Jan 25, 2018

Vẫn luận điệu cũ rích


Tre Việt - Qua địa chỉ langtreviet@gmail.com, bạn Trung Trực gửi đến Tre Việt bài viết : « Vẫn luận điệu cũ rích » bày tỏ sự đồng tình với bài: «Một sự xuyên tạc tình hình tự do, dân chủ ở Việt Nam » của Tre Việt ngày 24-01. Xin cảm ơn bạn Trung Trực và giới thiệu bài viết cùng bạn đọc.

VẪN LUẬN ĐIỆU CŨ RÍCH
                             Trung Trực

Ngày 16-01-2018 “Ngôi nhà tự do” (Freedom House) - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở chính tại thành phố New YorkHoa Kỳ công bố bản Phúc trình thường niên năm 2018 về tự do đối với 195 nước. Với việc tự cho mình cái quyền được “xếp hạng” về tự do đối với tất cả các nước trên toàn thế giới, hầu như năm nào tổ chức này cũng đưa ra những thông tin sai lệch, xuyên tạc về tình hình tự do của nhiều nước. Chẳng có gì là lạ khi họ áp đặt sự đánh giá về tự do ở Việt Nam với nhiều nội dung sai lệch, thậm trí trái ngược với tình hình thực tiễn nước ta. Vẫn luận điệu cũ rích được diễn đi từ rất lâu và được lăp lại trong bản Phúc trình lần này là: năm 2017, các cơ quan chức năng của Việt Nam “kiểm duyệt chặt chẽ báo chí và mạng internet” nên thiếu tự do trong lĩnh vực này. Có lẽ vì ác mộng bị bại trận trong quá khứ đã ăn sâu, bám rễ vào tiềm thức, làm mờ nhãn quan và di truyền cho các thế hệ người trong tổ chức này nên họ không thể nhận thấy sự phát triển tiến bộ xã hội về mọi mặt cũng như tình hình thực tiễn vấn đề này ở Việt Nam.
Xin thưa rằng, tính đến giữa năm 2017, Việt Nam có 982 cơ quan báo, tạp chí in, 150 cơ quan báo điện tử đã được cấp phép hoạt động; 182 kênh phát thanh, truyền hình quảng bá, 54 kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập trên hệ thống truyền hình trả tiền và có trên 17.297 người được cấp Thẻ Nhà báo, họ được tự do hoạt động nghề nghiệp theo quy định của Luật Báo chí. Nhà báo được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình Thẻ Nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật; được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật, v.v. Theo thống kê của We Are Social - một công ty chuyên thực hiện thống kê, đánh giá về thông tin kỹ thuật số, di động và các lĩnh vực liện quan - có trụ sở ở Anh quốc, tính tới tháng 01- 2017, Việt Nam có 50,05 triệu người (chiếm 53% dân số) dùng internet; thống kế của trang tin The Next Web, tính đến tháng 7- 2017, Việt Nam có 64 triệu người sử dung Facebooks, chiếm 3% trong tổng số người dùng trên toàn cầu và đứng thứ 7 trên thế giới về số người dùng Facebooks.

Một điều mà ai cũng biết là mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật và các cơ quan bảo vệ, thực thi pháp luật, nhằm duy trì trật tự xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo đúng pháp luật. Vì thế, mọi hoạt động báo chí, sử dụng internet, tham gia mạng xã hội ở Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam; mọi vi phạm đều bị pháp luật điều chỉnh, bảo đảm sự công bằng của mọi người trước pháp luật. Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, ngay những người khiếm thị, khiếm tính cũng có thể tiếp cận nắm được tình hình thực tiễn và xu hướng phát triển trên toàn thế gới, nếu họ muốn. Vậy mà bao lâu nay những người trong tổ chức được mệnh danh là “Ngôi nhà tự do” không nhận thấy điều đó, luôn diễn đi, diễn lại những luận điệu cũ rích, chứng tỏ họ không bằng những người khiếm thị, khiếm thính./.