ảnh hưởng của mình thay thế Pháp ở miền Nam Việt
Nam. Hệ thống cố vấn Mỹ được cắm không những ở Phủ Tổng thống, ở Bộ Tổng Tham
mưu Ngụy, Nha Cảnh sát, các bộ của Ngụy quyền Sài Gòn, mà ở cả các đơn vị Quân
đội Ngụy, các địa phương, v.v.
Đến tháng 8/1955, Ngô Đình Diệm công
khai bác bỏ tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam theo tinh thần Bản Tuyên bố cuối
cùng tại Hội nghị Genève. Để Chính phủ Quốc gia Việt Nam tách hẳn ra khỏi Liên
Hiệp Pháp, xóa bỏ mọi ảnh hưởng mang tính thực dân và đặc quyền của Pháp tại Việt
Nam. Ngày 23/10/1955, được sự sắp xếp của tình báo Mỹ (CIA), Diệm tổ chức cuộc “trưng
cầu dân ý” miền Nam Việt Nam, phế truất Bảo Đại và lên làm Tổng thống.
Sau khi gạt Pháp ra khỏi guồng máy cai
trị và độc chiếm miền Nam, Mỹ - Ngụy tập trung đàn áp cách mạng. Chúng liên tiếp
mở những cuộc hành quân càn quét, các chiến dịch “tố cộng” với khẩu hiệu “đạp
lên oán thù, thà giết lầm còn hơn bỏ sót”, “dĩ Đảng trị Đảng, dĩ dân trị dân”.
Cho đến cuối năm 1955, hàng trăm nghìn cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nước
bị giết hại. Lực lượng cách mạng miền Nam tạm thời ở thế giữ gìn lực lượng. Sau
khi Quân đội ta rút đi, các tổ chức đảng, tổ chức cách mạng ở miền Nam phải rút
vào bí mật, hoạt động không hợp pháp.
Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, do nhân
dân làm chủ đi theo xu thế tất yếu là quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trách
nhiệm lịch sử đặt lên vai Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam),
đội tiên phong cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và dân tộc
Việt Nam là phải tìm ra đáp số cho những bài toán về con đường giải phóng miền
Nam và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Với chủ trương, đường lối đúng, Đảng đã
lãnh đạo quân và dân ta xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa thành hậu phương lớn
chi việc sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam; đồng thời, tiến hành cuộc
chiến đấu trường kỳ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước,
tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền
độc lập của Tổ quốc. Sau hơn 35 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước
ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay.
Thế mà Việt Tân lại có dã tâm kích động, bóp méo, xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc
giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Hiệp định Genève. Đúng là hành động tội
ác với dân tộc!./.