Tre
Việt
- Ngày 26/6/2024, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo tự do tôn giáo năm 2023,
trong đó họ quy chụp rằng: Việt Nam vẫn
tiếp tục xâm hại, sách nhiễu tự do tôn giáo. Vẫn như những năm trước, Báo cáo
tự do tôn giáo năm 2023 được công bố không căn cứ vào tình hình thực tế về tự
do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam mà chỉ là phản ánh những định kiến lâu nay của
một số tổ chức có quan điểm thù địch đối với Việt Nam. Đó là những thông tin sai
lệch, đánh giá thiếu khách quan, không đúng sự thật, hòng quy chụp phi lý,
xuyên tạc về tình hình và công tác bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam.
Là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo
với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn thực
hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng,
không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các
tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Các quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp của
Việt Nam, trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan, được bảo đảm trên thực tế.
Trên thực tế, trong năm 2023, việc bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã đạt được nhiều bước tiến, từ công tác lập
pháp, hành pháp và đối ngoại tôn giáo. Hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn
thiện, tạo cơ sở pháp lý bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân;
mới đây,, ngày 29/12/2023, Việt Nam đã ban hành Nghị định số 95/2023/NĐ-CP quy
định một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP).
Đây là sự điều chỉnh rất kịp thời nhằm giải quyết những vướng mắc trong thực
tế mà người dân, tín đồ gặp phải, như: vấn đề sở hữu đất tôn giáo; sinh hoạt
tín ngưỡng đối với những người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ;
bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài; hoạt động
của các tổ chức, cơ sở tôn giáo, đặc biệt là vấn để sinh hoạt tôn giáo trên
không gian mạng. Năm 2023, Việt Nam phát hành Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” bằng tiếng Việt và tiếng
Anh. Đây là tài liệu chính thống, không chỉ cung cấp những thông tin về chính
sách, thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, mà còn khẳng
định các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước không phân biệt đối xử
vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó, “Không
một cá nhân, tổ chức tôn giáo nào hoạt động theo đúng pháp luật mà bị ngăn cấm”.
Các tổ chức tôn giáo được tạo mọi điều kiện hoạt động theo Hiến chương, Điều lệ
và quy định pháp luật. Nhà nước luôn quan tâm và tạo điều kiện để các sinh hoạt
tôn giáo, hoạt động tôn giáo của tất cả các tôn giáo được diễn ra bình thường.
Đặc biệt, những ngày lễ trọng của các tôn giáo được tổ chức với quy mô lớn, thu
hút đông đảo tín đồ tham dự. Riêng năm 2023, Việt Nam đã công nhận tổ chức tôn
giáo cho 02 tổ chức (Phật giáo Hiếu nghĩa
Tà Lơn, Hội thánh Phúc âm toàn vẹn Việt Nam) và chấp thuận đề nghị thành lập
Viện Thần học Báp tít Việt Nam. Và, tính đến tháng 12/2023, Nhà nước đã công nhận
38 tổ chức tôn giáo, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 02 tổ chức và 01 pháp
môn tu hành thuộc 16 tôn giáo. Hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn
giáo cũng được quan tâm, tạo điều kiện, góp phần khẳng định chủ trương, chính
sách đảm bảo quyền tự do tôn giáo của Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Trong năm
2023, có hơn 300 lượt chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo tham gia hội
nghị, hội thảo, các khóa đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài; gần 400 lượt người
nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo được tạo điều
kiện đăng cai, tổ chức các sự kiện tôn giáo quốc tế lớn, như: Giáo hội Công
giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu năm 2023;
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Ban Thư ký Diễn đàn Phật
giáo châu Á vì hòa bình; Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào -
Campuchia; các Hội thánh Tin lành Việt Nam tổ chức Lễ hội “Xuân yêu thương”, v.v. Thực tế trên chứng minh rõ: nếu ở Việt Nam “vẫn tiếp tục xâm hại, sách nhiễu tự do tôn
giáo”, như trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, chắc chắn các hoạt động
tôn giáo không thể sinh động như thế? Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam
kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm khắc đối với những hoạt động lợi dụng tôn
giáo để vi phạm pháp luật, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng,
Nhà nước.
Theo Tre Việt, những nhận định về tình
hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo năm 2023 ở Việt Nam trong Báo cáo của Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ chỉ là “Bổn cũ soạn lại”, không
khách quan, không đúng thực tế, cần kịch liệt lên án và đấu tranh bác bỏ./.