Dec 17, 2013

Bùi Tín đấu tranh chỉ vì cơm áo, gạo tiền

Tre Việt – Nhân dịp Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry sang thăm Việt Nam, từ ngày 15-12-2013, những kẻ chống đối chế độ cộng sản bằng nhiều cách thức yêu cầu ông John Kerry phải có thái độ với Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Chúng coi đó như là điều kiện để nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ với Việt Nam. Một trong số ấy là Bùi Tín. Ông ta có thư ngỏ gửi ông John Kerry được các trang mạng xã hội đăng tải trong mấy ngày gần đây. Qua bức thư của Bùi Tín chúng ta thấy rõ: đó là bức thư “dịch vụ” – nói theo cách nói của Thiếu úy thủy quân lục chiến của Quân đội Việt Nam cộng hòa trước đây – Nguyễn Ngọc Lập – hiện đang sống ở Hoa Kỳ. Bởi trong thư Bùi Tín có đề nghị ngoại trưởng Hoa Kỳ nêu vấn đề nhân quyền như một điều kiện bắt buộc trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Theo Bùi Tín, tình hình thực hiện nhân quyền của Việt Nam không được bảo đảm, tuy Bùi Tín không nêu cụ thể nhưng ông ta tỏ thái độ phê phán tình hình thực hiện nhân quyền ở Việt Nam. Việc làm của Bùi Tín đúng như Nguyễn Ngọc Lập nói: “Giới quan sát nhân quyền giống như gà mái đẻ tìm ổ trong khi ổ rơm ngay trước mặt”. Cũng dễ hiểu thôi, bởi khi tình tình các nước XHCN trên thế giới lâm vào thoái trào, Bùi Tín đã quá “thức thời” vội vàng bỏ Tổ quốc chạy sang Pháp từ hơn 20 năm trước, hòng mong khi tình hình ở Việt Nam diễn ra như ở các nước XHCN ở Đông Âu, ông ta trở về nước có một vị trí xứng đáng. Nhưng thật trớ chêu, “Người tính không bằng trời tính”, ở Việt Nam không diễn ra như các nước XHCN ở Đông Âu, thế là sự toan tính của Bùi Tín đã không thành. Để kiếm tiền sống, Bùi Tín phải ra sức đấu tranh vì “dịch vụ” như cách nói của Nguyễn Ngọc Lập: “Tự do, dân chủ, nhân quyền” là những danh từ trừu tượng, không ăn uống được. “Cơm áo” mới là thứ cụ thể. Ở đây cần hiểu thế nào là đấu tranh chân chính vì yêu nước và “đấu tranh vì dịch vụ”. Đấu tranh vì yêu nước là đấu tranh có ý thức, có cân nhắc. Nhưng dựa vào chiêu bài chống cộng về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do để đả phá cá nhân, triệt hạ kinh tế người khác như các phần tử chống đối cực đoan ở cộng đồng hiện nay vẫn làm, thì việc dùng chiêu bài đó cũng như một “dịch vụ” vì miếng cơm, manh áo mà thôi”[1]. Thiết nghĩ, ý kiến trên đã rất đúng với trường hợp của Bùi Tín. Để khách quan, Tre Việt xin giới thiệu bài viết: “Con gái Ngoại trưởng Mỹ: “Việt Nam là một phần cuộc đời tôi” được đăng trên VOA tiếng Việt điện tử, vào Thứ bảy, ngày 14/12/2013 với bạn đọc để mọi người thấy rõ đấu tranh vì cơm áo, gạo tiền để sống qua ngày của Bùi Tín nơi đất khách quê người.



[1] Việt Nam đang có bước đi vững chắc về nhân quyền – Báo QĐND, ngày 16-12-2013, tr. 8 – 7.

Con gái Ngoại trưởng Mỹ: “Việt Nam là một phần cuộc đời tôi”
Ông Kerry và gia đình trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu những năm 90

Ông John Kerry sẽ lần đầu tiên đặt chân tới Việt Nam trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ vào ngày 15/12 với mục đích thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hơn 20 năm trước, ông cũng từng thực hiện một chuyến đi đã có tác động mạnh tới cuộc sống sau này của con gái ông, cô Vanessa Kerry. VOA đã hỏi chuyện cô về chuyến đi cũng là đầu tiên tới Việt Nam ở tuổi 14 cũng như những câu chuyện về Việt Nam mà cha cô chia sẻ. Trước hết cô kể lại cơ duyên về chuyến thăm tạo cảm hứng lớn cho cô những năm 90.
 Bà Vanessa Kerry: Tôi hết sức may mắn vì cha tôi tham gia tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong những năm 90. Và chính vì thế, ông thường xuyên tới Việt Nam. Nước này chiếm một phần lớn trong cuộc đời của cha tôi bởi Chiến tranh Việt Nam. Việt Nam và văn hóa của nước này dường như là một phần của cuộc đời chúng tôi.
Cha tôi muốn đưa chúng tôi tới thăm Việt Nam, và tôi tới đó khi 14 tuổi. Tới khi ấy, tôi thực sự chưa bao giờ tới một nơi nào mà lại khác xa so với nước Mỹ đến vậy. Lúc đó Việt Nam vẫn chịu cảnh bị cấm vận nên mọi thứ đều thiếu thốn hơn so với những gì chúng tôi có ở Mỹ. Điều đó gây ấn tượng mạnh đối với tôi. Tôi không thể hiểu nổi vì sao lại có sự bất công đến vậy. Đó là một trải nghiệm sâu sắc và ám ảnh tôi mãi. Nó thực sự tác động tới quyết định theo đuổi ngành y và làm việc khắp toàn cầu của tôi.

Cô Vanessa (phải) trong chuyến làm việc ở Bangladesh
VOA: Kể từ đó bà đã khi nào quay trở lại Việt Nam chưa?
         Bà Vanessa Kerry:  Có. Tôi trở lại Việt Nam vào năm 2000 trong một tuần. Chuyến đi đầu tiên tới đó có tác động sâu sắc tới tôi nên khi tới Trung Quốc tôi muốn quay lại Việt Nam. Và lần này, tôi lại ấn tượng mạnh với mức độ phát triển và đổi thay tại đó (từ năm 2000 đến nay đã hơn chục năm rồi, tình hình ở Việt Nam còn phát triển hơn nhiều – Tre Việt). Tôi thấy vui vì quay lại Việt Nam để gặp gỡ người dân ở đó.
           VOA:  Đương kim Ngoại trưởng Mỹ có ảnh hưởng như thế nào tới bà?

           Bà Vanessa Kerry:  Cha cũng như mẹ tôi có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc đời tôi. Mẹ tôi qua đời 7 năm trước. Nhưng cả hai người đã nuôi dưỡng trong tôi khái niệm công dân toàn cầu. Đặc biệt là cha tôi, những gì ông đã làm đều là trong lĩnh vực công và luôn hướng tới việc trả ơn. Ông cũng nói với tôi rằng tôi thuộc về một thế giới rộng lớn và phải chịu trách nhiệm cho vai trò của mình trong xã hội. Tôi thật may vì là con của ông.

          VOA: Cha bà từng chiến đấu tại Việt Nam, và sau đó trở thành người có tiếng nói phản chiến mạnh mẽ. Ông có kể với bà về những gì đã xảy ra với ông hay không?
        Bà Vanessa Kerry:  Thật buồn cười, nhưng tôi không nghĩ cha tôi từng thực sự kể cho chúng tôi nghe những gì đã xảy ra với ông tại Việt Nam. Bản thân tôi thì nghĩ rằng chiến đấu trong một cuộc chiến là một trải nghiệm đầy bối rối và đau khổ.
         Tôi nghĩ ông chiến đấu cho nước Mỹ nên phải hoàn thành nhiệm vụ nhưng đồng thời ông cũng phải vật lộn với suy nghĩ về những gì xảy ra, về cách thức tiến hành cuộc chiến, cũng như ý nghĩa của nó đối với đất nước. Tôi nghĩ đó là lý do lớn khiến ông trở lại và biểu tình phản chiến. Tôi lớn lên với một truyền thống là phải nói lên suy nghĩ của mình và phải bảo vệ những gì mình cho là đúng đắn. Đó là điều hình thành từ cuộc biểu tình phản chiến của cha tôi.
Tôi nghĩ ông chiến đấu cho nước Mỹ nên phải hoàn thành nhiệm vụ nhưng đồng thời ông cũng phải vật lộn với suy nghĩ về những gì xảy ra, về cách thức tiến hành cuộc chiến, cũng như ý nghĩa của nó đối với đất nước. Cô Vanessa Kerry nói.
Việc ông đưa chúng tôi tới Việt Nam vì ông thấy được vẻ đẹp và niềm vui ở nước này. Đó là điều ông muốn chia sẻ với chúng tôi. Và tôi nghĩ ông cũng muốn chúng tôi thấy vết sẹo mà cuộc chiến gây ra cũng như những gì ông đã trải qua vì đó là một phần lớn của cuộc đời ông. Tôi nghĩ đôi khi thật khó để kể bằng lời về những gì đã xảy ra đến với mình, và điều đó khó hơn so với việc chứng kiến tận mắt.
Khi chúng tôi đến năm 1991, Việt Nam rõ ràng là đã thanh bình hơn so với những năm 60 và 70. Nhưng vì lệnh cấm vận, tôi có thể cảm nhận được tác động lâu dài của cuộc chiến. Ông đưa chúng tôi tới một trại trẻ mồ côi mà ở đó trẻ em có mẹ Việt và bố là lính Mỹ. Chúng bị bỏ rơi vì điều đó, và thật đáng buồn khi phải chứng kiến di sản không tốt đẹp từ cuộc chiến. Tôi nghĩ đó cũng là một ví dụ cho thấy cách cha tôi muốn chúng tôi hiểu sự phức tạp của một trong những điều ông từng chứng kiến.
VOA:  Là người sáng lập tổ chức y tế cộng đồng “Seed Global Health”, bà có dự định thực hiện một dự án về sức khỏe nào ở Việt Nam trong tương lai hay không?
Bà Vanessa Kerry:  Đó là điều có thể. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với ‘Peace Corps’ (đoàn thanh niên phụng sự hòa bình của Mỹ) nên chúng tôi có thể mở rộng phạm vi hoạt động tại các nước. Việc có thể giúp cải thiện hoạt động giáo dục y tế và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam sẽ là điều rất có ý nghĩa.