Dec 13, 2017

"Vô công rồi nghề"


Tre Việt - Lợi dụng chủ trương tăng cường chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta với việc đẩy nhanh việc điều tra, truy tố, đưa ra xét xử các vụ đại án, mà điển hình là vừa qua, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an bắt, tạm giam ông Đinh La Thăng để điều tra về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là việc làm rất bình thường của các cơ quan thi hành pháp luật, nhưng một số phần tử phản động, cơ hội chính trị lại lợi dụng diễn đàn mạng để bình luận, xuyên tạc, nói xấu chế độ theo kiểu “mượn gió, bẻ măng”! Chúng cho rằng: việc bắt ông Thăng là vì “mục đích chính trị”, “thể hiện sự lật lọng của chế độ”,… nhằm kích động, chia rẽ nội bộ ta.
Nhưng đây lại là hành động “vô bổ” của những kẻ “vô công rồi nghề”! Bởi sự thật đã quá rõ ràng.
Trước hết, pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mọi công dân. Vấn đề này đã được quy định rõ trong Điều 16, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013: “1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Tuy nhiên, tại Điều 46 quy định rõ: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng”. Như vậy, bất cứ ai vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, thực tế cho thấy, vi phạm của các cá nhân đã bị bắt, điều tra, xử lý là rất rõ ràng. Họ đã làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tài sản của Nhà nước. Do đó, Họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luât về những gì đã gây ra, dù họ là ai. Đó chính là sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đồng thời, thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị trong việc đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, tha hóa trong Đảng. Điều này cho thấy, sự nhất quán, không có “vùng cấm” trong Đảng và bất kể cán bộ ở cấp nào, cương vị nào, ngành nào nếu vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, với tinh thần mọi đảng viên đều bình đẳng trước pháp luật. Đây là việc làm hết sức cần thiết với mục đích làm trong sạch Đảng, được dư luận nhân dân rất đồng tình ủng hộ.
Thứ ba, việc điều tra, xét xử những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, tham nhũng là hết sức bình thường với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Điển hình như Trung Quốc. Trong 5 năm qua, nước này đã bắt, điều tra, xử lý hàng triệu quan chức các cấp vi phạm, trong đó, có gần 300 quan chức cấp cao từ thứ trưởng trở lên trong các cơ quan của Đảng, Chính phủ, Quân đội; 8.600 quan chức cấp phòng, 66.000 quan chức cấp huyện.
Vậy nên, những kẻ “vô công rồi nghề” hãy dừng lại! đừng nên phí công vô ích, nhọc thân.           

Người Việt “hài lòng nhất thế giới về cuộc sống”


Tre Việt - Giới thiệu với bạn đọc bài viết sau đăng trên BBC tiếng Việt ngày 06-12-2017. Qua bài viết thấy rõ câu nói của ông cha: đi đâu cũng không bằng nhà mình quả không sai.

Người Việt “hài lòng nhất thế giới về cuộc sống”

6 tháng 12 /2017

Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện với hơn 40 ngàn người tại 38 nước xếp Việt Nam ở vị trí số một với 88% người Việt trong khảo sát cho rằng cuộc sống hôm nay tốt đẹp hơn 50 năm trước.

Nhìn chung, các nước kỳ vọng nhiều vào nền kinh tế quốc gia có xu hướng cho rằng cuộc sống hôm nay tốt đẹp hơn quá khứ.

Chẳng hạn tại Việt Nam có tới 91% người được hỏi nói điều kiện kinh tế tốt hơn nửa thế kỷ trước.

Các nước có cái nhìn cuộc sống có "màu hồng" xếp sau Việt Nam là Ấn Độ (69%), Nam Hàn (68%) và Nhật Bản (65%).

Trong khi khu vực châu Á Thái Bình Dương có nhiều nước có cái nhìn lạc quan thì Philippines là nơi chỉ có 43% cho rằng cuộc sống của họ nay tốt đẹp hơn trước.

Nhiều thống kê cho rằng Việt Nam nằm ở bậc khá cao trên thế giới về hạnh phúc.

"Đó là vì 50 năm trước Việt Nam chìm đắm trong chiến tranh và kinh tế không mạnh như ngày nay.

"Do đó cũng dễ hiểu là những nước như Việt Nam, Nam Hàn là những nước không được thịnh vượng về kinh tế hoặc hứng chịu xung đột nên họ là những nước cảm thấy cuộc sống hôm nay tốt đẹp hơn," Jacob Poushter từ Trung tâm Nghiên cứu Pew nói.

Phương Tây “bi quan”

Người dân tại châu Âu nói chung xem cuộc sống có tiến bộ với trung bình là 54% mô tả cuộc sống tốt hơn trong khi 30% có cái nhìn trái ngược.

Đức đứng đầu (65%), tiếp theo sau là Hà Lan (64%), Thụy Điển (64%), Ba Lan (62%) và Tây Ban Nha (60%). Dân Hy Lạp (53%) và Italy (50%) là hai nước tại châu Âu đánh giá tiêu cực nhất.

Tại Bắc Mỹ chỉ có 55% người Canada lạc quan về hiện tại so với quá khứ trong khi chưa tới 37% người Mỹ nói cuộc sống nay hơn hẳn trước đây.