Tre
Việt - Nhân sự kiện Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam cho lưu hành Dự thảo “Báo cáo Quốc gia kiểm điểm định kỳ
việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam”, nhằm phục vụ cho kỳ Kiểm điểm định
kỳ phổ quát (UPR) tại Liên hợp quốc, cái
gọi là tổ chức “Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam” (VCHR) thuộc “Liên đoàn
Nhân quyền Quốc tế” (FIDH) đã có những bài viết tung lên mạng và trên một số tờ
báo, như: RFA, VOA,… nhanh nhẩu đăng, với nội dung cho rằng: “Việt Nam che giấu vi
phạm nhân quyền trong báo cáo định kỳ phổ quát”.
Có thực là như vậy? Không,
hoàn toàn không phải như thế. Đó là một sự xuyên tạc trắn trợn tình hình nhân
quyền Việt Nam.
Trên thực tế, Báo cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam
đã trình bày đầy đủ nội dung theo đúng quy định, quy trình soạn thảo, với nhiều cơ quan, tổ chức tham gia, chỉ rõ kết
quả, kinh nghiệm, những vấn đề đang tồn tại, nguyên nhân và đề ra những giải
pháp tiếp tục bảo đảm quyền con người ngày càng tốt hơn của Nhà nước Việt Nam.
Với quan điểm, bảo
đảm quyền con người là trách nhiệm chính trị của hệ thống chính trị và toàn
dân, không chỉ gia nhập, ký kết đầy đủ những công ước quốc tế cơ bản về quyền
con người, Nhà nước Việt Nam còn tích cực xây dựng các công cụ pháp lý để việc
thực thi bảo đảm quyền con người ngày càng được tốt hơn. Chương II, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013 chỉ rõ các nguyên tắc: 1. Tất cả các quyền con người
được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm (Điều 14.1); 2. “Quyền con người,
quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo
đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Điều 14.2); 3. “Người bị buộc tội được coi
là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản
án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật,…” (Điều 31). Đồng thời, quy
định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy
định” (Điều 25). Như thế, Nhà nước Việt Nam đã rất tích cực và đạt được kết quả
quan trọng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người. Cùng
với đó, để tạo cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo quyền con người trên thực tế, Nhà
nước Việt Nam đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp thành các bộ luật, luật,
với những quy định tương thích với quy định của các công ước, luật quốc tế mà
Việt Nam tham gia. Điển hình là Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành tạm giữ,
tạm giam (năm 2015) và gần đây là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016); Luật
Báo chí (năm 2016), Luật Trợ giúp pháp lý (năm 2017);
Luật Đặc xá (năm 2018); Luật An ninh mạng (2018), v.v.
Với chủ
trương đúng, hành lang pháp lý vững chắc, phương pháp tổ chức thực hiện khoa
học, việc bảo đảm quyền con người trên thực tế đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Năm 2017, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định, tăng trưởng
GDP đạt 6,7%; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng,
tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. Theo báo cáo của Chính phủ tại
phiên Họp báo thường kỳ tháng 8-2018, tăng trưởng GDP năm 2018 có khả năng hơn
6,7%, thu ngân sách vượt dự toán 3% - 5%; nợ công giảm, lạm phát dưới 4%; năng
suất lao động, tăng trưởng kinh tế cả về số lượng và chất lượng đều được nâng
lên mạnh mẽ; đời sống của nhân dân được nâng lên, uy tín quốc tế của Việt Nam
ngày càng cao. Đến năm 2015, Việt Nam đã hoàn tất các mục tiêu phát triển Thiên
niên kỷ trước thời hạn, với 43 triệu người dân đã thoát khỏi nghèo đói; tính theo chuẩn
mới đến năm 2017, tỷ lệ người nghèo giảm xuống còn 7%. Việt Nam đã hoàn thành
việc phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2010 và mầm non năm 2017.
Trên
lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do báo chí, đến năm 2017, Việt Nam có 982 cơ quan
báo, tạp chí được Nhà nước cấp phép hoạt động, với trên 18.000 người làm báo
được cấp thẻ hành nghề. Các cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo luôn hoạt động
đúng tôn chỉ, mục đích, kịp thời thông tin đến người dân mọi hoạt động của đất
nước và quốc tế. Mọi người dân có quyền cung cấp, phản hồi thông tin, bày tỏ ý kiến về tình hình đất nước và
thế giới, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, v.v.
Đặc biệt, Việt Nam là một đất nước có mạng internet và các ứng dụng của
internet vào đời sống phát triển mạnh mẽ. Theo Tổ chức Nghiên cứu về mạng xã hội quốc tế “Next Web”, Việt Nam là
một trong những quốc gia có nhiều người dùng Facebook nhất thế giới,
với 64 triệu người, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook toàn cầu;
đồng thời, có tới 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp
phép hoạt động, v.v. Trong những ngày tháng 9-2018, Việt Nam rất vinh dự đăng
cai và tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn kinh thế thế giới về ASEAN (WEF
ASEAN); Đại hội các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) với nhiều sáng
kiến nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho việc
bảo đảm quyền con người ngày càng tốt hơn ở Việt Nam và các nước trong khu vực.
Đó là
những con số biết nói, chứng minh uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế
và việc bảo đảm quyền con người của Việt Nam cả trên lĩnh vực pháp lý và thực
tế đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Nhà nước và nhân dân Việt Nam tự
hào về điều đó. Đồng thời, chỉ rõ, việc FIDH cho rằng: “Việt Nam che giấu vi phạm nhân quyền trong
báo cáo định kỳ phổ quát”, là một sự xuyên tạc trắng trợn./.