Tre Việt - Ngày 29/6/2020, trang tin của
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, Quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận
quân sự ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) từ ngày 01/7/2020
đến ngày 05/7/2020. Những hành động như vậy của Trung Quốc có gì đáng chú ý?
Tập
trận quân sự là hoạt động sử dụng các tài nguyên quân sự để huấn luyện cho binh
lính và sĩ quan trong quân đội cách thức tiến hành những chiến dịch quân sự, hoặc
để thử nghiệm chiến thuật, kỹ thuật quân sự mới. Việc sử dụng bom, đạn thật để
mô tả giả định các trận đánh công thành, chiếm đất, đổ bộ đánh chiếm đảo hoặc
chống lại các cuộc tấn công của đối phương trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc là
điều rất bình thường, nếu nó diễn ra trên lãnh thổ của quốc gia tổ chức diễn tập.
Nhưng
ở đây, Quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận quân sự trái phép trên lãnh hải của
Việt Nam - một quốc gia có chủ quyền. Đây không phải lần đầu tiên, vì cách đây
không lâu, tháng 8/2019, Trung Quốc từng tiến hành cái gọi là “diễn tập bắn đạn”
thật trái phép ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và vào đầu tháng 5/2020, Hải quân
Trung Quốc ngang nhiên “diễn tập” ở vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa.
Đây là những quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong thời gian gần đây, cùng với
cái gọi là “diễn tập quân sự”, Trung Quốc đã thực hiện nhiều hoạt động phi pháp,
như: đưa tàu thăm dò dầu khí vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam và
các nước Đông Nam Á; tự ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá; tạo ra những
vụ va chạm tàu, thuyền trên biển gây thiệt hại cho ngư dân, v.v. Những hành động
đó đã bị Việt Nam và các nước Đông Nam Á lên tiếng phản đối nhiều lần, nhưng mọi
chuyện vẫn như ném đá ao bèo, đâu lại vào đó.
Theo
Điều 1, Nghị quyết 3314 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, xâm lược là việc sử dụng
lực lượng vũ trang hoặc là bất kỳ hành động nào trái với Hiến chương Liên hợp quốc
của một quốc gia hay liên minh các quốc gia nhằm chống lại chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ hay sự độc lập về chính trị của một quốc gia khác. Năm 1974, Quân đội
Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đó được coi
là hành động xâm lược. Ngày nay, họ tổ chức “tập trận” có bắn đạn thật; đồng
nghĩa với việc mang bom đạn dội lên lãnh thổ Việt Nam. Có thể gọi đây là hành động
tái xâm lược.
Quân
đội Trung Quốc đã từng gây chiến tranh biên giới với Quân đội Liên Xô, Quân đội
nhân dân Việt Nam, Quân đội Ấn Độ,… mới đây nhất, họ lại nổ súng với Quân đội Ấn
Độ ở khu vực biên giới 2 nước. Những hành động đó cho thấy bản chất hiếu chiến
của Quân đội Trung Quốc rất khó thay đổi, họ luôn tìm cách gây hấn với các nước
láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Xâm
lược bị coi là hành động chống lại nền hòa bình quốc tế, những vùng lãnh thổ có
được nhờ xâm lược không được pháp luật quốc tế thừa nhận. Không có bất kỳ lý do
tự nhiên, kinh tế, chính trị hay những lý do khác để biện minh cho hành động này./.