Tre Việt – Trong bối cảnh sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất tăng; dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, bão lũ tiếp tục diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất, kinh doanh,... lợi dụng vào đó, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ra sức xuyên tạc, bóp méo vấn đề, đổ lỗi, phủ nhận nền kinh tế thị trường thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mới đây, ngày 14/11, trang facebook Việt Tân đăng bài: “Hậu quả kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, của Vũ Việt, cho rằng: “Đường lối kinh tế tập trung cộng với tham vọng kiểm soát tất cả quyền lợi kinh tế của đảng cầm quyền đang gây ra những bế tắc cho Việt Nam”. Với cái nhìn phiến diện, thái độhằn học, họ đã cố tình quy chụp những yếu kém trong hoạt động của một số ngân hàng là do kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, lợi dụng sự chỉ đạo của Chính phủ khi cho phép Ngân hàng Nhà nước có biện pháp can thiệp thị trường ngoại hối khi cần thiết theo quy định để bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ và hệ thống các tổ chức tín dụng, họ tung tin xuyên tạc gây hoang mang, dao động và làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, Chính phủ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Điều đó không chỉ thể hiện sự hằn học, chống đối mà còn cho thấy sự hiểu biết nông cạn của Việt Tân về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Cần
khẳng định:
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế được vận
hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nét ưu việt của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là việc đem thành quả của tăng trưởng kinh tế đến với mọi
người bằng cách không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm tốt các vấn đề
công bằng, bình đẳng xã hội. Trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nhằm thiết lập kỷ cương
trong hoạt động kinh tế, phát hiện và ngăn chặn các hiện tượng vi phạm pháp luật
và làm sai chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân, góp phần
phát triển kinh tế và từng bước thực hiện công bằng xã hội. Đồng thời, kiên quyết
không dung túng, bao che cho những hành vi sai trái, những nguyên nhân sinh ra
các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, làm thất thoát tài sản Nhà nước. Hiện
nay, Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên những hạn chế, tiêu cực là không tránh
khỏi. Nhưng đó không phải là bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa; mà những sai phạm đó là do sựyếu kém trong khâu tổ chức, quản lý
sản xuất, kinh doanh của một số cá nhân lãnh đạo và nhà quản trị doanh nghiệp,
v.v.
Nếu có cái nhìn khách quan, không định
kiến, đều thấy rằng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, vừa phù hợp với quy luật phát
triển kinh tế, vừa phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Thực hiện chủ
trương này, sau hơn 35 năm đổi mới, quy mô nền kinh tế của Việt Nam năm 2022 ước
đạt gần 400 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người hơn 4.000 USD. Quy mô thương mại
khoảng 750 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.Việt
Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do với trên 60 nước, vùng lãnh thổ,
trong đó có những thị trường lớn nhất trên thế giới và ngày càng đa dạng hóa thị
trường, sản phẩm, các chuỗi cung ứng. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình thế giới
diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng Việt Nam vẫn duy trì
tăng trưởng GDP cao, 9 tháng đạt 8,83%, ước tính cả năm đạt 8%. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, quản lý của Nhà nước, nền kinh tế của Việt Nam đã khắc phục được rất
nhiều hạn chế của kinh tế thị trường tự do. Với mục tiêu định hướng nhất quán
quan điểm phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội,công
tác an sinh xã hội những năm qua ngày càng được cải thiện; công tác xóa đói giảm
nghèo được quan tâm và mang lại kết quả tích cực, v.v.
Vì vậy, kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta lựa chọn và phát triển là hoàn
toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật của thời đại và tình hình thực tiễn. Mặc dù
còn những hạn chế, nhưng những thành tựu mang lại là không thể phủ nhận. Nên,
việc chỉ nhìn vào những yếu kém trong hoạt động của một số tổ chức, cá nhân
trong quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước để đổ lỗi do kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, rồi đi đến phủ nhận toàn bộ thành quả củamô hình này mang lại
đối với sự phát triển của đất nước ta là luận điệu xuyên tạc nố bịch. Dó đó, mỗi
người dân Việt Nam cần phải đề cao cảnh giác, tỉnh táo để nhận diện đúng và
kiên quyết đấu tranh, bác bỏ./.