May 5, 2021

Khi nào hết cãi

Tre Việt - Ngày 04/5, trang facebook Việt Tân đăng bài: “ngày 5 tháng năm, phiên tòa sơ thẩm xử người vô tội: Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư”, cho rằng, phiên tòa sắp tới đây là một phiên tòa của những kẻ có tội xét xử người vô tội. Tại sao lại như vậy, có phải là án oan? Cần phải xem lại từ gốc vấn đề.

Bài viết xuyên tạc của Việt Tân

Ai cũng biết, gia đình Thêu có “bề dầy truyền thống” - hai đời chống phá, với 04 thành viên, gồm: bản thân Thêu, chồng Trịnh Bá Khiêm, hai con trai Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. Do Khiêm và Thêu thường xuyên giả dạng và cầm đầu đoàn “dân oan” huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội đi khiếu kiện gây rối an ninh, trật tự an toàn xã hội, nên cả hai vợ chồng đã “được” thụ hưởng án tù vào tháng 9/2014 (Khiêm 18 tháng, Thêu 15 tháng) về tội “chống người thi hành công vụ”. Hạn tù lần thứ nhất có vẻ chưa đủ liều nên thị không ăn năn hối cải làm lại cuộc đời, tiếp tục hoạt động chống đối quyết liệt hơn, trở thành “trùm dân oan” cùng “đám dân chủ”, “dân oan” lê la khắp phố phường để biểu tình gây mất trật tự ở nhiều địa điểm của Hà Nội. Do đó, đến ngày 12/6/2016, Thêu lại bị bắt và thụ hưởng thêm 20 tháng tù giam về tội gây rối trật tự công cộng. Nối nghiệp cha, mẹ, Phương và Tư tiếp tục thực hiện các hành vi chống đối chính quyền; chúng cũng thường xuyên tổ chức đám “dân oan” đi khiếu kiện, hăng hái tham gia, thậm chí cầm đầu các cuộc biểu tình gây rối cùng với nhiều phát ngôn ngông cuồng. Trong đó, Phương đăng tải nhiều “thông điệp” chống phá Nhà nước, vu cáo và bôi nhọ Đảng, chính quyền, xúc phạm lãnh đạo trên các trang mạng xã hội. Thường xuyên gặp mặt các nhà “dân chủ” trong nước bàn cách chống phá chế độ; trả lời phỏng vấn các báo và đài nước ngoài các nội dung xuyên tạc, vu cáo chính quyền; tìm mọi cách gặp đại diện “cấp cao” của các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam để “thỉnh cầu” ngoại bang,...  nhằm tìm sự hỗ trợ, can thiệp của nước ngoài cho các hành động chống phá đất nước của những kẻ chống đối chính quyền. Tư “non tay nghề” hơn nên hoạt động cơ bản là biểu tình gây rối; hỗ trợ Phương làm, tàng trữ, tuyên truyền, phát tán tài liệu xấu độc có nội dung chống phá Nhà nước. Do đó, ngày 24/6/2020, Công an Thành phố Hà Nội, Công an tỉnh Hòa Bình cùng khởi tố bị can, bắt tạm giam cả 03 mẹ con. Thông tin điều tra ban đầu xác định các bị can có hoạt động soạn thảo, đăng tải, phát tán các video clip, bài viết có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm chống Nhà nước. Khám xét nơi ở của Thêu và Tư, lực lượng chức năng đã thu giữ được một số đồ vật, tài liệu có nội dung liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước như: “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Đặt bàn tay lên Việt Nam”, “Chính trị bình dân”, v.v.

Để chạy tội cho những đối tượng trên, “hội đồng dân chủ” trong nước kết nối với các tổ chức truyền thông nước ngoài, như: BBC, RFA, VOA,…  tuyên truyền phản biện, viện dẫn các điều khoản, thông lệ quốc tế để đánh lạc hướng dư luận. Thông qua đó, thỉnh cầu nhiều tổ chức thiếu thiện cảm với tình hình nhân quyền trong nước, như: Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch - HRW), Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, Tổ chức The Project 88,… lên tiếng buộc tội  Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do báo chí; từng bước kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Mới đây, ngày 04/5/2021, John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của HRW đưa ra thông cáo “Cấn Thị Thêu và gia đình bà là những người bảo vệ nhân quyền trực ngôn ở Việt Nam”, “Chính quyền Việt Nam cần lắng nghe người dân như những người trong gia đình can đảm này, thay vì tống giam họ”(!). Trong thời gian tạm giam, các thông tin của bị can thường được giữ kín để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra; đây là thời gian tạo nên nhiều trường phái dư luận từ sự kêu cứu của bị can, và sự can thiệp của các thế lực thù địch, nhất là để chạy tội cho những đối tượng cộm cán như mẹ con Thêu. Thực, hư thế nào sẽ được phơi bày trong phiên tòa ngày 05/5/2021, khi mọi nhân chứng, vật chứng, những tranh luận của luật sư và công tố viên được thể hiện rõ ràng dưới con mắt của công chúng, công luận./.