Tre Việt:
1/ Vừa qua, Ủy
ban Kiểm tra Trung ương công bố quyết định đề nghị thi hành kỷ luật đối với
Thượng tướng Phương Minh Hòa và Trung tướng Nguyễn Văn Thanh vì vi phạm trong
quản lý, sử dụng đất quốc phòng. Quyết định nêu rõ:
Thượng tướng Phương Minh Hòa, nguyên Ủy viên
Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt
Nam, trong thời gian giữ cương vị Bí thư Đảng ủy, Chính ủy và Phó Bí thư Đảng
ủy, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, chịu trách nhiệm chính về
những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015; trực
tiếp ký một số văn bản sử dụng đất vào mục đích kinh tế, liên doanh, liên kết
không đúng quy định.
Trung tướng
Nguyễn Văn Thanh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân chủng Phòng không
- Không quân chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của
Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015; chịu trách nhiệm trong việc xét duyệt
danh sách hưởng chính sách nhà ở, đất ở của Quân đội, trong đó có một số trường
hợp không đúng đối tượng theo quy định.
Thế mà, trên mạng xã hội lại có ý kiến cho rằng, việc Thượng tướng
Phương Minh Hòa và Trung tướng Nguyễn Văn Thanh bị đề nghị xem xét kỷ luật là
“hậu quả của tình trạng có quá nhiều tướng dẫn đến loạn tướng” (!) Không biết
do họ thiếu thông tin hay là phát biểu mang tính hàm hồ. Bởi việc phong tướng
như thế nào là do quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam . Xin mời xem
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân
đội nhân dân Việt Nam
(Luật số 72/2014/QH13, ngày 27-11-2014)
của Quốc hội tại Điều 15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của
sĩ quan. Theo quy định tại điều này, việc những chức danh nào
được phong cấp tướng đã rõ ràng, không
thể tùy tiện muốn phong ai thì phong, phong như thế nào cũng được mà họ cho
rằng “loạn tướng”. Đó là phát biểu mang tính cảm xúc không có cơ sở pháp lý.
2/ Một số người cho rằng, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội
khóa XIV nhiều đại biểu Quốc hội bên dân sự đã lên tiếng bày tỏ quan ngại đối
với Dự luật Đặc khu, vì nó liên quan đến chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới, song không thấy đại biểu Quốc hội bên Quân đội phát biểu ý kiến. Theo
dõi trên nghị trường thì thấy như thế, nhưng theo Tre Việt được biết Đoàn Đại
biểu Quốc hội của Quân đội trước những sự kiện quan trọng của đất nước đều chủ động báo cáo bằng văn bản với lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, Chính phủ,... và đề xuất phương án giải quyết phù hợp. Việc
Quốc hội thảo luận về Dự luật Đặc khu Đoàn Đại biểu Quốc hội cũng đã có văn bản
báo cáo và đề xuất tạm dừng thông qua Dự luật này, nên trên nghị trường dành
nhiều thời gian để lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ,... nghe ý kiến của các
đại biểu khác, chứ không phải đại biểu Quân đội không có ý kiến. Đây chẳng qua
là do thiếu thông tin nên có nhận xét
như vậy mà thôi./.