May 6, 2022

Sự nhìn nhận thiếu khách quan về tự do báo chí ở Việt Nam

         Tre Việt - Ngày 04/5, trang facbook Việt Tân, đăng bài: “Việt Nam tiếp tục xếp trong nhóm 10 nước tệ nhất về tự do báo chí thế giới” của Diễm Quỳnh dẫn thông tin: “Ngày 3/5/2022, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) công bố Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2022, Việt Nam xếp ở vị trí 174 trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ”; đồng thời, xuyên tạc rằng: “Truyền thông Việt Nam vẫn bị cho là chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo. Giới phóng viên và các bloggers độc lập thường bị bỏ tù khiến Việt Nam thuộc nhóm bỏ tù nhà báo nhiều nhất đứng hàng thứ ba thế giới. Thống kê của RSF cho thấy có 40 nhà báo đang bị giam cầm”. 

Đây không phải lần đầu tiên RSF đưa ra báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, không có cơ sở và có dụng ý xấu. Việc RSF tự cho mình quyền xếp hạng tự do báo chí của một quốc gia theo những tiêu chí riêng của họ mà không thực sự hiểu rõ về hoàn cảnh, điều kiện của mỗi quốc gia khiến những đánh giá, nhận định của tổ chức này không có độ tin cậy, thiếu sức thuyết phục. Do đó, bảng xếp hạng mà họ đưa ra chỉ là trò hề lố bịch, không lừa bịp được ai (!).

Ở Việt Nam, tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Với quan điểm đề cao vai trò của báo chí là diễn đàn của nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, để nhân dân trình bày những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình. Thông qua đó báo chí thực hiện chức năng phản biện xã hội, đề xuất những ý kiến tâm huyết đối với Đảng, Nhà nước, định hướng dư luận trong quá trình xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Thực hiện quan điểm đó, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin đã được Hiến pháp (năm 2013), Luật Báo chí (năm 2016) và Luật Tiếp cận thông tin (năm 2016) quy định trách nhiệm của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân. Đặc biệt, báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 41.000 nhân sự đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí, với 779 cơ quan báo chí (trong đó, có: 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập), 72 cơ quan được cấp phép hoạt động phát thanh - truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh và 193 kênh truyền hình. Các nhà báo tại Việt Nam được luật pháp bảo vệ, đồng thời hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đóng góp có trách nhiệm vào lợi ích chung của người dân và xã hội. Nhà nước luôn quan tâm và đảm bảo bằng cơ chế pháp luật để mọi công dân đều có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách thuận lợi nhất. Cùng với đó, các cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài cũng đang hoạt động tích cực tại Việt Nam và được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác nghiệp. Tại Việt Nam, việc người dân sử dụng mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để bày tỏ quan điểm, chính kiến, tâm trạng, nghĩ suy của mình là hết sức dễ dàng, thoải mái, không gặp bất kỳ sự cản trở, ngăn cấm của cơ quan chức năng. Đó là minh chứng sinh động để khẳng định quyền tự do báo chí ở Việt Nam luôn được bảo đảm.

Thời gian qua, Nhà nước Việt Nam chỉ bắt giữ, xử lý các đối tượng lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước và công dân theo pháp luật. Điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật các quốc gia khác quy định trên lĩnh vực này. Vì vậy, báo cáo về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2022 của RSF chỉ sự là quy chụp, xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam; không lừa được ai./.

Suy diễn, phán bừa

          Tre Việt - Những ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội có nhiều bài viết liên quan đến kỳ họp thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) đang diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Điển hình, như: ngày 03/5, trang facebook Chân Trời Mới Media đăng bài “Nội tình của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay trước Hội nghị Trung ương 5: những cuộc so găng trong tứ trụ”, facebook Tiếng Dân News có bài “Những biến cố trước Hội nghị Trung ương 5” hay facebook Việt Tân, ngày 04/5 đăng bài “Khảo sát ý kiến của độc giả về tương lai chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng”, v.v. Đây vẫn là chiêu trò tung tin, xuyên tạc, phán bừa của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị nhằm gây hoang mang, chia rẽ nội bộ, nói xấu, bôi nhọ uy tín thanh danh của Đảng cần lên án, bác bỏ.

Bởi, các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương là định kỳ, được tổ chức giữa các kỳ đại hội của Đảng toàn quốc, để bàn bạc, thống nhất những chủ trương, đường lối, quyết sách lớn trong lãnh đạo xây dựng, phát triển đất nước. Với mỗi kỳ họp, Ban Chấp hành Trung ương đều có nội dung, chương trình, thời gian làm việc cụ thể, được công bố trong buổi khai mạc kỳ họp và thông tin công khai trên các phương tiên thông tin đại chúng để đảng viên và nhân dân theo dõi.

Việc diễn ra các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương và việc cơ quan chức năng bắt giữ, điều tra, xét xử, kỷ luật những tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật, kỷ luật của Đảng được tiến hành đồng thời, là hoàn toàn bình thường. Việc làm này càng khẳng định quyết tâm phòng, chống, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta. Đây là việc làm không dừng, không nghỉ, khi có sai phạm phải xử lý ngay, bất cứ thời điểm nào. Đơn cử, như việc sau thời gian theo dõi, phát hiện ra những sai phạm xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Đồng Nai và Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC Group) thì Bộ Công an đã ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Giám đốc AIC Group ngay trước thềm Hội nghị Trung ương 5 là thể hiện sự kiên quyết, kịp thời, không có vùng cấm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, các phần tử phản động, cơ hội chính trị lại đoán già, đoán non, “nghe hơi nồi trõ”, suy diễn, rồi “cào bàn phím” tung tin, phán bừa rằng đó là do đấu đá phe cánh, trành giành quyền lực trong nội bộ Đảng, v.v. Điều này là suy diễn vô căn cứ, phán bừa, nên mọi người hãy cảnh giác, lắng nghe, chắt lọc thông tin./.