Mar 27, 2024

Quyền lực tối thượng ở Việt Nam là phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc

          Tre Việt - Thời gian gần đây, một số nhà “dân chủ” trong nước và ngoài nước thi nhau lu loa rằng, bộ máy chính trị ở Việt Nam đã lộng quyền, tha hóa quyền lực. Chúng cho rằng ở Việt Nam, quyền lực là độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam, tức “tha hóa” ngay trong nội bộ Đảng mà không vấp phải sự phản ứng hay giám sát nào từ các đảng phái chính trị khác của thể chế; độc tôn chính trị tất sẽ,… “tham nhũng chính sách”, v.v. Thực tế đó chỉ là sự đánh tráo khái niệm, đánh đồng giữa hiện tượng và bản chất nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Đây thực chất là thủ đoạn, luận điệu bịa đặt, xuyên tạc hết sức nguy hiểm hòng chia rẽ Đảng với nhân dân, làm suy yếu, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, dù có sử dụng “trăm phương nghìn kế”, các thế lực thù địch cũng không thể phủ nhận được sự thật hiển nhiên:

Thứ nhất, bản chất quyền lực tối thượng ở Việt Nam là phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Kể từ khi đặt nền móng độc lập (02/9/1945) đến nay, Hiến pháp và luật pháp của Việt Nam luôn hướng tới những điều tốt đẹp, quyền lực tối thượng luôn để phục vụ nhân dân và Tổ quốc. Điều này là bất di bất dịch. Gần 80 năm qua, chúng ta đã hết sức kiên định, đem tất cả của cải và vật chất, trí tuệ và niềm tin, nhất quán với con đường đã chọn, nhưng cũng biết cách linh hoạt để bảo vệ quyền lợi cao nhất của nhân dân, của quốc gia, dân tộc. Để giữ gìn sự liêm chính của chính thể, sự trong sạch của bộ máy công quyền, những năm qua, chúng ta đã đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kiên quyết “nhốt” quyền lực trong lồng cơ chế, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Xã hội Việt Nam ngày càng công bằng, dân chủ, văn minh hơn, trước hết do chúng ta đã biết tự cân bằng các khu vực quyền lực, ứng xử đúng mực với mọi giai tầng xã hội. Điều này không phải bây giờ mới diễn ra mà đã có từ thượng cổ. Đó chính là nền tảng văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng phong phú, sâu sắc, toàn diện và luôn được các thế hệ người Việt Nam vun trồng, bồi đắp và được Đảng ta phát huy.

Thứ hai,  Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là chính danh, hợp hiến và hợp pháp. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, năm 1992 và năm 2013 đều có một điều quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam,… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam”. Điều lệ Đảng quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền,… Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy”. Như vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được xây dựng trên cơ sở pháp lý đồng bộ và đồng thuận của các tổ chức có liên quan, không phải do Cương lĩnh, Điều lệ Đảng “đơn phương” quy định.

Trong bước đường phát triển, hoàn thiện, xã hội Việt Nam phải đối mặt và vượt qua nhiều thách thức, trở ngại, mà thách thức và trở ngại lớn nhất chính là quá trình thực thi quyền lực trong cơ chế chính trị một Đảng cầm quyền duy nhất ở nước ta. Điều này đã được Đảng, Nhà nước ta nhận thức sâu sắc, rõ ràng và đang nỗ lực thực hiện bằng nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm cho đất nước ta phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc. Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về xây dựng Đảng; gần đây, Bộ Chính trị (khóa XIII) đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW, ngày 11/7/2023 Về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Bên cạnh đó, các cơ chế, giải pháp cũng được quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn. Điều này cho thấy, Đảng ta không ngừng hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với các biểu hiện tham nhũng, tha hóa quyền lực, nhằm bảo đảm mục tiêu ở đâu có quyền lực thì ở đó phải được kiểm soát chặt chẽ. Đảng ta luôn ý thức về sự lãnh đạo của mình chủ yếu phải bằng giá trị (văn hóa) chứ không phải bằng quyền lực, và Đảng phải nghĩ ra các cơ chế để đảng viên, nhân dân và pháp luật kiểm soát mình, kể cả nhân cách và việc sử dụng quyền lực, để Đảng được rèn luyện liên tục, thường xuyên; từ đó mà không bị thoái hóa và ngày càng trưởng thành hơn. Thực hiện điều ấy bằng cơ chế kiểm soát quyền lực và cơ chế thực thi dân chủ. Để có thể thành công, bản thân Đảng phải gương mẫu, từng cấp ủy và từng cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu, vượt qua chính mình.

Gần 80 năm qua, kể từ ngày lập quốc theo chế độ mới đến nay, việc thực thi quyền lực nhà nước của chúng ta ngày càng đúng đắn, tốt đẹp hơn, vì sự tối thượng là phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Do đó, cần phải đấu tranh, bác bỏ mọi thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc của các nhà “dân chủ” cố ý đánh đồng giữa hiện tượng và bản chất, đánh tráo khái niệm giữa sự tha hóa quyền lực của một bộ phận cán bộ với mục tiêu, bản chất thực thi quyền lực tối cao thuộc về nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.

 

Mar 26, 2024

VOA không thể biện minh cho các tổ chức khủng bố

          Tre Việt – Ngay sau khi Bộ Công an Việt Nam công bố đưa tổ chức “Nhóm hỗ trợ người Thượng (MSGI)” và tổ chức “Người Thượng vì công lý (MSFJ)” vào danh sách các tổ chức khủng bố, thì VOA lập tức viện cớ vấn đề “dân chủ, nhân quyền”, “dân tộc, tôn giáo” đưa ra những thông tin sai lệch để vu cáo, xuyên tạc Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp người người dân tộc thiểu số dưới tiêu đề bài viết: “CSW phản đối việc Việt Nam liệt hai nhóm người Thượng là tổ chức khủng bố”. Đồng thời, chúng còn ra sức kêu gào sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế hòng chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Song, dù chúng có xuyên tạc, có lu loa, bịa đặt đến đâu thì vẫn không thể “biện minh” cho hai tổ chức khủng bố: tổ chức “Nhóm hỗ trợ người Thượng” và tổ chức “Người Thượng vì công lý”, bởi sự thật sau:

Một là, Tổ chức “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” có tên tiếng Anh là “Montagnard Support Group, Inc.” viết tắt MSGI do các đối tượng Y Mut Mlô và Y Duen Bdăp (nguyên là thành viên tổ chức “Quỹ người Thượng – MFI” ở Mỹ) tuyên bố thành lập năm 2011. Tổ chức “Người Thượng vì công lý” có tên tiếng Anh là (Montagnards Stand For Justice) viết tắt MSFJ được thành lập vào năm 2019 bởi các đối tượng phản động: Y Phic Hdok (sinh sống tại Mỹ), Y Quynh Bdăp (sinh sống tại Thái Lan) cùng 15 đối tượng phản động, lưu vong khác. Hai Tổ chức, MSGI và MSFJ hoạt động theo phương thức bạo động, chủ trương lôi kéo, tuyển mộ thành viên ở trong nước, chủ yếu là người dân tộc thiểu số để kích động biểu tình, bạo loạn vũ trang; tài trợ tiền, vũ khí, phương tiện, huấn luyện, chỉ đạo tiến hành tấn công khủng bố, giết hại cán bộ và người dân, phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân, đòi li khai, tự trị, thành lập “Nhà nước Đêga” ở Tây Nguyên.

Hai là, các thành viên của tổ chức “Nhóm hỗ trợ người Thượng (MSGI)” ở Hoa Kỳ và Tổ chức “Người Thượng vì công lý (MSFJ)” ở Thái Lan đã thường xuyên móc nối, dụ dỗ, lôi kéo các phần tử bất mãn, cùng một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số kém hiểu biết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các địa phương lân cận thành lập tổ chức khủng bố “Lính Đêga”, thực hiện các hoạt động tấn công, khủng bố gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Điển hình là rạng sáng ngày 11/6/2023, các đối tượng của tổ chức “Nhóm hỗ trợ người Thượng” và tổ chức “Người Thượng vì công lý” chia thành hai nhóm mang theo 04 khẩu súng AR15, 01 khẩu AK, 02 khẩu CKC, 02 khẩu Klip, 05 khẩu súng thể thao, 02 khẩu CPC, 01 khẩu súng ngắn Klip; 01 quả lựu đạn, 40 viên đạn AK, 400 viên đạn AR15 và một số loại đạn khác tấn công trụ sở Ủy ban nhân dân hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, giết hại bốn cán bộ công an, một bí thư xã, một chủ tịch xã và ba người dân, làm bị thương hai cán bộ công an xã, bắt cóc ba người dân làm con tin, đốt trụ sở xã và đập phá tài sản của người dân, gây thiệt hại hơn 2,5 tỉ đồng.

Cần khẳng định rõ rằng: vụ việc nhóm đối tượng dùng vũ khí tấn công trụ sở Ủy ban nhân dân hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk xảy ra vào rạng sáng 11/6/2023, là vụ khủng bố chống chính quyền nhân dân với tính chất manh động, liều lĩnh, vô nhân tính, bất chấp đạo lý và luật pháp. Đây là kết luận không chỉ của Việt Nam, mà các nước trên thế giới đều lên án và xác định rõ là hành động của tổ chức khủng bố.

Như đã biết, không lâu sau khi vụ việc xảy ra, hầu hết các đối tượng tham gia vụ việc đã bị lực lượng chức năng bắt, điều tra và khởi tố theo quy định của pháp luật. Đến ngày 16/01/2024, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa công khai xét xử sơ thẩm vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”; “Khủng bố”; “Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép”; “Che giấu tội phạm” đối với 100 bị cáo. Trong đó, 53 bị cáo bị xét xử về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”; 39 bị cáo về tội “Khủng bố”; 01 bị cáo về tội “Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; 01 bị cáo về tội “Che giấu tội phạm”; 06 bị cáo ở nước ngoài (gồm: Y Mút Mlô, Y Bút Êban, Y Niên Êya, Y Cik Niê, Y Chanh Byă, Y Quynh Bdap) bị xét xử về tội “Khủng bố”. Qua lời khai nhận của các bị cáo, đặc biệt các đối tượng cầm đầu, tất cả đã đồng ý với cáo trạng mà Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk công bố và thành khẩn khai nhận. Đây là bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật nhưng cũng đầy tính nhân văn của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dành cho các bị cáo. Qua đó, để cảnh tỉnh và răn đe đối với những đối tượng đang có âm mưu làm phức tạp tình hình an ninh trật tự ở vùng Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.

Như vậy, việc Bộ Công an Việt Nam đưa tổ chức “Nhóm hỗ trợ người Thượng” và tổ chức “Người Thượng vì công lý” vào danh sách các tổ chức khủng bố là hoàn toàn có căn cứ chính xác, đúng với quy định của pháp luật Việt Nam và Luật pháp quốc tế. Việc các thế lực thù địch càng ra sức “biện minh” cho cái gọi là tổ chức “Nhóm hỗ trợ người Thượng” và tổ chức “Người Thượng vì công lý” thì càng lòi cái bộ mặt xảo trá của chúng./.

 

Nói lắm dẫu hay cũng nhàm

         Tre Việt - Mới đây, đối tượng Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Ban Á châu thuộc Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW) đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ “đưa Việt Nam vào danh sách đặc biệt quan tâm về tình hình tự do tôn giáo (CPC) vì liên tục can thiệp và phá hoại việc thực hành quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng của các nhóm tôn giáo và giáo phái độc lập”. Rõ ràng hành động này của Phil Robertson đang đi ngược lại sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; cố tình xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, cần lên án, bác bỏ.

Các cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam luôn được bảo đảm
quyền tự do hoạt động trong môi trường ổn định,
hòa hợp, bình đẳng, phù hợp pháp luật

Những năm qua, các tầng lớp nhân dân ở trong nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế đều dễ dàng nhận thấy bức tranh tôn giáo ở Việt Nam vô cùng sinh động, quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của người dân được tôn trọng, bảo đảm, thực thi. Với quan điểm, đường lối, chính sách tôn giáo rõ ràng, nhất quán, các quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được quy định rõ trong Hiến pháp, pháp luật và không ngừng được hoàn thiện, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và ưu tiên giành nguồn lực để phát triển tôn giáo, bảo đảm thực thi các quyền con người, quyền tự do tôn giáo của nhân dân ngày càng tốt hơn. Với 16 tôn giáo, 43 hệ phái đã được Nhà nước công nhận, cấp phép hoạt động và gần 27 triệu tín đồ cùng hàng trăm nghìn chức sắc, chức việc các tôn giáo đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam là minh chứng sống động về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Thực tế đó đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, trong đó có Hoa Kỳ. Việt Nam đã 02 lần được bầu chọn là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, đang giữ vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, nhiệm kỳ 2023 - 2025 và là thành viên có trách nhiệm trong nhiều tổ chức quốc tế. Chính vì thế, trong năm 2023, hai nước Việt Nam, Hoa Kỳ đã nhất trí, đồng thuận nâng cấp, phát triển quan hệ lên mức cao nhất là Đối tác Chiến lược Toàn diện trên tinh thần tôn trọng, bình đẳng, hợp tác, cùng phát triển vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Mặc dù được tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua, tại Việt Nam vẫn còn xuất hiện những tà đạo được một số tổ chức quốc tế tài trợ, hà hơi, tiếp sức, lén lút hoạt động truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo người dân nhẹ dạ, cả tin, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, có các hành động tụ tập chống đối chính quyền, xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, v.v. Và, những đối tượng vi phạm pháp luật, vi phạm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam năm 2016 đã bị xử lý theo quy định của pháp luật là việc làm hoàn toàn bình thường. Lợi dụng việc này, đối tượng Phil Robertson đã nhiều lần suy diễn, vu cáo, lu loa rằng Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, đàn áp tôn giáo là hoàn toàn không khách quan, hết sức phi lý nhằm thực hiện mục đích xấu.

Dân gian Việt Nam vốn có câu: “… nói lắm dẫu hay cũng nhàm”, lần này hành động, phát ngôn của Phil Robertson không những “nói lắm” mà còn nói không đúng với thực tế tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam, trở thành nói dở, nói nhàm, chẳng đáng để quan tâm./. 

 

Mar 15, 2024

Việt Nam luôn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động

         Tre Việt - Ngày 13/3, trang facebook Chân Trời Mới Media đăng status với nội dung: “Việt Nam dự kiến trong năm 2024 sẽ phê chuẩn Công ước 87 của Liên hợp quốc về “quyền tự do lập hội và bảo vệ quyền tổ chức”. Khả năng thành lập công đoàn độc lập cho người lao động sau khi Công ước 87 được phê chuẩn sẽ ra sao?”. Đây là chiêu trò “lập lờ đánh lận con đen”, kêu gọi, kích động thành lập các tổ chức độc lập để hoạt động chống phá Việt Nam.

Cần khẳng định rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng phát triển con người nói chung, giai cấp công nhân, người lao động nói riêng, coi đây là nhiệm vụ trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Trong suốt những năm qua, Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị luôn quan tâm giải quyết việc làm, hạn chế, giảm tối đa số công nhân, người lao động thiếu việc làm và thất nghiệp. Đồng thời, thực hiện tốt chính sách và pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ đối với công nhân và chính sách ưu đãi nhà ở đối với công nhân, người lao động.

Đặc biệt, Việt Nam có hệ thống tổ chức công đoàn các cấp, cao nhất là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, tập thể công nhân, người lao động. Tổ chức công đoàn luôn đổi mới tổ chức, hoạt động phù hợp với cơ cấu lao động, nhu cầu, nguyện vọng của công nhân, yêu cầu hội nhập quốc tế và phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ được giao, có nhiều hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích cho người lao động. Đồng thời, luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức, người sử dụng lao động,… thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; nhất là, trong đại dịch Covid-19, các dịp lễ, tết, giúp đỡ đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, v.v. Thông qua đó đã góp phần từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập, đời sống cho công nhân, người lao động. Và, tổ chức công đoàn đã thực sự phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với công nhân, người lao động, tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Theo kế hoạch, trong thời gian tới Việt Nam sẽ chính thức phê chuẩn Công ước 87 của Liên hợp quốc. Điều này càng khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục bảo vệ tốt hơn nữa các quyền lao động cơ bản và tuân thủ theo các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Do đó, ở Việt Nam sẽ không cần phải thành lập cái gọi là “công đoàn độc lập” như trang facebook Chân Trời Mới Media đặt câu hỏi.

Thực chất, đây là âm mưu nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động. Chúng luôn tìm mọi cách núp bóng dưới danh nghĩa thành lập cái gọi là “công đoàn độc lập”, tổ chức “xã hội dân sự”,… để chống phá, kích động biểu tình, tiến tới tạo ra “cách mạng màu” như đã từng xảy ra ở một số nước trước đây, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thay đổi chế độ chính trị mà thôi. Vì thế, chúng ta phải hết sức cảnh giác, tỉnh táo để không bị mắc mưu./.

 

Mar 12, 2024

Nguyễn Đình Cống lại “nói càn”

          Tre Việt - Mới đây, “Baotiengdan” đăng tải bài viết của Nguyễn Đình Cống với tựa đề: “Luận bàn về độc lập tự do”, đưa ra nhiều luận điệu vô căn cứ, trái sự thật hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, tạo sự mơ hồ, hoài nghi về con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn.

Trong bài viết, Nguyễn Đình Cống đưa ra luận điệu cho rằng: Độc lập không phải là mục đích tối cao của dân tộc mà chỉ là mục tiêu ngắn hạn của cộng sản để thiết lập chính quyền cho họ. Đây là luận điệu cố tình xuyên tạc trắng trợn mục tiêu, lý tưởng và sứ mệnh vẻ vang của Đảng ta, bởi lẽ. Từ cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn đã liên tiếp đứng lên quyết giành cho được tự do, độc lập song đều bị thất bại vì không có một đường lối đúng đắn. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930) với đường lối đúng đắn lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc là làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dân tộc Việt Nam được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Đường lối đúng đắn của Đảng được các giai cấp, tầng lớp hưởng ứng và ủng hộ đã làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cách mạng Tháng Tám đã xóa bỏ chế độ thuộc địa gần một thế kỷ, chấm dứt chế độ phong kiến hàng nghìn năm, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước cách mạng kiểu mới ở Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Khi thực dân Pháp phát động chiến tranh xâm lược nước ta lần nữa (12/1946), nền độc lập non trẻ đứng trước thách thức sống còn, Đảng và cả dân tộc ta đã: quyết tâm thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ, quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do, độc lập ấy. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và sau này là chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây – Nam và biên giới phía Bắc, Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước đánh thắng chiến tranh xâm lược bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng toàn diện dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Đảng ta đã kịp thời đề ra đường lối đổi mới, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đó là sự thực, không phải như Nguyễn Đình Cống “lu loa nói càn” rằng: Đảng đang “đẩy nhân dân vào con đường không lối thoát”, trái lại dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đang từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ một nước nghèo nàn lạc hậu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 giá trị nền kinh tế mới đạt 6,3 tỷ đô la/năm thì đến năm 2023 đã đạt tới 434 tỷ đô la, nằm trong nhóm 40 quốc gia đứng đầu thế giới. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nếu năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 đô la/năm thì đến năm 2023 đạt khoảng 4.284 đô la/năm (tương đương 101,9 triệu đồng/năm). Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 2,93% năm 2023 (theo chuẩn nghèo đa chiều).

Thực tiễn gần 94 năm qua khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tuyệt đối trung thành và làm hết sức mình để bảo vệ giữ vững độc lập dân tộc, bảo vệ lợi ích quốc gia, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đồng thời, không ngừng củng cố và nâng cao sức mạnh, vị thế, uy tín của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Vậy mà, Nguyễn Đình Cống lại bất chấp đúng, sai cố tình phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận những thành tựu mà đất nước và nhân dân ta đã đạt được, đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam. Y đích thị là đồ “hại nước hại dân”./.

 

Mar 6, 2024

Giọng điệu xuyên tạc trơ trẽn của Việt Tân

        Tre Việt - Ngày 05/3, trang fanfage Việt Tân đăng bài: “Hai tháng đầu năm, hơn 23.000 người Việt xuất khẩu lao động” xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đưa người đi lao động ở nước ngoài rằng: “chưa thấy nước nào lại tự hào về số dân xuất khẩu lao động cao như ở Việt Nam. Nó được chính quyền xem như một thành tích đáng ngưỡng mộ, con số xuất khẩu càng cao thì càng được ca ngợi”; trơ trẽn hơn họ còn vu cáo: đây là hoạt động tổ chức “buôn người” quy mô lớn của chính quyền nhằm kiếm tiền môi giới và thu ngoại tệ.

          Cần khẳng định: đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng đối với mỗi quốc gia, nhất là với các nước đang phát triển như Việt Nam, nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập, phân công lại lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đây là hoạt động mang lại lợi ích cho chính người lao động, cộng đồng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Dân số Việt Nam hiện đang ở trong giai đoạn dân số vàng, đây là cơ hội để chúng ta tận dụng lợi thế, đề ra các chính sách về phát triển nguồn nhân lực để tăng trưởng kinh tế. Người Việt Nam nói chung với đặc tính là cần cù, thông minh và năng động. Tuy nhiên, phần lớn người lao động lại gắn với ngành nghề nông nghiệp truyền thống, thu nhập thấp, hạn chế về trình độ học vấn và chuyên môn, thiếu nhiều kỹ năng làm việc trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Do đó, xuất khẩu lao động như một cánh cửa mở ra cơ hội cho người lao động phổ thông bước ra thế giới, tiếp cận và hoàn thiện kỹ năng làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế và quan trọng hơn hết, là tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng 650.000 lao động đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; nhờ làm việc ở nước ngoài, người lao động Việt Nam có nhiều cơ hội tìm kiếm nguồn thu nhập tốt. Theo thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, được biết: ước tính cả năm 2023, số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khoảng 155.000 người, là số lượng cao nhất từ trước đến nay và tăng 8,55% so với năm 2022. Bình quân mỗi năm, khoảng 120.000 đến 143.000 lao động ra nước ngoài làm việc, kiều hối từ lực lượng lao động này gửi về nước đạt 3,5 - 4 tỉ USD, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Trung bình mỗi năm, số lao động Việt Nam đi nước ngoài chiếm xấp xỉ 10% chỉ tiêu việc làm cần giải quyết. Trung bình 03 năm làm việc tại nước ngoài, người lao động có thể tích lũy được từ 500 - 700 triệu đồng. Tính chung, người lao động đi làm việc ở nước ngoài thu nhập bình quân cao hơn từ 5 đến 8 lần so với thu nhập ở trong nước. Với số tiền tích lũy được, nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo, người lao động sau khi về nước có khả năng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất, quan trọng hơn là tay nghề, trình độ của họ cũng trở thành một nguồn lực quý. Đây là nguồn vốn lớn bổ sung vào đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Dòng tiền của người Việt ở nước ngoài gửi về cho người thân, đảm bảo đời sống của nhiều gia đình, hỗ trợ an sinh xã hội trong nước. Mới đây, Báo cáo về Di trú và Phát triển do Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) cho biết: lượng kiều hối về Việt Nam thường xuyên đạt trên 10 tỉ USD/năm kể từ năm 2010 đến nay. Đặc biệt, năm 2023 vừa qua, Việt Nam đã thu hút được khoảng từ 14 - 15 tỉ USD và nằm trong tốp 3 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tốp 10 quốc gia trên thế giới. Đây là một tín hiệu tích cực về nguồn lực tài chính, giúp Việt Nam có thể bù đắp, giảm sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đất nước.

Cùng với đó, những lợi ích từ xuất khẩu lao động còn có ý nghĩa quan trọng về đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho người dân - một trong những thách thức lớn với một đất nước đang phát triển như Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là giải pháp để quốc gia thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhờ những kiến thức, kỹ năng, phong cách lao động mà người lao động tiếp thụ được trong quá trình tham gia xuất khẩu lao động; nhất là, những người làm việc trong các ngành công nghệ cao, như công nghiệp điện tử, công nghiệp ô tô, v.v.

Như vậy, xuất khẩu lao động thực sự là chủ trương, chính sách mang lại lợi ích kép “ích nước, lợi nhà”, không phải chỉ riêng Việt Nam đang thực hiện mà nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới cũng đang tăng cường thực hiện; thậm chí có quốc gia còn xác định xuất khẩu lao động trở thành động lực quan trọng để phát triển đất nước, như:  Ấn Độ, Mexico, Trung Quốc, Philippines, v.v. Vì lẽ đó, Việt Tân rêu rao: “đây là hoạt động tổ chức “buôn người” quy mô lớn của chính quyền” là giọng điệu xuyên tạc trơ trẽn hòng bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, cần lên án và đấu tranh bác bỏ./.

Mar 3, 2024

Bệnh “nói mò” của Đài RFA lại tái phát

            Tre Việt - Lợi dụng sự kiện ngày 23/02/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, ngày 27/02, kênh tiếng Việt, Đài RFA đăng bài: ““Thế tập” và các “Sứ quân” trước Đại hội 14 của Đảng”; trong đó, đưa ra nhiều thông tin suy diễn, xuyên tạc, như: Đại hội 14 sẽ được tổ chức vào tháng 01/2026, là một loại “tên lửa Tomahawk đánh chặn”; nếu Tổng Bí thư áp dụng công thức “7 lên 8 xuống” của Trung Quốc,... hay cuộc vận động đổi “Thẻ căn cước” của Đại tướng Tô Lâm, v.v.

Trước hết, cần thấy rằng công tác chuẩn bị cho các hoạt động, sự kiện chính trị lớn, trọng đại là việc làm hoàn toàn bình thường ở bất kỳ quốc gia, cơ quan, tổ chức nào. Và đối với Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng không ngoại lệ. Sau khi đất nước thống nhất (tháng 4/1975) thì đến tháng 12/1976, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ tư. Kể từ đó, cứ định kỳ sau mỗi 05 năm theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta lại tổ chức Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc. Như vậy, Đại hội XIII của Đảng đã được tổ chức vào tháng 01/2021, thì theo kế hoạch đến tháng 01/2026, sẽ diễn ra Đại hội XIV là đúng theo quy định của Điều lệ Đảng. Thế mà Việt Tân lại cố tình đơm đặt. Thực là nực cười!

Thứ hai, để Đại hội XIV của Đảng diễn ra theo đúng kế hoạch và thành công tốt đẹp thì công tác chuẩn bị có vai trò rất quan trọng nên mọi công tác chuẩn bị càng làm sớm và chuẩn bị kỹ càng tốt. Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII), Trung ương đã thảo luận và thống nhất quyết định thành lập 05 tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng, bao gồm: Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Tiểu ban Nhân sự, Tiểu ban Điều lệ Đảng và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội. Chính vì vậy, với cương vị là Trưởng Tiểu ban Văn kiện, ngày 23/02/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì phiên họp đầu tiên của tiểu ban này và có bài phát biểu chỉ đạo, định hướng nội dung, công việc cần tập trung triển khai thực hiện trong thời gian tới là rất cần thiết. Sắp tới, các tiểu ban khác cũng sẽ họp để tiến hành các bước chuẩn bị, bảo đảm đúng kế hoạch. Bởi, các văn kiện của đại hội, công tác nhân sự, chuẩn bị Điều lệ Đảng,... thể hiện sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, quyết định đến chất lượng, sự thành công của đại hội.

 Thứ ba, “đến hẹn lại lên”, cứ vào dịp trước, trong và sau khi diễn ra các sự kiện chính trị lớn của Đảng, Nhà nước ta là các thế lực thù địch, phản động lại đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống phá. Thủ đoạn của chúng thường là: phát tán các loại tài liệu; lợi dụng các trang mạng xã hội, các đài, báo nước ngoài có kênh tiếng Việt để đăng tải, chia sẻ thông tin, các bài viết có nội dung suy diễn, xuyên tạc, quy chụp, võ đoán,... theo kiểu “nói mò”, nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, kích động, chia rẽ nội bộ, gây hoang mang, thu hút sự chú ý của dư luận.

Những thông tin sai lệch, võ đoán của đài RFA trong bài viết: ““Thế tập” và các “Sứ quân” trước Đại hội 14 của Đảng” chính là nhằm mục đích đó. Vì vậy, mọi người cần trở thành những độc giả thông thái, luôn tỉnh táo, nêu cao cảnh giác để không bị dẫn dắt, mắc mưu của chúng./. 

 

Mar 1, 2024

Việt Nam xứng đáng để tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

       Tre Việt - Lợi dụng sáng 26/02, tại phiên họp cấp cao Khóa 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn kêu gọi các nước ủng hộ Việt Nam tái ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026 – 2028, ngày 29/02, trang facebook Việt Tân đăng bài “Việt Nam lại tái ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc” rêu rao “Việt Nam cố đấm ăn xôi”. Cùng với đó, Việt Tân còn xuyên tạc rằng: “Việt Nam đang cố gắng giữ ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc như một kiểu chứng minh đất nước Việt Nam có nhân quyền, dân chủ và tôn trọng tiếng nói của người dân”.

Cần khẳng định, tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết mạnh mẽ và sự sẵn sàng đóng góp của Việt Nam, việc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tuyên bố và kêu gọi các nước ủng hộ Việt Nam tái ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026 - 2028 thể hiện đường lối, định hướng phát triển hết sức đúng đắn của Việt Nam. Đó còn thể hiện ở chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc hoạch định những chính sách phát triển về quyền con người, lấy con người làm trung tâm. Với sự điều hành hết sức quyết liệt, đạt hiệu quả cao của Chính phủ Việt Nam cùng những nỗ lực, ý thức của người dân trong việc chấp hành, làm theo quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Việt Nam đã kêu gọi, vận động người dân ủng hộ, tuân thủ chính sách; đồng thời, đem lại quyền lợi cho người dân, bảo đảm quyền chính đáng của cộng đồng. Trong năm 2023, kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng trên 5%, với tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống 3%; đồng thời, tiếp tục dành trung bình hằng năm khoảng 3% GDP cho bảo đảm an sinh xã hội. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo, qua đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực và quyền lương thực cho hàng triệu người ở nhiều khu vực trên thế giới. Các ưu tiên của Việt Nam khi tham gia Hội đồng Nhân quyền, trong đó có bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chuyển đổi số và quyền con người. Tại Khóa 56 (tháng 6/2024) tới đây, Việt Nam sẽ đề xuất nghị quyết hằng năm về bảo đảm quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Việt Nam đã nộp Báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV, trong đó đã thực hiện hoàn toàn gần 90% số khuyến nghị nhận được năm 2019.

          Trên bình diện quốc tế, Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc từ khi cơ quan này được thành lập. Trong đó, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 và nửa đầu nhiệm kỳ 2023 - 2025, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền, thúc đẩy các sáng kiến thể hiện dấu ấn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, như: tham gia Nhóm Nòng cốt tại Hội đồng Nhân quyền về “Biến đổi khí hậu và quyền con người”, trực tiếp là tác giả một số nghị quyết được Hội đồng Nhân quyền thông qua bằng đồng thuận về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em,…). Việt Nam cũng tham gia đồng tác giả, đồng bảo trợ hàng chục nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền trong giai đoạn này, tập trung vào các lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử, xóa bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến thụ hưởng quyền con người, quyền của nông dân, vấn đề dân chủ hóa đời sống quốc tế và tăng cường đoàn kết quốc tế. Cùng với đó, Việt Nam còn có nhiều đóng góp, làm cầu nối thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa các nước, các nhóm nước nhằm thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng, tiến bộ, hướng tới con người của Hội đồng Nhân quyền trên những vấn đề còn khác biệt, như: về quyền sức khoẻ sinh sản, chống bạo hành với phụ nữ, xóa bỏ phân biệt đối xử, v.v. Việt Nam cũng đã thúc đẩy đối thoại trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền giữa các nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của Liên hợp quốc về quyền con người nhằm giải quyết những quan tâm cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, nhân đạo; gắn với việc phối hợp với các nước đang phát triển đấu tranh để bảo đảm Hội đồng Nhân quyền hoạt động đúng nguyên tắc, thủ tục, không chính trị hóa, không can thiệp công việc nội bộ các nước.

          Việc Việt Nam tái ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026 - 2028 là thể hiện rõ mong muốn trong việc đóng góp vào các nỗ lực chung của thế giới, nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Đồng thời, cũng khẳng định rằng: Việt Nam hoàn toàn xứng đáng để tái ứng cử vào tổ chức này, không có chuyện “Việt Nam cố đấm ăn xôi” như luận điệu xuyên tạc của Việt Tân./.