Apr 7, 2014

Chỉ là "gắp lửa bỏ tay người"

         Tre Việt - Thứ bảy, ngày 05-4 vừa qua, BBC tiếng Việt đăng bài “Chính quyền nợ cha tôi một lời xin lỗi” đưa ý kiến của cô Đinh Phương Thảo, con gái đầu lòng của ông Đinh Đăng Định - người vừa qua đời hôm thứ sáu (04-4), sau một thời gian được đặc xá về nhà trị bệnh và ý kiến của Phạm Chí Dũng. Qua bài viết, thấy rõ sự suy diễn theo kiểu “Gắp lửa bỏ tay người” của cả người đưa ra ý kiến và người đưa tin.  

          1. Cô Đinh Phương Thảo cho rằng, “càng ngày khối u trong người càng lớn, nhưng chẳng được phát hiện ra, khi phát hiện ra rồi, thì khối u to đùng, lúc phát hiện ra khối u to, thì việc điều trị, họ cũng không chịu thả tự do cho bố tôi”. Theo Tre Việt được biết, ở Việt Nam, có nhiều trường hợp phát hiện ra bệnh ung thư đều ở giai đoạn cuối. Như vậy, không sớm phát hiện ra khối u của ông Đinh Đăng Định cũng không đáng ngạc nhiên. Cho nên, không vì thế mà suy diễn theo kiểu “Ngậm máu phun người”. Dẫu rằng, Thảo có nói: “Gia đình chưa dám khẳng định tại vì muốn cáo buộc ai thì mình phải cần có bằng chứng”. Song lại nói tiếp: “Nhưng bố tôi là một nhà giáo, bố tôi dạy hóa (học) nên bố tôi phát hiện ra được mùi hóa chất rất giỏi, thí dụ trong thức ăn, nước uống của bố tôi có những hóa chất lạ là bố tôi phát hiện ra liền”. Lại vẫn có ý ám chỉ, suy diễn “bụng ta ra bụng người”. Tre Việt có đọc bài viết của cha cô sau khi được đặc xá, không hề thấy ông Đinh Đăng Định viết rằng ông ngửi thấy mùi hóa chất lạ trong thức ăn, nước uống như cô suy diễn. Thế rồi, Thảo lại trách móc: “Họ vẫn cứ giam giữ bố tôi, thì thử hỏi, với điều kiện giam giữ trong tù như thế thì làm sao một người vừa trải qua cơn đại phẫu có thể hồi phục được?”. Ông cha ta có câu: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” Thảo ạ! Giá như cha cô không phạm tội “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự để tòa phải xét xử tuyên phạt 6 năm tù vào năm 2013 thì đâu có chuyện như vậy. Ông Đinh Đăng Định - cha cô -  không nói, không viết như cô suy diễn, phải chăng cô quá thương tiếc cha mình nên nói vậy thôi.

          Cô Phương Thảo thừa nhận trong lễ tang của cha cô “gia đình chưa gặp sự cản trở nào của chính quyền”, nhưng vẫn lối suy diễn “tuy rằng có thể một số nhà hoạt động đến dự đám bị an ninh theo dõi”. Đúng là sự suy diễn hồ đồ, vô căn cứ, không đưa ra bằng chứng nào mà cố nói lấy được theo kiểu “Ăn ốc nói mò”.

          2. Cũng trong bài viết trên, BBC tiếng Việt còn đưa ý kiến của Phạm Chí Dũng rằng, chính quyền đã có “tính toán” khi thả ông Định về nhà trong tình trạng bệnh tật đã rất trầm trọng, được hiểu là ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Và “họ cho lệnh đặc xá với ông Đinh Đăng Định, đó là một việc lấy lòng quốc tế, cho là nhà nước Việt Nam có nhân quyền”. Ở trên, cô Phương Thảo trách móc “cứ giam giữ” khi bệnh đã nặng. Ở đây, khi Nhà nước đặc xá cho ông Định thì Phạm Chí Dũng lại cho rằng “tính toán” để lấy “lòng quốc tế, cho là nhà nước Việt Nam có nhân quyền”. Vậy là sao? Kiểu gì họ cũng nói được.

          BBC dẫn lời ông Dũng: “việc tổ chức một đám tang không hoàn toàn quá tốn kém so với khả năng của Nhà nước, nhưng trách nhiệm và chi phí này, có thể đã được tính toán để “chuyển sang” cho các đương sự và người nhà của các đương sự bị qua đời”. Đúng là “Làm phúc phải tội”. Theo phong tục tập quán văn hóa Việt Nam, những người ốm đau không thể qua được, thường thì các bệnh viện đều trả về để khi người bệnh “nhắm mắt xuôi tay” được ở trong ngôi nhà mình, hết sức tránh “chết đường, chết chợ”. Vậy là, việc ông Định qua đời tại tư gia là phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam. Hơn nữa, khi ông bị bạo bệnh, ông được gần người thân để chăm sóc ông, an ủi ông và cũng là an nủi gia đình ông Định. Việc làm đầy nhân văn như thế mà Phạm Chí Dũng lại chuyển sang bài toán kinh tế, lộ rõ chân tướng của kẻ chỉ coi trọng vật chất, coi nhẹ tình cảm và văn hóa dân tộc. Những kẻ như vậy luôn bị xã hội ta từ trước đến nay phê phán. Thật là đã sấu xa mà không biết đường đậy lại. 

          Các ý kiến trên của Đinh Phương Thảo, Phạm Chí Dũng và BBC tiếng Việt đều có ý phê phán thực thi quyền con người ở Việt Nam. Nhưng xin thưa, trong Hội thảo thông báo kết quả Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ II, diễn ra chiều 02-4 vừa qua tại Hà Nội, do Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức, bà P.Mê-ta (Pratibha Mehta), Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cũng như nhiều đại biểu tham dự Hội thảo đều có chung nhận định: Việt Nam có nhiều tiến bộ trong bảo đảm quyền con người. Điều đó một lần nữa chứng tỏ những suy diễn của Thảo, Dũng và BBC tiếng Việt chỉ là trò: “Gắp lửa bỏ tay người” mà thôi./.