Tre Việt - Ngày 13-12-2019, VOA đưa tin, 04 nhà hoạt động Việt Nam gồm: Vũ
Quốc Ngữ, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Lê Công Định được trao giải
thưởng nhân quyền quốc tế. Nghe vậy, nhiều người tự hỏi, sao người Việt Nam tài
thế? giải thưởng nhân quyền quốc tế là cái gì mà mấy nhà hoạt động Việt Nam mỗi
năm cũng “xơi vài suất”?
Xin thưa, giải thưởng nhân quyền có rất nhiều thể loại, tính sơ bộ
đã có hơn một chục, như: Giải thưởng Hellman/Hammet của tổ chức Theo dõi Nhân
quyền; Giải thưởng Stephanus của Hiệp hội quốc tế Nhân quyền tại Ðức; Giải thưởng
Gruber của Nghiệp đoàn luật sư quốc tế, v.v. Trong đó, chỉ có một số ít thể loại
giải thưởng có tiền kèm theo, như: Giải Nhân quyền Le Prix Bruno-Kreisky trị
giá 3.500 tới 15.000 euro; Giải Nhân quyền Robert F.Kennedy trị giá khoảng
30.000 USD… số còn lại là những giải thưởng mang biểu tượng tinh thần mà không
kèm theo tiền hỗ trợ. Những giải thưởng có tiền thì đối tượng được bình chọn và
sàng lọc kỹ; những giải thưởng không tiền thường được trao một cách tùy tiện
hơn. Đặc biệt, cùng với các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, nhân quyền là một
trong những cánh cửa đưa sự can thiệp của nước ngoài vào công việc nội bộ của bất
kỳ quốc gia nào, là vấn đề được mang ra mặc cả trên các bàn đàm phán về chính
trị, kinh tế. Do đó, bên cạnh các hoạt động nhân quyền theo đúng nghĩa vì con
người, còn có nhiều hoạt động phục vụ cho các hoạt động chính trị quốc tế. Đó
là nguyên nhân mà tổ chức nhân quyền và giải thưởng nhân quyền mọc lên như nấm
vậy.
Bắt trước điều đó, một số người Việt Nam lưu vong đã thành lập Mạng
lưới Nhân quyền Việt Nam vào tháng 11-1997 tại Little Saigon, nước Mỹ. Tổ chức
trao Giải Nhân quyền Việt Nam thường niên bắt đầu từ năm 2002 cho các cá nhân,
“tổ chức” với mục tiêu: vừa “lên dây cót” tinh thần, vừa hỗ trợ vật chất cho
các đối tượng chống phá trong nước; tạo cớ để khuếch trương thanh thế, nhận sự
hà hơi tiếp sức, nhất là về tài chính, từ các thế lực thù địch của Việt Nam. Ðiểm
qua vài gương mặt được nhận Giải Nhân quyền Việt Nam cho thấy, tiêu chí cơ bản của các giải thưởng là: có
thâm niên, tần suất cao trong hoạt động chống đối chính quyền; được các tòa án ở
Việt Nam kết luận tội danh chống đối, lật đổ chính quyền nhân dân; đã qua nhà
tù nhưng chưa chịu hối cải. Đến nay, đã có trên 40 cá nhân và 3 “tổ chức” được
trao giải do đạt “thành tích cao” trong hoạt động chống đối Ðảng và Nhà nước Việt
Nam. Với số tiền ít ỏi kèm theo vài bài báo tung hô trên các kênh truyền thông
VOA, BBC, RFA,... và một số blog thiếu thiện chí, các đối tượng này trở thành
những “quân bài” tiêu biểu của chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các thế lực
thù địch đang triển khai ở Việt Nam. Điều đáng chú ý là, tất cả các tổ chức
nhân quyền đều nằm ở người lãnh thổ Việt Nam nên mới có cái gọi chung là Giải
thưởng Nhân quyền quốc tế, còn sự thật, đều do Nhân quyền Việt Nam trao giải.
Do đó, câu chuyện này sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tiếp theo, các tù nhân
chính trị tại Việt Nam còn nhiều hy vọng đội trên đầu thứ giải thưởng quốc tế
mà nhân dân ta không mong đợi./.