Jan 16, 2017

"Sáng kiến"

Tre Việt - Trong những ngày cuối năm này không khí thật khẩn trương, mọi tổ chức, cá nhân đều cố gắng hoàn thành công việc của mình trước thềm năm mới để đón Tết Đinh Dậu với tinh thần thoải mái nhất. Có lẽ từ không khí khẩn trương, bận rộn ấy đã có "sáng kiến" nên ghép Tết Âm lịch vào với Tết Dương lịch (!) Nghe qua, thấy có vẻ cũng có lý. Bởi dường như là một cách để cải cách thủ tục, bớt rườm rà, ưu tiên cho sản xuất, bớt thời gian nghỉ ngơi, v.v. Nhưng ngẫm kỹ thấy điều đó không ổn. 


Đúng là trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta phải tiếp thu, học tập những cái hay, cái tốt đẹp của nhân loại để làm phong phú hơn đời sống tinh thần của xã hội, của dân tộc ta. Đó là điều không ai phủ nhận. Nhưng lưu ý là trong quá trình hội nhập ấy làm sao vừa tiếp thu được giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân loại lại không làm phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc. Tết Âm lịch hay còn gọi là Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền của dân tộc Việt, từ bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam từ trẻ đến già, dù sinh sống ở trong nước hay kiều bào ta sinh sống ở nước ngoài. Mỗi dịp Tết Nguyên đán đến xuân về trong lòng mỗi người con dân đất Việt lại bùi ngùi nhớ về tổ tiên, ông bà và con cháu dù đi xa không chỉ trong mọi miền Tổ quốc mà còn ở các nơi trên thế giới đều hướng về xum vầy cùng gia đình, quê hương, làng xóm. Chiều 30 Tết, con cháu xum vầy bên mâm cỗ cúng tổ tiên cùng ông bà, cha mẹ ai mà quên được! Giây phút thiêng liêng của phút giao thừa chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thật là thiêng liêng làm sao? Thử hỏi nếu "nhập" Tết Nguyên đán vào Tết Dương lịch thì còn đâu nét văn hóa tốt đẹp hàng ngàn đời nay của dân tộc ta. Vậy nên, "sáng kiến" "nhập" hai tết làm một là cách tư duy cơ khí, chưa nhìn thấu chiều sâu văn hóa của dân tộc, vô tình hay cố ý hòa nhâp của họ đã thành hòa tan, còn đâu cốt cách Việt, làm mất đi nét văn hóa tốt đẹp hàng ngàn đời của dân tộc ta. Vì vậy, "sáng kiến" ấy cần nhập kho gấp mà không bao giờ xuất kho cả./.

Chỉ là đánh tráo giá trị, biến đen thành trắng

Tre Việt - Những ngày gần đây, chuyện cuốn sách “Petrus Ký - nỗi oan thế kỷ” của Nguyễn Đình Đầu không thể ra mắt độc giả gây ra những dư luận khác nhau. Đối với những người am hiểu lịch sử, tôn trọng lịch sử, nhất là lịch sử thực dân Pháp xâm lược, đô hộ dân tộc Việt Nam đều thấy rõ đây là một cuốn sách xuyên tạc lịch sử nhằm đánh tráo giá trị, biến đen thành trắng với mục đích xấu, rất xấu. Còn đối với một số kẻ cơ hội chính trị, luôn ca ngợi chế độ dân chủ tư sản, đòi thực hành cái gọi là xã hội dân sự, mang tư tưởng vong nô, chống đối chế độ Việt Nam hiện hành thì ca ngợi cuốn sách, ca ngợi Nguyễn Đình Đầu đã “nói lên sự thật lịch sự” về một con người được cho là có nhiều cống hiến cho dân tộc và việc cấm giới thiệu, phát hành cuốn sách là “vi phạm” quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Sự thật có phải vậy?

          Petrus Ký tên là Trương Vĩnh Ký (1837–1898), quê ở tỉnh Vĩnh Long. Được Giáo hội Thiên Chúa giáo nuôi dạy từ tuổi ấu thơ, tạo mọi điều kiện để toàn tâm, toàn ý mang trí và tài để cung cúc phục vụ cho âm mưu đô hộ lâu dài đất nước ta của thực dân Pháp. Trương Vĩnh Ký ra phục vụ với quân xâm lược Pháp từ rất sớm. Từ người tu hành chuyển sang làm thông ngôn sau thành quan lại trong triều đình phong kiến thối nát đã không ngừng biện minh cho hành động xâm lược của thực dân Pháp và hiến kế để đề ra nhiều chính sách đàn áp các văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân đứng lên đấu tranh với thực dân Pháp.
Năm 1876, được quan thuộc địa cử ra Bắc kỳ dò xét thổ nhưỡng, lòng dân, Trương Vĩnh ký đã viết báo cáo gửi quan trên và khẳng định: “Các quan lại Nam triều thường nói với tôi rằng nước Pháp cố ý xâm chiếm xứ này. Tôi trả lời là không!”. Đồng thời, giải thích với quan lại Nam Triều về hành động của Pháp là: “Tất cả quý vị đều phải thấy rằng, nếu nhà cầm quyền Pháp có ý muốn xâm chiếm xứ này, họ đã có thể làm việc đó từ lâu một cách dễ dàng, không cần bàn cãi gì cả. Quý vị phải hiểu rằng, quý vị là những kẻ yếu, thật sự quá yếu, cần sự giúp đỡ của ai đó để gượng dậy. Và tốt hơn, quý vị chỉ nên tin vào người bạn đồng minh tiếng tăm và phải dựa vào họ một cách thành thật để đứng lên, nhưng phải thẳng thắn, không hậu ý, không mưu tính kín đáo, dang cả hai tay ra với họ chứ không phải một cái chìa ra còn bàn kia thì giữ lại. Bằng ngược lại, mệt trí vì những do dự, những điều nói nửa lời đầy âm mưu của quý vị, nước Pháp buộc lòng phải ngưng che chở và bỏ mặc quý vị với số phận”(!) Chính vì thế, Trương Vĩnh Ký bị giới sĩ phu Bắc Hà nhạo báng thẳng thừng: “Hay tám vạn tư mặc kệ/ Không Quân–Thần–Phụ–Tử đếch ra người”, với nghĩa nôm na rằng, dẫu làm quan to, giàu có đến đâu, mà không nếu không hiểu đạo nghĩa dân tộc, làm người cho tử tế thì cũng chẳng xứng làm người. mà đã không ra người thì, chắc là ra,… động vật.
Với công lao với chủ, năm 1886, Trương Vĩnh Ký được phong làm Đại quan Cơ mật viện tham tá, sung Hàn lâm thị giảng học sỹ và được quan Toàn quyền Paul Bert giao cho nhiệm vụ: kiểm soát, đốc thúc triều đình phong kiến nhà Nguyễn thực thi cái gọi là Hòa ước Patenôtre – Giáp thân (1884), đặt toàn bộ Việt Nam dưới quyền cai trị của thực dân Pháp, biến Vua tôi nhà Nguyễn thành bù nhìn và là công cụ đàn áp nhân dân phục vụ cho bộ máy thống trị của thực dân Pháp! Với tinh thần “vong thân báo ân,… chủ”, Trương Vĩnh Ký hứa với Paul Bert rằng: “Tôi sẽ trấn áp những hãnh thần (là những người có tư tưởng chống Pháp) và sẽ bao vây lấy nhà vua (Đồng Khánh). Tôi cũng sẽ gom những người thật sự có khả năng (?!) cho Viện Cơ mật”, v.v. Đồng thời, kiến nghị (ép) vua Đồng Khánh “làm ra năm mười khoản ước” trình Paul Bert, định rõ quyền hạn của Nam Triều và Bảo hộ (Bắc Kỳ) nhằm hoàn thành nghị trình thâu tóm Việt Nam. Và tham mưu cho Toàn quyền Paul Bert: “Hãy nhanh chóng thành lập những đoàn Lạp binh (đặc nhiệm cơ động) và võ trang cho họ. Ngài không có điều gì phải quản ngại vì nhà vua và chính phủ Nam triều sau vụ bạo hành tháng 7/1885 (tức ngày 24/5/Ất Dậu – ngày thất thủ kinh thành Huế), nay chỉ còn cách thần phục nước Pháp thôi” để đàn áp và truy sát những nghĩa sỹ Cần Vương. Cùng với việc “hiến kế,… hại dân”, trong nghiệp viết lách, Trương Vĩnh Ký đặt ra tuyên ngôn: “Trong các tác phẩm của tôi không bao giờ đi lệch mục đích chính là sự biến cải và đồng hóa dân tộc An Nam” và đều được nhà nước bảo hộ bảo trợ ấn hành. Nhận xét về Trương Vĩnh Ký, trùm thực dân Paul Bert khen là người “luôn trung thành với nước Pháp”!

Như vậy, từ trong bản chất, mọi hoạt động của Trương Vĩnh Ký đều là phục vụ cho mưu đồ đô hộ, đàn áp, đồng hóa dân tộc ta của thực dân Pháp. Vì vậy, Trương Vĩnh Ký bị nhân dân Việt Nam phỉ báng là “con người phản phúc”, “cõng rắn, cắn gà nhà”, giới sỹ phu yêu nước khinh thị thật chẳng oan chút nào. Thế mà, ngày nay lại có kẻ đánh tráo giá trị, biến đen thành trắng viết sách ca ngợi ông ta cơ đấy. Họ thật chẳng ra gì./.