Tre Việt - Trong những
ngày cuối năm này không khí thật khẩn trương, mọi tổ chức, cá nhân đều cố gắng
hoàn thành công việc của mình trước thềm năm mới để đón Tết Đinh Dậu với tinh
thần thoải mái nhất. Có lẽ từ không khí khẩn trương, bận rộn ấy đã có
"sáng kiến" nên ghép Tết Âm lịch vào với Tết Dương lịch (!) Nghe qua,
thấy có vẻ cũng có lý. Bởi dường như là một cách để cải cách thủ tục, bớt rườm
rà, ưu tiên cho sản xuất, bớt thời gian nghỉ ngơi, v.v. Nhưng ngẫm kỹ thấy điều
đó không ổn.
Đúng là trong
thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta phải tiếp thu, học tập những cái
hay, cái tốt đẹp của nhân loại để làm phong phú hơn đời sống tinh thần của xã hội,
của dân tộc ta. Đó là điều không ai phủ nhận. Nhưng lưu ý là trong quá trình hội
nhập ấy làm sao vừa tiếp thu được giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân loại lại
không làm phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc. Tết Âm lịch hay còn gọi là Tết
Nguyên đán là Tết cổ truyền của dân tộc Việt, từ bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm
thức của mỗi người dân Việt Nam từ trẻ đến già, dù sinh sống ở trong nước hay
kiều bào ta sinh sống ở nước ngoài. Mỗi dịp Tết Nguyên đán đến xuân về trong
lòng mỗi người con dân đất Việt lại bùi ngùi nhớ về tổ tiên, ông bà và con cháu
dù đi xa không chỉ trong mọi miền Tổ quốc mà còn ở các nơi trên thế giới đều hướng
về xum vầy cùng gia đình, quê hương, làng xóm. Chiều 30 Tết, con cháu xum vầy
bên mâm cỗ cúng tổ tiên cùng ông bà, cha mẹ ai mà quên được! Giây phút thiêng
liêng của phút giao thừa chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thật là thiêng
liêng làm sao? Thử hỏi nếu "nhập" Tết Nguyên đán vào Tết Dương lịch
thì còn đâu nét văn hóa tốt đẹp hàng ngàn đời nay của dân tộc ta. Vậy nên,
"sáng kiến" "nhập" hai tết làm một là cách tư duy cơ khí,
chưa nhìn thấu chiều sâu văn hóa của dân tộc, vô tình hay cố ý hòa nhâp của họ
đã thành hòa tan, còn đâu cốt cách Việt, làm mất đi nét văn hóa tốt đẹp hàng
ngàn đời của dân tộc ta. Vì vậy, "sáng kiến" ấy cần nhập kho gấp mà
không bao giờ xuất kho cả./.
2 comments:
Rất hay. Tết Nguyên đán là một nét đặc trưng của nền văn hóa lúa nước, văn hóa Sông Hồng, văn hóa Sông Đồng Nai, văn hóa Sông Cửu Long từ muôn đời đến nay. Tết đến, xuân về là một dịp khởi đầu mới cho sức sống bất diệt của dân tộc Việt. Điều đó đã trở thành hồn cốt của mỗi người con đất Việt ta. Bỏ tết Nguyên Đán là bỏ đi hồn cốt của dân tộc. Vậy chúng ta có còn là Người Việt, dân tộc ta có còn là Dân tộc Việt, con Rồng, cháu Tiên?
Không thể nhập nhằng như vậy được
Post a Comment