Tre
Việt -
Lợi dụng phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án giết người, chống người thi hành công vụ
ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, mới đây, trang facebook Việt Tân có đăng
bài “Tổ chức Theo dõi nhân quyền yêu cầu
CSVN để các nhà quan sát quốc tế tham dự tòa Đồng Tâm” của Lê Ánh. Trích lời
ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi nhân
quyền (HRW) nói ngay trước phiên tòa sơ thẩm, rằng: “Yêu cầu nhà cầm quyền CSVN hãy để cho các nhà quan sát quốc tế độc lập,
gồm cả giới ngoại giao, báo chí và NGO, theo dõi phiên tòa, và chấm dứt việc
sách nhiễu, theo dõi thân nhân, gia đình của các bị cáo”.
Cần phải khẳng định rằng, việc làm của
HRW là hết sức lố bịch, đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Chúng ta đều biết, tổ chức HRW được thành lập với mục đích là cùng với một số tổ
chức quốc tế khác có chung tôn chỉ, mục đích chuyên nghiên cứu và cổ vũ cho
phát triển nhân quyền. Tuy nói là chuyên nghiên cứu và cổ vũ cho nhân quyền,
nhưng tổ chức này thường xuyên lợi dụng nhân quyền để can thiệp vào công việc nội
bộ của các nước. Nhiều quốc gia trên thế giới đã cáo buộc HRW chịu quá nhiều
chi phối từ Chính phủ Hoa Kỳ, hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích. Chẳng
hạn Liên bang Nga đã nhiều lần chỉ trích HRW về những động thái tuyên truyền,
xuyên tạc, kích động, tạo cớ can thiệp vào những vấn đề nội bộ của nước này.
Tương tự, do có những hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các
quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, cũng như can thiệp vào các vấn đề nội bộ của
Trung Quốc nên Chính phủ nước này đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với
HRW. Không phải ngẫu nhiên mà trang web của HRW lại bị cấm hoạt động tại Thái
Lan; Chính phủ nước này buộc phải làm điều ấy là vì thông qua trang web này, HRW
thường xuyên đội lốt “theo dõi nhân quyền” để tuyên truyền xuyên tạc,
tán phát những nội dung thông tin sai lệch, kích động, vi phạm các
quy định về an ninh quốc gia của họ. HRW còn bị nhiều quốc gia, như: Liên bang
Đức, Cuba, Sri Lanka, Triều Tiên, Ethiopia, Syria,... chỉ trích, phản đối với
những nội dung và mức độ khác nhau, vì đã can thiệp, làm phức tạp tình
hình, gây khó khăn cho việc bảo đảm nhân quyền ở các nước này.
Trong khi đó, ngay trên đất Mỹ nơi HRW đặt
trụ sở thì vấn đề nhân quyền luôn đươc nhìn nhận là “vùng trũng” của thế giới. Hằng
năm, cảnh sát Mỹ bắn chết hơn 1.000 người ngay tại những nơi mà không cần phải xét
xử; nhất là trong những ngày đầu năm 2020 này, xuất phát từ vụ công dân Mỹ gốc
Phi George Floyd bị cảnh sát da trắng ghì cổ đến chết đã và đang thổi bùng các
cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc, từ đó dấy lên các cuộc bạo loạn, cướp
bóc, đốt phá trên khắp nước Mỹ, cho đến nay vẫn còn là vấn đề đau đầu của Nhà
trắng,… thế nhưng HRW không hề lên tiếng!
Đối với vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy
ra ngày 09/01/2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội,
toàn bộ vụ việc đã được cơ quan điều tra kết luận rõ ràng với những chứng cứ
xác thực và sự thừa nhận của chính các bị can trong vụ án. Thực tế là, sau 04
ngày phiên tòa diễn ra, quá trình xét hỏi tại phiên toà, chính sự thành khẩn của
các bị cáo (trong số 29 bị cáo hầu toà,
có 25 bị cáo bị truy tố về tội “Giết người”, 04 bị cáo bị truy tố về tội “Chống
người thi hành công vụ) đã khiến đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền
công tố khi luận tội, đã cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng trước khi đề nghị Hội đồng
xét xử chuyển tội danh từ tội “Giết người” sang tội “Chống người thi hành công
vụ” đối với 19 bị cáo. Việc đề nghị chuyển tội danh như vậy của Viện kiểm sát đã
thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước và chính sách khoan hồng của
pháp luật Việt Nam đối với các bị cáo. Vậy thì, HRW lấy tư cách gì mà yêu cầu
Nhà nước Việt Nam cho quan sát quốc tế độc lập theo dõi phiên tòa?
Rõ ràng, HRW đã vi
phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế về cấm can thiệp vào công việc
nội bộ của quốc gia khác trong các điều ước quốc tế. Điều 2, Hiến chương Liên hợp
quốc (năm 1945), lần đầu tiên đã quy định về nguyên tắc cấm can thiệp vào
công việc nội bộ của quốc gia khác. Sau đó, tại Nghị quyết 2625 (năm 1970) của
Đại hội đồng Liên hợp quốc, nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác tiếp tục được ghi nhận cụ thể và rõ ràng hơn, đó là: “Không quốc gia nào hay nhóm quốc gia nào có
quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, vì bất kỳ lý do gì vào công việc đối
nội và đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào khác”. Sự công tâm hay “thượng
tôn” pháp luật trong vụ án này sẽ được thể hiện bằng bản án công minh, tương ứng
với những gì các bị can đã gây ra trên cơ sở sự thật khách quan. Đây là việc
pháp luật của Việt Nam xử lý những công dân vi phạm để bảo đảm an ninh, trật tự
của quốc gia, đó là công việc nội bộ của Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào cũng sẽ
phải làm như vậy. Thế nên, HRW đừng đội lốt “theo
dõi nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, bởi vì đó
là việc làm trái với công ước quốc tế./.