Jul 21, 2020

Hãy sống “tốt đời, đẹp đạo”, đừng sân si



Tre Việt - Trên trang VOA Tiếng Việt, ngày 21/7/2020 có đăng bài: Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tìm cách duy trì hoạt động. Nội dung bài viết cho rằng, Đảng và chính quyền Việt Nam thường xuyên trù dập, đàn áp Giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất. Đặc biệt là Thích Huyền Việt ở Houston, bang Texas, Mỹ cho rằng: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là Giáo hội dân lập nên “sẽ không trở thành công cụ của chính quyền cộng sản” và Giáo hội Phật giáo Việt Nam “không có tính chính danh đại diện cho cộng đồng Phật tử Việt Nam”; phải giữ cái nền của Giáo hội Thống nhất để chờ đến sau khi Việt Nam chuyển đổi sang dân chủ rồi thì ai đó sẽ xây lên ngôi nhà. Hay Đoàn Viết Hoạt cho rằng, dưới chế độ cộng sản những quyền tự do căn bản của con người đều không có thì nói chi đến tự do tôn giáo; Giáo hội Thống nhất chỉ có thể phục hoạt cùng với sự phục hưng của đất nước Việt Nam, tức là sự hồi sinh sau chế độ cộng sản, v.v.
Nếu đọc kỹ những nội dung này thì sẽ thấy ẩn sâu trong đó là lời lẽ của những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, muốn xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để lập lên một xã hội “dân chủ” theo ý muốn của chúng. Thực chất Huyền và Việt là những kẻ tha phương cầu thực, bán nước cầu vinh, bị các thế lực thù địch mua chuộc chứ không phải là những phật tử chân chính. Nếu là phật tử chân chính thì đã không sân si, mưu cầu lợi ích cá nhân, sống tốt đời, đẹp đạo, làm nhiều việc thiện giúp đỡ mọi người. Bản thân Huyền và Việt chắc cũng biết sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong thời gian qua nhưng vẫn cố tình nhắm mắt làm ngơ, coi như mình bị mù, bị điếc.
Cần khẳng định chắc chắn rằng: tại Việt Nam, không có bất cứ một Tôn giáo nào là công cụ của Đảng, Nhà nước. Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển, được công đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng cao, hiện Việt Nam đang là Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và Chủ tịch ASEAN nên cũng không cần ai phục hưng. Từ khi giành được độc lập đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều đó đã được quy định rõ trong Hiến pháp và pháp luật, do đó, không thể nói ở Việt Nam “không có tự do tôn giáo”. Tính đến cuối năm 2019, tại Việt Nam có 42 tổ chức thuộc 15 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo; 7.102 tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng tổng diện tích 14.850 ha đất; 12 báo, tạp chí liên quan tôn giáo, phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có website riêng, v.v. Đặc biệt các hoạt động tôn giáo quốc tế lớn đã được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản VESAK, 500 năm Cải chánh đạo Tin lành, v.v. Hoạt động tự do tôn giáo của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng luôn được bảo đảm, như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ; đến tháng 4/2019 có 1,12 triệu người theo đạo Tin lành trong đó có trên 855.000 người của hơn 40 dân tộc thiểu số, đông nhất là các dân tộc Mông, Ê đê, Jrai, K’ho, S’Tiêng; nhiều điểm nhóm của người dân tộc thiểu số theo Hội thánh Lutheran, Hội Liên hữu Baptist Việt Nam đã đăng ký sinh hoạt tập trung, v.v.
Do vậy theo Tre Việt, nếu là những phật tử chân chính thì hãy sống “tốt đời, đẹp đạo”, yêu nước, làm nhiều việc tốt, không sân si. Còn những kẻ “bán nước cầu vinh, bán mình cho quỷ” thì hãy chấm dứt ngay các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam và cũng đừng mơ tưởng hão huyền về một chế độ xã hội mới theo ý muốn chủ quan của người khác./.

Diện mạo và thực tiễn đời sống báo chí, tự do báo chí tại Việt Nam là minh chứng bác bỏ mọi xuyên tạc



Tre Việt - Ngày 17/7 vừa qua, Đài Châu Á Tự Do (RFA) đưa tin: Trang The Globe Post, một phần của Globe Post Media - tổ chức tin tức kỹ thuật số của Hoa Kỳ vào ngày 17/7 cho đăng bản tin của AFP với tựa tạm dịch ra tiếng Việt là “Việt Nam mở Bảo tàng báo chí trong khi truyền thông độc lập bị đặt ngoài vòng pháp luật”.
Trong bài viết, RFA trích dẫn nội dung bản tin của AFP xuyên tạc, rằng: “…tất cả các tờ báo và truyền hình trong nước đều do chính quyền kiểm soát. Ngoài ra, Việt Nam… bị mang tiếng đối xử nghiệt ngã đối với các phóng viên độc lập không theo báo chí nhà nước, nhưng vẫn khánh thành một bảo tàng dành riêng cho báo chí”, v.v. “Té nước theo mưa” nhằm để “phù họa” cho nhận định xuyên tạc, vô căn cứ trên, RFA đã tiến hành phỏng vấn một số trường hợp mà họ gọi là “nhà báo độc lập”, gồm: Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Vũ Bình - là những đối tượng có tiền án tiền sự về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi ý kiến của các đối tượng này đều là những nội dung xuyên tạc sự thật, phê phán Việt Nam không có tự do ngôn luận, báo chí, công kích các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam điều tra, xử lý các vụ việc liên quan đến lợi dụng tự do ngôn luận để tuyên truyền chống phá Nhà nước, v.v.
Tuy nhiên, sự thật là, diện mạo và thực tiễn đời sống báo chí, tự do báo chí tại Việt Nam thời gian qua đã phản ánh những bước tiến rất đáng ghi nhận. Điều đó thể hiện ở việc Việt Nam đã, đang tham gia và thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến chương Liên hợp quốc và các nghị định, hiệp ước quốc tế, khu vực liên quan mà Việt Nam đã ký kết. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã chủ động, sáng tạo và đầy trách nhiệm trong việc cụ thể hóa quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do báo chí nói riêng bằng việc ban hành, thường xuyên bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý để mọi tổ chức, cá nhân được phát huy cao nhất quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Minh chứng là: Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Chương II, Luật Báo chí năm 2016, gồm 4 điều (từ Điều 10 đến Điều 13) quy định đầy đủ về quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Thực tiễn đời sống hoạt động báo chí của Việt Nam đang phát triển một cách hết sức sôi nổi, với một hệ thống báo chí khá toàn diện cùng một đội ngũ những người làm báo hùng hậu: khoảng 50.000 người đang làm việc trong lĩnh vực báo chí; gần 1.000 cơ quan báo chí thuộc 04 loại hình báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử, trong đó có 165 cơ quan báo, 663 tạp chí, 23 cơ quan báo điện tử độc lập, 02 đài phát thanh - truyền hình quốc gia, 64 đài địa phương, 05 kênh truyền hình,... Nhà nước luôn quan tâm và đảm bảo bằng cơ chế pháp luật để mọi công dân đều có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách thuận lợi nhất. Cùng với các hãng thông tấn, báo chí trong nước, các hãng truyền thông, báo chí nước ngoài cũng đang hoạt động tích cực tại Việt Nam và được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác nghiệp, v.v.
Tre Việt thấy rằng, tại Việt Nam, việc người dân sử dụng mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để bày tỏ quan điểm, chính kiến, tâm trạng, nghĩ suy của mình là hết sức dễ dàng, thoải mái mà không gặp phải bất kỳ sự cản trở, ngăn cấm gì. Cũng như các quốc gia khác, ở Việt Nam việc các bloger, facebooker phải chịu trách nhiệm trước pháp luật của quốc gia mình về những nội dung đăng tải trên mạng xã hội là đương nhiên; khi vi phạm, thì sẽ bị xử lý theo các chế tài của pháp luật là hết sức bình thường. Thế nhưng, AFP và RFA đã cố tình “đánh lận con đen” khi đánh đồng đội ngũ những người làm báo Việt Nam đang nỗ lực rèn luyện, phấn đấu xây dựng một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, giàu tính chiến đấu, nhân văn, vì lợi ích của đất nước và nhân dân với các bloger hay cái gọi là “nhà báo độc lập”, để rồi bịa đặt, xuyên tạc Việt Nam đàn áp, bỏ tù các nhà báo. Đây là sự quy chụp, nhìn nhận thiếu khách quan về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, hành động đó cần phải lên án. Sự thật thì diện mạo và thực tiễn đời sống báo chí, tự do báo chí tại Việt Nam đã bác bỏ mọi xuyên tạc, bịa đặt./.