Mar 9, 2014

Nhận xét hồ đồ về "tù chính trị ở Việt Nam"

Tre Việt - Ngày 06-3, Trà Mi trên VOA lại “ăn theo nói leo” Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), cho rằng: “Việt Nam giam tù chính trị nhiều nhất Đông Nam Á”. Đọc bài viết thấy rõ sự nhận thức còn khác biệt giữa FIDH với Việt Nam. Những người vi phạm pháp luật Việt Nam, bị tòa án xét xử theo đúng trình tự pháp luật và trước tòa họ đều cúi đầu thừa nhận hành vi phạm pháp của mình, các luật sư bào chữa cho thân chủ của họ cũng thừa nhận tòa án xét xử và tuyên phạt đúng người đúng tội. Thế mà FIDH có nhận xét hồ đồ, lại được VOA đưa tin thiếu cân nhắc làm mất uy tín của mình rằng: Việt Nam giam tù chính trị nhiều nhất Đông Nam Á”. Trong bài viết, Trà Mi cũng dẫn rằng: “Việt Nam lâu nay vẫn tuyên bố tại Việt Nam không có tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm. Hà Nội nói chỉ có những người phạm pháp mới bị xử lý theo đúng pháp luật”. Thế nhưng có ý kiến phản bác: “Các luật lệ này rõ ràng không phù hợp với những tiêu chuẩn nhân quyền căn bản của quốc tế cho nên lập luận của Hà Nội hoàn toàn vô lý”. Vâng, tiêu chuẩn nhân quyền căn bản của quốc tế mà họ nhắc đến được ghi trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Xin nhắc lại Điều 19 Công ước trên ghi: “1: Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không ai được can thiệp; 2: Mọi người có quyền tự do ngôn luận,…; 3: Việc thực hiện những quy định tại mục 2 của điều này (Điều 19) kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định,… để: Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”. Xin lưu ý khoản 3 của Điều 19 này, những tổ chức cá nhưng có ý kiến khác với Việt Nam là do họ đã bỏ qua khoản 3 của Điều 19 mà tuyệt đối hóa khoản 1 và 2 (Điều 19). Do cách xem xét phiến diện như vậy, nên giữa họ với Việt Nam có nhận thức khác nhau cũng là điều dễ hiểu.
Chúng ta hãy xem họ dẫn ra các trường hợp được gọi là tù chính sau đây để thấy rõ điều đó. Theo họ: Hồ sơ 17 tù nhân chính trị cần đặc biệt quan tâm bao gồm trường hợp của nhà giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định; Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải; luật sư “nhân quyền” Lê Quốc Quân; “tiến sĩ luật” Cù Huy Hà Vũ; “nhà hoạt động công đoàn” Đỗ Thị Minh Hạnh; “nhà hoạt động dân chủ” Trần Huỳnh Duy Thức; nhạc sĩ Việt Khang; và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình. Đọc những cái tên trên, chúng ta chẳng lạ gì họ phạm tội như thế nào. Ấy thế mà mấy tổ chức kia lại cố nói lấy được, gắn cho những người này là “tù chính trị”.
Họ còn dẫn lời của Đinh Đăng Định nào là, “Chế độ của trại giam vô cùng khốc liệt. Sự chăm sóc về ăn uống, về sức khỏe vô cùng giới hạn. Thuốc men không có”. Nào là, “trong môi trường tù tội, không hề có nhân quyền. Việc thực hiện tra tấn, họ không tra tấn một cách lộ liễu, mà họ tra tấn bằng cách chẳng hạn như ốm đau không được trị bệnh, ăn uống thiếu thốn, đời sống văn hóa không có. Đấy cũng là các hình thức tra tấnXin thưa, Việt Nam còn là nước có thu nhập trung bình, nhưng ở tốp dưới của mức này. Vì vậy, những người đang phải lao động sản xuất hằng ngày,cuộc sống cũng còn thiếu, chưa được sung túc nữa là. “Các bố” vi phạm pháp luật, cứ ngồi đấy để chúng tôi nai lưng ra làm được bao nhiêu đều cung phụng và phải “cơm bưng nước rót” cho “các bố” chắc. Một đòi hỏi thật phi lý. Đòi hỏi của “các bố” được thỏa mãn thì chúng tôi cũng xin đi tù như mấy “bố” cho sướng, khỏi phải ở ngoài tự do nhưng phải làm việc vất vả làm gì.
Bởi vậy, khi nói về nhân quyền cần gắn với điều kiện hoàn cảnh cụ thể từng nơi, từng quốc gia nếu không thì sẽ phi thực tế để có những nhận xét, đánh giá hồ đồ chỉ làm mất uy tín của mình mà thôi./.