Apr 28, 2022

Không thể phủ nhận giá trị cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin

          Tre Việt - Trang facebook Việt Tân ngày 26/4 đăng status mỗi ngày một câu hỏi, với dụng ý mỉa mai rằng: Cộng sản Việt Nam nói: “Tư tưởng Mác - Lênin là tư tưởng khai sáng nhân loại”. Hỏi “Vậy tại sao tượng Lênin bị phá sập tại Nga và các nước Đông Âu trong tiếng hò reo của nhân dân?”. Hãy cùng Tre Việt đi tìm câu trả lời.

Chúng ta đều biết, Chủ nghĩa Mác - Lênin là là hệ thống lý luận thống nhất được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản là triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị học Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học; là hệ thống lý luận khoa học, thống nhất về mục tiêu, con đường, biện pháp, lực lượng thực hiện sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, giải phóng con người, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Lịch sử phát triển của xã hội loài người trải qua các hình thái kinh tế - xã hội đã chỉ ra rằng: lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là cách mạng, khoa học, hoàn toàn đúng đắn. Liên Xô và một số nước ở Đông Âu trước đây đã từng áp dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và đã xây dựng đất nước phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội, hình thành một hệ thống đối trọng với chủ nghĩa tư bản. Nhưng tiếc rằng, do nhận thức sai lầm của những con người cụ thể trong lãnh đạo và hành động nên đến năm 1991 mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ. Đây là sự sụp đổ của một mô hình cụ thể chứ không phải sụp đổ của lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nhận thức rõ điều đó, Việt Nam và một số nước khác trên thế giới hiện nay vẫn đang kiên trì vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện ụ thể của mỗi nước. Thực tiễn đã chứng minh rằng: Việt Nam là quốc gia đang vận dụng khoa học, có hiệu quả lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào lãnh đạo xây dựng, phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội và đã thu được những thành tựu nhất định. Kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại,… phát triển toàn diện; quốc phòng, an ninh được tăng cường; đời sống của nhân dân được nâng lên; uy tín, vị thế đất nước trên trường quốc tế không ngừng được củng cố, khẳng định. Đặc biệt, những thành tựu trong xóa đói, giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội đã khẳng định sự ưu việt của chế độ. Vì thế, việc Đảng, Nhà nước ta cho rằng: “Tư tưởng Mác - Lênin là tư tưởng khai sáng nhân loại” là hoàn toàn có cơ sở.

Việc Việt Tân hỏi rằng: “tại sao tượng Lênin bị phá sập tại Nga và các nước Đông Âu trong tiếng hò reo của nhân dân?”. Câu trả lời đây là hành động bột phát, nóng vội của những người lãnh đạo có tư tưởng đối lập. Họ đã cố tình phủ nhận giá trị cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Còn “tiếng hò reo của nhân dân” ở đây đang bị đánh đồng. Đây không phải là tất cả nhân dân Nga và các nước Đông Âu mà chỉ là một bộ phận những người đã từng được hưởng những đặc ân, lợi ích của chủ nghĩa xã hội, nhưng khi mô hình xã hội chủ nghĩa sụp đổ, đất nước lâm vào khủng hoảng,… thì đã “quay xe”, “trở cờ”, đi theo tư tưởng đối lập, xét lại, phủ nhận công lao của Lênin mà thôi. Hành động này cần bị cộng đồng những người tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới phê phán./.

Apr 26, 2022

Trò lợi dụng “Hiến pháp” để xuyên tạc của Mạc Văn Trang

           Tre Việt - Ngày 20/4, facebook Việt Tân đăng bài “Hiến pháp là tài liệu phản động” của Mạc Văn Trang. Trong bài viết này, ông ta cố tình cắt gọt bản chất các vụ án đã xử lý “nhóm Hiến pháp”, Lê Trọng Hùng, Lê Dũng Vova để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ; gây hoang mang dư luận, giảm niềm tin của nhân dân vào nền tư pháp Việt Nam.

Nói về nhóm “Hiến pháp”, các đối tượng, gồm: Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Hoàng Thị Thu Vang, Đỗ Thế Hóa, Hồ Đình Cương, Ngô Văn Dũng, Trần Thanh Phương, Đoàn Thị Hồng và Lê Quý Lộc là những người có tư tưởng bất mãn với chính quyền. Các đối tượng này thường xuyên tiếp xúc với các thông tin có nội dung xấu trên mạng xã hội, đã chia sẻ các video clip về facebook cá nhân để kêu gọi, kích động, lôi kéo người dân tham gia biểu tình. Họ tham gia một nhóm kín có tên là “Hiến pháp” đi tặng quyển Hiến pháp để “bảo vệ Hiến pháp”, nhưng sự thật là họ đã núp dưới danh nghĩa tán phát các quyển Hiến pháp để tuyên truyền, phổ biến những cách hiểu sai lệch về các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,… được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhóm này hoạt động với mục đích lôi kéo, kêu gọi người dân tham gia biểu tình chống đối chính quyền.

Đối tượng Lê Văn Dũng (hay còn gọi là Dũng Vova), rất nhiều năm, với cái mác “nhà báo”, giám đốc truyền hình (rởm) đã thực hiện rất nhiều clip có nội dung kích động, bóp méo bản chất để đưa ra cái nhìn sai lệch về Việt Nam. Trong vụ Đồng Tâm, Dũng cùng đồng bọn liên hệ với các đối tượng cốt cán của “Tổ đồng thuận”, để “hỗ trợ pháp lý”, hướng dẫn cách thức đăng tải, cập nhật tình hình Đồng Tâm. Khi phiên xét xử vụ án Đồng Tâm diễn ra, Lê Dũng “Vova” tiếp tục thực hiện nhiều clip, đưa tin lệch lạc, sai sự thật về phiên xét xử.

Còn Lê Trọng Hùng (biệt danh Hùng “gàn”) đã cùng Dũng “Vova” diễn trò làm hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội. Khi bị loại ở vòng hiệp thương do không đủ tiêu chuẩn, Dũng và đàn em tiếp tục làm clip bôi nhọ danh dự các vị lãnh đạo của Quốc hội, kêu gọi người dân không đi bầu cử, v.v. Theo cơ quan điều tra, Hùng gàn đã có hành vi sử dụng không gian mạng internet thông qua fanpage facebook “CHTV Vietnam” đăng tải các video clip có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Với những chứng cớ rõ ràng, các đối tượng đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam điều tra, củng cố chứng cứ, bắt giữ và đưa ra xét xử công khai, minh bạch trước pháp luật với các tội danh, như: Phá rối an ninh; Tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành. Đây là các vụ án nghiêm trọng, xâm phạm tới an ninh quốc gia; tại phiên tòa, các bị cáo khai nhận hành vi vi phạm, lời khai phù hợp tài liệu điều tra có trong hồ sơ.

Như vậy, thực chất cái gọi là nhóm “Hiến pháp”, hay “tặng quyển Hiến pháp” cũng chỉ là cái vỏ bọc để các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước thông qua việc tuyên truyền, xuyên tạc những quy định trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những đồng bọn của Mạc Văn Trang bị bắt, xử tù đều là những kẻ chuyên đi thực hiện những hành vi gây rối, làm, phát tán, tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối, phỉ báng, nói xấu chế độ, gây hoang mang dư luận, gây rối trật tự xã hội. Ông Mạc Văn Trang dù là người lớn tuổi, có học nhưng chỉ vì động cơ đen tối mà không từ thủ đoạn đánh lận, nhập nhèm bản chất sự việc để xuyên tạc, càng chứng tỏ sự hèn mọn, tư cách thấp kém, hằn học của Ông ta.

Nhân đây, Tre Việt thông tin để Mạc Văn Trang tỉnh ngộ, Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Hiến pháp (2013) đã dành riêng 01 chương (Chương II) quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân; trong đó, bao gồm rất nhiều quyền (được quy định từ Điều 14 đến Điều 43), chỉ có 04 nghĩa vụ (được quy định từ Điều 44 - Điều 47), riêng Điều 48 và 49 là dành cho công dân người nước ngoài. Như vậy, Nhà nước ta rất tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo các quyền con người của mọi công dân. Ngay tại Điều 3, Hiến pháp nêu rõ: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Ngoài việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người và quyền công dân thì mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta hướng tới chính là nhằm xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh, mang đến cho mọi người cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Và thực tế, đã chứng minh mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều hướng đến mục tiêu đó. Sự đổi thay, phát triển của đất nước, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao chính là minh chứng rõ nhất cho những gì Đảng và Nhà nước đang làm.

Hiến pháp cũng như các văn bản của Đảng và Nhà nước khi ban hành đều được các cấp, các ban, bộ, ngành, địa phương tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy không có chuyện “Hiến pháp là tài liệu phản động”. Lâu nay, đây đã trở thành thủ đoạn quen thuộc, để đến khi đồng bọn bị bắt, xử lý thì họ lại diễn trò lợi dụng “Hiến pháp” để xuyên tạc bản chất vụ án, nhằm che đậy cho hành vi vi phạm pháp luật của đồng bọn; do đó, cần lên án, bác bỏ./.

 

Apr 21, 2022

Hành động hồ đồ, cực đoan cần lên án, chấm dứt

          Tre Việt - Ngày 20/4, trang facebook Việt Tân đăng status “Siêu sao bóng rổ Mỹ dùng giầy để chỉ trích cộng sản Việt Nam về nhân quyền” và đăng lại bài viết từ trang Người Việt Online. Trong đó, cho biết: cầu thủ bóng rổ người Mỹ Enes Kanter Freedoom đã dùng hình vẽ trên những chiếc giày thể thao trên đó viết thông điệp chỉ trích cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền. Cầu thủ này còn viết trên trang cá nhân “hàng trăm nhà báo và nhà bảo vệ nhân quyền đang gặp rủi ro, bị sách nhiễu, hoặc bị đàn áp ở Việt Nam. Nơi này không có quyền tự do biểu đạt, không tự do ngôn luận và cũng không có tự do báo chí,…”.

Thật nực cười! Thử hỏi, Enes Kanter Freedoom đã bao giờ đến Việt Nam chưa? Nếu chưa đến, chưa tận mắt chứng kiến cuộc sống, sinh hoạt của người dân Việt Nam thì đừng “nhắm mắt nói càn”!

Vậy nên, những thông tin mà cầu thủ Enes Kanter Freedoom đã viết là hoàn toàn không chính xác, không phản ánh đúng tình hình thực tế nhân quyền diễn ra tại Việt Nam. Bởi, những thông tin mà anh ta có được mới chỉ là thông tin một chiều, phiến diện từ những tổ chức quốc tế, cá nhân vốn có thâm thù với chế độ, đất nước, nhân dân Việt Nam nên không khách quan, chính xác.

Nhân đây, Tre Việt thông tin cho Enes Kanter Freedoom được biết là Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, bảo đảm quyền tự do dân chủ, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận cho tất cả công dân của mình. Chỉ có những cá nhân lợi dụng danh nghĩa nhà báo, những người tự xưng bảo vệ nhân quyền, cố tình xâm phạm quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, có những hành động, việc làm vi phạm pháp luật mới bị bắt giữ, điều tra, xét xử theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều này là hoàn toàn bình thường, không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, kể cả ở Mỹ. Giống như việc, nếu Enes Kanter Freedoom vi phạm pháp luật Mỹ thì sẽ bị xử lý mà thôi.

Mặc dù, trong lịch sử, có thời gian đế quốc Mỹ đã xâm lược đất nước Việt Nam, là kẻ thù của dân tộc Việt Nam. Nhưng với tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, Chính phủ, Nhân dân hai nước đã bình thường hóa quan hệ, cùng nhau xây dựng quan hệ đối tác toàn diện và đang có nhiều tiến triển. Là đất nước hiếu khách, Việt Nam luôn sẵn sàng, mong muốn Enes Kanter Freedoom đến Việt Nam để được tận mắt chứng kiến sự đổi thay, phát triển của đất nước, nhân dân Việt Nam được tự do thực hiện các quyền công dân của mình, trong đó, có quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, v.v.

Thể thao vốn là hoạt động có tính kết nối, gắn kết cộng đồng xích lại gần nhau. Song hành động của cầu thủ Enes Kanter Freedoom đã làm cản trở, ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa chính phủ, nhân dân hai nước Việt Nam, Hoa Kỳ. Vì thế, hành động hồ đồ, cực đoan này của Enes Kanter Freedoom cần bị lên án và chấm dứt./.

Apr 20, 2022

Nghiêm minh để Quân đội mạnh hơn

           Việc khởi tố, bắt giam nhóm tướng lĩnh vi phạm pháp luật chứng tỏ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xử lý rất nghiêm để làm gương, chắc chắn không có chuyện xê xoa, dĩ hòa vi quý, không có ngoại lệ, vùng cấm.

“Tướng lĩnh hay ai phạm pháp đều bị xử lý như nhau”

Liên quan đến quá trình điều tra vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, trong một diễn biến mới nhất, Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã bắt tạm giam Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Trung tướng Hoàng Văn Đồng, nguyên Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; Thiếu tướng Bùi Trung Dũng, nguyên Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, nguyên Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị cùng về tội tham ô tài sản. Trước đó, Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố, bắt tạm giam 2 Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển vi phạm gây thất thoát và nhận hối lộ.

Vụ việc 7 sĩ quan cấp tướng vừa rồi cùng với nhiều cán bộ khác của quân đội thời gian qua đã khiến cho hình ảnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam có phần nào bị ảnh hưởng, nhưng Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vẫn kiên quyết xử lý đã cho thấy quan điểm nhất quán đó là kiên quyết giữ vững những giá trị, phẩm chất tốt đẹp của quân đội; kiên quyết xử lý những sai phạm một cách công khai, nghiêm minh.

Một độc giả của VOV.VN bày tỏ: “Nhiều sự việc đáng tiếc liên quan đến tướng lĩnh quân đội thời gian qua là câu chuyện rất đáng buồn nhưng qua việc xử lý của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cũng cảm thấy tự hào bởi quân đội ta đã thẳng thắn nhìn ra và xử lý cương quyết những sai lầm, khuyết điểm, tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp”.

Vụ việc vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, Nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng - An ninh khóa XIV của Quốc hội cho rằng, đây là một điều đau xót, nhưng điều đó cũng cho thấy sự chấp hành nghiêm túc quan điểm, chủ trương phòng chống tham nhũng của Đảng và chứng minh một điều rằng, việc xử lý cán bộ sai phạm là không có vùng cấm với bất kỳ ai, tướng lĩnh quân đội phạm tội cũng bình đẳng trước pháp luật như những công dân khác. “Việc xử lý cán bộ, lại là những cán bộ cấp cao là rất đau xót, nhưng chúng ta vẫn phải làm, cho thấy nguyên tắc rất rõ ràng của pháp luật hình sự, anh có tội anh phải chịu sự xử lý của pháp luật”, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ nêu quan điểm.

Cũng theo ông Bộ, hành vi vi phạm pháp luật của các tướng lĩnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển thể hiện rõ là hành vi phạm tội có tổ chức và tới đây, cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục làm rõ. Nhưng rõ ràng với những điều tra bước đầu, các tướng lĩnh này đã phạm vào một trong những tội đặc biệt nghiêm trọng là tội Tham ô tài sản. Họ đã câu kết với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để tham ô một lượng lớn tài sản của đất nước giao cho quân đội. Đáng lẽ ra, với trách nhiệm quản lý số tài sản đó, họ phải sử dụng tài sản vào đúng mục đích.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, qua vụ việc của nhóm tướng lĩnh vừa bị bắt giữ, cho thấy nhiều vấn đề rất đáng quan tâm. “Đó là vấn đề phải thực hiện tốt việc giám sát, kiểm tra, việc thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người. Sự việc của nhóm tướng lĩnh trên đều xuất phát từ câu chuyện buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra giám sát cho nên đồng tiền ngân sách của Nhà nước giao cho đơn vị không được kiểm tra, giám sát kịp thời dẫn tới tội phạm xảy ra do chính những người có trách nhiệm quản lý tài sản đó đó thực hiện. Một vấn đề nữa là việc tuyển chọn cán bộ có trường hợp làm chưa chặt nên mới “lọt” những con người thoái hóa biến chất, được bổ nhiệm giữ chức vụ cao, vi phạm”. Dẫn ra những vấn đề trên, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ cho rằng, trong sai phạm của các tướng lĩnh nói trên không thể lấy lý do lương thấp, chế độ đãi ngộ, bởi rất nhiều người lương thấp hơn rất nhiều, hoàn cảnh khó khăn hơn nhiều nhưng không phạm tội. Phải khẳng định đó chính là ý định chủ quan của những cán bộ đó, họ lợi dụng việc được Nhà nước, Quân đội giao quản lý tài sản để chia chác nhau.

“Chặt cành sâu cứu cây” làm cho Quân đội mạnh hơn

Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Bá Dương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng cũng bày tỏ, sai phạm của những sĩ quan cấp cao này là rất đáng tiếc. Nó nhắc nhở mọi người phải luôn đề cao cảnh giác trước chủ nghĩa cá nhân, với giặc nội xâm. Không lúc nào được buông lỏng sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Hành vi vi phạm kỷ cương phép nước của những sĩ quan cấp cao của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển là không thể chấp nhận. Thiếu tướng Nguyễn Bá Dương cho rằng, việc xử lý pháp luật, bắt giam, khởi tố, điều tra xét hỏi nhóm tướng lĩnh vi phạm pháp luật chứng tỏ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xử lý rất nghiêm để làm gương, chắc chắn không có chuyện xuê xoa, dĩ hòa vi quý, không có ngoại lệ, vùng cấm.

“Kỷ luật là nghiêm minh là “chặt cành sâu để cứu cây”, là làm cho quân đội mạnh hơn. Một số cán bộ chiến sĩ trong quân đội mắc sai phạm, tuy nhiên, vẫn phải khẳng định rằng, truyền thống của quân đội, khí phách bộ đội Cụ Hồ không có gì thay đổi. Quân đội ta vẫn đang ngày đêm bám sát nhiệm vụ trung tâm là tham gia bảo vệ và xây dựng Tổ quốc; ngày đêm vẫn canh biển, giữ trời, tham gia phòng chống dịch, phòng chống lụt bão, vẫn được nhân dân tín nhiệm, yêu thương”. Thiếu tướng Nguyễn Bá Dương khẳng định như vậy, đồng thời cho rằng, để giữ vững hình ảnh của mình, quân đội còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để phát huy những giá trị tốt đẹp nhất, hạn chế sai lầm, khuyết điểm, xây dựng quân đội ngày càng vững mạnh.

(nguồn vov.vn)

 

 

Apr 18, 2022

“Bổn cũ soạn lại” của Bộ Ngoại giao Mỹ

         Tre Việt - Ngày 13/4/2022, Bộ Ngoại giao Mỹ ra Báo cáo Nhân quyền năm 2021, khái quát tình hình nhân quyền của 198 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. So với báo cáo năm 2021, báo cáo năm nay của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn dựa trên kết cấu báo cáo giống như các năm trước, tiếp tục sử dụng các nguồn thông tin không chính thống của các tổ chức và cá nhân chống đối trong và ngoài nước cung cấp. Phần về Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ghi nhận một số mặt tích cực; tuy nhiên, họ cáo buộc Chính phủ vi phạm các quyền cơ bản của người dân, như: hạn chế quyền tự do internet, quyền tự do lập hội, tự do hội họp hòa bình; hạn chế tự do đi lại của các đối tượng mà Mỹ gọi là “nhà hoạt động nhân quyền” ra nước ngoài; công dân không được thay đổi Chính phủ qua bầu cử, người dân bị hạn chế trong việc tham gia các hoạt động chính trị, quản lý nhà nước. Phê phán, chỉ trích Chính phủ và lực lượng Công an đã tiến hành bắt giữ và giam giữ tùy tiện, tra tấn đối với các “nhà hoạt động nhân quyền”, xét xử các đối tượng chống đối chính trị thời gian qua, như: vụ Đồng Tâm, Hội Nhà báo độc lập, việc xét xử đối tượng Mai Văn Lợi và Phạm Đình Bách về hành vi trốn thuế, v.v.

Thành công của Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (khóa XV)
và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026
khẳng định niềm tin sắt son, vững chắc của nhân dân
với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa

Thực chất, đây là trò “bổn cũ soạn lại” của Bộ Ngoại giao Mỹ với những thông tin sai lệch, đánh giá thiếu khách quan về tình hình nhân quyền diễn ra trong năm 2021 ở Việt Nam, bởi vì:

Trong năm 2021, Việt Nam đã ban hành, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời triển khai các biện pháp cụ thể trên thực tế để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt chính đáng của người dân, phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật; đồng thời, đạt những thành tựu đáng chú ý trong tăng cường việc tiếp cận thông tin rộng khắp của người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, v.v. Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng 41.000 nhân sự tham gia hoạt động trong lĩnh vực báo chí, với 779 cơ quan báo chí (trong đó có 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập), 72 cơ quan được cấp phép hoạt động phát thanh - truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh và 193 kênh truyền hình. Tính tới tháng 6/2021, số lượng người dùng internet ở Việt Nam là gần 70 triệu người, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020 - 2021 (chiếm hơn 70% dân số); số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người, tăng gần 10 triệu người trong vòng 01 năm (tương đương 73,7% dân số). Và, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.

Mặt khác, cần khẳng định rõ: thời gian qua Nhà nước Việt Nam không tiến hành bắt, giam giữ tùy tiện, tra tấn đối với các “nhà hoạt động nhân quyền”, xét xử các đối tượng chống đối chính trị. Nhà nước Việt Nam không bắt, bỏ tù bất kỳ ai chỉ vì họ hoạt động báo chí, mà chỉ xử lý những hành vi vi phạm pháp luật; tùy tính chất và mức độ của hành vi có thể xử bị xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo một trình tự, thủ tục luật định, bảo đảm tính công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, cũng không bỏ lọt tội phạm.

Thực tế tình hình bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam đã được nhiều nhà lãnh đạo, chính khách quốc tế, các nhà quan sát, du khách cảm nhận, đánh giá cao. Nhà báo chuyên về chính trị Đông Nam Á, David Hutt phát biểu trên đài BBC News rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hành động trách nhiệm và đặt người dân lên làm mối quan tâm hàng đầu. Ngoài ra, còn rất nhiều bình luận tương tự của giới chính khách, chuyên gia, truyền thông quốc tế khi đề cập tới thành công của Việt Nam trong việc biến nguy thành cơ để thực hiện có kết quả mục tiêu kép: phòng, chống đại dịch Covid-19, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội, nhằm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Thực tiễn là những minh chứng giản dị và thuyết phục nhất, thể hiện những gì mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đang tôn trọng, bảo vệ, thực hiện nhân quyền đã được người dân đặt trọn niềm tin và được dư luận tiến bộ trên thế giới ghi nhận.

Như vậy, những nhận xét thiếu khách quan, mang đầy tính quy chụp của Bộ Ngoại giao Mỹ trong Báo cáo Nhân quyền năm 2021 là không đúng sự thật, chỉ là trò “bổn cũ soạn lại” những năm trước, cần lên án, bác bỏ./.

Apr 14, 2022

Việt Nam là đất nước tình nghĩa, thủy chung

           Tre Việt - Lợi dụng việc Việt Nam bỏ phiếu chống tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc nhằm đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ngày 13/4, trang facebook Chân Trời Mới Media đăng bài: “Ngoại giao phản dân” làm nhục cả dân tộc lẫn quốc thể. Đây là chiêu trò xuyên tạc, kích động với dụng ý xấu.

Bởi, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, dựa trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Lập trường của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; nhất là, nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Việc bỏ phiếu tại các hội nghị quốc tế và của Liên hợp quốc đều dựa trên đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, bảo đảm tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc. Trong những tình huống cụ thể, Việt Nam luôn linh hoạt, khôn khéo ứng xử, cân nhắc để đưa ra ý kiến dựa trên tình hình thực tế và thực tiễn lịch sử để có ứng xử cho phù hợp, lựa chọn phương án tối ưu nhất, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Trong lịch sử giải phóng dân tộc, Việt Nam đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của đông đảo của các nước bạn bè, cộng đồng quốc tế; trong đó, có những quốc gia đã giúp đỡ, viện trợ hết sức chí nghĩa, chí tình cả sức người, sức của, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp để Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Đất nước, Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự giúp đỡ tận tình ấy. Chính vì thế, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, phát triển sâu rộng ngày nay, Việt Nam luôn quan tâm, ưu tiên phát triển, nâng tầm mối quan hệ hợp tác với các nước bạn bè hữu nghị truyền thống như là cách thể hiện tình nghĩa, thủy chung, hiếu khách của đất nước, con người Việt Nam.

Trong bối cảnh hiện nay, cộng đồng quốc tế quan tâm, tìm hiểu lịch sử đất nước, dân tộc Việt Nam, họ sẽ hiểu, chia sẻ với quan điểm của Việt Nam. Chỉ có các thế lực thù địch, phần từ phản động, cơ hội chính trị vốn có thâm thù với chế độ mới không nghĩ vậy. Ngược lại, chúng luôn tìm cách chống phá, cố tình xuyên tạc, kích động cho rằng việc Việt Nam bỏ phiếu chống là “làm nhục cả dân tộc lẫn quốc thể”, hòng làm giảm uy tín, hình ảnh đất nước, nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế. Song chúng sẽ không đạt được mục đích, bởi Việt Nam luôn là đất nước tình nghĩa, thủy chung./.

 

Apr 13, 2022

Tin lành Đêga chỉ mang lại bất hạnh, khổ đau

            Chúng tôi có cơ hội gặp và được nghe chính người từng trong cuộc kể về bản chất xấu xa của cái gọi là Tin lành Đêga và những khổ đau, bất hạnh mà tà đạo này mang đến cho người dân.

Niềm tin mù quáng phải trả giá

Những ngày tháng 4, vùng chảo lửa huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai nóng như thiêu như đốt. Đang vào mùa thu hoạch lúa nên hầu hết bà con đã ra đồng hoặc ai xong việc thì lên rẫy làm cỏ mì nên phải qua 3 lần hẹn và nhờ sự giúp đỡ của các cán bộ an ninh Công an huyện Phú Thiện, chúng tôi mới gặp và tìm hiểu về Siu Un (tên thường gọi Ama HVân, SN 1966, trú thôn Tân Điệp 1, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện). Tiếp chúng tôi trong căn nhà ván gỗ, mái tôn, Siu Un trông già hơn nhiều với số tuổi nhưng đôi mắt vẫn còn tinh anh, linh hoạt lắm. Nếu không được giới thiệu trước, có lẽ chúng tôi không thể nào hình dung được đứng trước mặt mình từng là nhân vật cốt cán trong việc rao giảng trái phép Tin lành Đêga và tổ chức vụ bạo động tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2001.

Siu Un kể: Là một trong những người Jrai đầu tiên tại vùng đất Phú Thiện được học hết cấp 3, sau khi ra trường, Siu Un được nhận vào làm việc tại Công ty truyền tải điện 500Kv Gia Lai, chi nhánh huyện Chư Sê. Kể từ đó, Siu Un trở thành niềm tự hào của đồng bào nơi đây cùng với tương lai tương sáng phía trước. Trải qua hơn 10 năm công tác tại công ty, Siu Un luôn được đánh giá là cán bộ có năng lực, trách nhiệm với công việc. Năm 1998, Siu Un bất ngờ xin nghỉ việc trong sự ngỡ ngàng của các cán bộ, đồng nghiệp cùng công ty. Đây chính là dấu mốc dẫn đến ngã rẽ với nhiều sự thay đổi trong cuộc đời của con người này. Từ năm 1999, Siu Un bắt đầu nghe theo và nhận sự chỉ đạo của đối tượng Rah Lan Nglol (tên thường gọi là Ama Chăm, đối tượng phản động hiện đang sống lưu vong tại Mỹ) để tuyên truyền, vận động nhân dân tại các buôn làng nổi dậy, biểu tình và vẽ ra viễn cảnh hão huyền với cái gọi là “Nhà nước Đêga”. Đồng thời, các đối tượng còn liên tục bịa đặt, dựng chuyện, đưa ra những thông tin sai trái, phản động nhằm chống phá chính quyền, gây mất ổn định an ninh trật tự, đẩy cuộc sống của người dân vào cảnh cơ cực.

Giải thích về sự thay đổi trong nhận thức và hành động của mình, Siu Un cho biết: Lúc đó mình nghe các đối tượng xấu tiếp cận, hứa hẹn nếu biểu tình thành công sẽ cho làm người đứng đầu, thủ lĩnh của nhà nước nên tôi tham gia theo. Siu Un được các đối tượng phát cho tài liệu tuyên truyền về lịch sử Fulro, bản đồ Nhà nước Đêga và quyền của người bản địa nhằm lôi kéo đồng bào, người dân nhẹ dạ, cả tin tại các buôn, làng. Siu Un cũng thường xuyên liên lạc với các chấp sự tại các buôn, làng để truyền đạt ý kiến, chỉ đạo hoạt động của các đối tượng bên ngoài; trường hợp có người dân không hợp tác thì sẵn sàng đe dọa, uy hiếp để buộc họ nghe theo.

Lợi dụng uy tín, danh xưng là người con ưu tú của buôn, làng, Siu Un đã hoạt động rất tích cực tại các huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai. Siu Un liên tục tuyên truyền, lén lút rao giảng về Tin lành Đêga; đồng thời, xây dựng lực lượng chống phá nhà nước nhưng bản thân lại không được bình bầu, không có chức danh cụ thể nào mà chỉ nghe và làm theo chỉ đạo một cách mù quáng. Đầu năm 2001, Siu Un giữ vai trò tổ chức trong vụ bạo loạn đòi thành lập nhà nước Đêga độc lập tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Với những hành vi vi phạm pháp luật của mình, Siu Un đã phải trả giá bằng bản án 16 năm tù. Đây là hình phạt thích đáng cho những sai trái mà Siu Un đã làm với cộng đồng, dân tộc, đất nước. Ở nơi trại giam, Siu Un thường xuyên được các cán bộ quản giáo giải thích về những hành vi vi phạm phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích dân tộc và mong muốn của đại đa số người dân.

Chuyển biến tư tưởng và thức tỉnh

Nhờ cải tạo tốt, năm 2015, Siu Un ra tù trước thời hạn và trở về địa phương với món nợ chồng chất của gia đình. Siu Un cho hay, Ama Chăm chỉ đạo tôi hoạt động, tôi tin tưởng nghe theo, bỏ qua sự can ngăn của gia đình nhưng không được hỗ trợ, giúp đỡ gì cả; mọi chi phí hoạt động đều phải tự túc. Tôi không phụ giúp được cho gia đình, vợ con phải tự xoay xở nên không đủ ăn, phải vay mượn, nợ nần khắp nơi; bốn đứa con nheo nhóc, bữa đói, bữa no.

Bằng sự kiên trì, thấu tình đạt lý, các cán bộ Công an huyện Phú Thiện đã từng bước cảm hóa; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, thăm hỏi động viên và có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có Siu Un. Từ đó, đời sống bà con ngày càng được nâng cao. Siu Un cũng có thời gian để suy nghĩ lại về những bánh vẽ mà các thế lực thù địch đã cố tình nhồi nhét, những khổ sở mà dân mình phải chịu khi tin theo, làm theo thứ gọi là Tin lành Đêga mà các thế lực phản động tô vẽ nên.

Đợt vừa qua, Siu Un nhiễm bệnh, trở thành F0 nhưng những bà con gần xa, những người từng được Siu Un xem là chiến hữu cùng chiến tuyến vẫn không được lời hỏi han. Bên cạnh Siu Un lúc này chỉ có gia đình và cấp ủy, chính quyền địa phương cùng những người đã thương yêu, bao bọc, tận tình hỏi han, lo lắng cho sức khỏe cũng như tiếp tế lương thực, thực phẩm cho Siu Un khi bị cách li vì dịch bệnh. Sau nhiều đêm dài suy nghĩ, hết đứng lên rồi ngồi xuống, tựa vào vách tôn trong căn nhà đã cũ, Siu Un đã đi đến quyết định đúng đắn nhất trong cuộc đời mình. Đó là trở về với đúng nghĩa là người con của buôn làng; sống tốt đời, đẹp đạo, sống có ích cho gia đình, xã hội và đất nước.

Ngày 26/3 vừa qua, Siu Un được Hội thánh tin lành truyền giáo cơ đốc Ia Hiao, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện tổ chức tiếp nhận về sinh hoạt tại Chi Hội Tin lành Sô Ma Hang. Cùng đợt này còn có 27 người từng là con chiên được Siu Un giảng đạo nay cũng theo về sinh hoạt tại đây. Dự kiến, thời gian tới sẽ có khoảng 100 người nữa sẽ cùng tham gia về sinh hoạt dưới mái nhà chung này. Trở về trong vòng tay yêu thương, sự chào đón nồng nhiệt của linh mục và các con chiên, Siu Un rưng rưng nước mắt: Hơn 20 năm qua tôi đã lầm đường lạc lối, khiến cho gia đình tôi luôn nghèo đói, xa cách bà con nhưng chính quyền đã tha thứ cho tôi, dân làng yêu thương tôi, tôi thấy xấu hổ và có lỗi. Tôi hứa sẽ từ bỏ Tin lành Đêga để cùng bà con làm người tốt, sống có ích cho xã hội. Qua đây, tôi cũng mong bà con đừng tin theo, nghe theo số đối tượng phản động ở nước ngoài dụ dỗ, kích động mà lầm đường lạc lối như tôi. Bao nhiêu năm qua, họ chỉ lợi dụng uy tín của tôi để làm việc xấu nhằm mang lại lợi ích cá nhân họ mà không giúp ích gì được cho đất nước, nhân dân. Tin lành Đêga chỉ mang lại bất hạnh, khổ đau cho dân mình mà thôi.

Trao đổi với chúng tôi, Thiếu tá Phạm Minh Tuấn, Đội phó Đội An ninh, Công an huyện Phú Thiện nhận xét: Qua sinh hoạt thấy Siu Un tư tưởng đã thoải mái và cũng thường xuyên tham gia các buổi tuyên truyền pháp luật của địa phương để nói rõ cho bà con biết bản chất xấu xa của các thế lực thù địch. Từ đó, giúp bà con hiểu mà từ bỏ tà đạo, trở về sinh hoạt ở những tôn giáo được nhà nước công nhận. Cũng theo Thiếu tá Phạm Minh Tuấn, nhà nước đang có những hỗ trợ để bà con phát triển kinh tế, có cuộc sống tốt hơn và tất cả đều phải thực hiện công bằng. Trường hợp gia đình Siu Un là hộ cận nghèo nên được cấp bảo hiểm y tế; đồng thời, hỗ trợ vay 50 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để gia đình làm ăn, phát triển kinh tế.

Phấn khởi dẫn chúng tôi đi thăm 1ha lúa, 3ha mì và chuồng nuôi gần chục con bò và heo, Siu Un hôm nay say mê giới thiệu về những dự định sắp tới để phát triển kinh tế gia đình, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển chung của địa phương. Siu Un tâm sự: “Giờ đây sống mới thật sự là sống để trả nợ ân tình và trả nợ cuộc đời”./.

                                               (Nguồn Chí Hào, Hương Sen Việt)

 

Apr 8, 2022

Chiêu bài chính trị hóa những vụ án hình sự hòng chống phá Nhà nước

          Bất kỳ một hiện tượng gì gây chú ý trong dư luận xã hội ở Việt Nam, đều bị các nhà dân chủ giả hiệu xuyên tạc, lèo lái.

Thời gian gần đây, sau khi các cơ quan chức năng ở Việt Nam khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam và ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, trên nhiều trang mạng hải ngoại, một số tổ chức cá nhân chống phá Việt Nam đã cố tình đánh tráo bản chất các vụ án hình sự thành những vấn đề chính trị nhằm đả kích, chống phá Nhà nước Việt Nam.

Ngày 31/3, phát biểu khi tham dự Hội nghị phối hợp công tác giữa Ban Nội chính Trung ương với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho rằng, vụ bà Nguyễn Phương Hằng và vụ thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết là các vụ việc sai phạm có tính chất thách thức đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thách thức dư luận xã hội và phải xử lý nghiêm minh, kịp thời.

Ngay lập tức, ngày 01/4, trả lời phỏng vấn Đài Châu Á tự do RFA, “nhà báo độc lập” Nguyễn Ngọc Già đã bình luận rằng: “Tuyên bố của ông Võ Văn Thưởng cho thấy khi bắt bà Nguyễn Phương Hằng đã được Bộ Chính trị đồng ý. Tức câu chuyện trầm trọng hơn rất nhiều so với những gì dư luận nghĩ. Tuy nhiên, nhiều người ngạc nhiên khi bà Hằng bị bắt vì Điều 331 lợi dụng quyền tự do dân chủ, thay vì tội danh vu khống, làm nhục…”

Cũng chính tác giả này tuyên bố: “Bà Hằng thách thức danh dự của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, tức mang tính chính trị. Còn ông Quyết thách thức khả năng quản trị quốc gia, tức về mặt kinh tế”.

Xin được thưa rằng, các vụ án trên thách thức pháp luật ở chỗ, nó xảy ra trong một thời gian dài, các cá nhân ngang nhiên xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.  Nguyễn Phương Hằng đã nhiều lần bị nhắc nhở, xử phạt hành chính. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cũng phải tiến hành những bước đi thận trọng, tập hợp đủ chứng cứ mới tiến hành các hoạt động tố tụng. Khi bắt hai cá nhân này, phần lớn dư luận tỏ rõ sự đồng tình, thể hiện niềm tin vào các cơ quan bảo vệ pháp luật và chờ đợi những bước đi tiếp theo khi mở rộng vụ án.

Nhưng, bất kỳ một hiện tượng gì gây chú ý trong dư luận xã hội ở Việt Nam, đều bị các nhà dân chủ giả hiệu xuyên tạc, lèo lái.

Trước khi cơ quan công an khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng, truyền thông hải ngoại ra sức đơm đặt rằng, bà Hằng có thế lực chính trị hậu thuẫn nên được ngang nhiên, phách lối, thậm chí họ còn dựng chuyện vợ chồng bà Hằng là công cụ chính trị để chấn chỉnh, tranh giành ảnh hưởng ở Việt Nam.

Còn sau khi cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Phương Hằng để điều tra về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” thì lập tức họ lại quay ngoắt, vu cáo Việt Nam không có “tự do ngôn luận”, đòi xóa bỏ Điều 331, Bộ luật Hình sự vì cho rằng, đây là điều luật “mơ hồ”, “được tạo ra để chụp mũ lên bất kỳ đối tượng nào họ muốn trừng trị”.

Như vậy, từ vị thế được “chính quyền chống lưng”, giới “dân chủ” đã ngay lập tức biến bà Hằng thành “nạn nhân của chính quyền” hay chính trị hóa vụ việc bằng việc xuyên tạc “bắt bà Nguyễn Phương Hằng đã được Bộ Chính trị đồng ý…”

Đúng là sự lật lọng trắng trợn, lá mặt lá trái, mục đích cuối cùng là để chống phá, tạo sự bất mãn trong dư luận xã hội ở Việt Nam.

Đối với Điều 331, Bộ luật Hình sự về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, không chỉ Việt Nam, hàng loạt quốc gia cũng đặt ra những điều khoản cụ thể để ngăn chặn việc lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Ví dụ, Hiến pháp Đức quy định: “Ai lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là tự do báo chí, tự do tuyên truyền… làm công cụ chống lại trật tự của xã hội, tự do dân chủ, sẽ bị tước bỏ quyền công dân”.

Còn vụ việc liên quan Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Trịnh Văn Quyết và 2 người em là: bà Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế về tội Thao túng thị trường chứng khoán. Theo cơ quan chức năng, việc làm của những cá nhân trên gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Có thể nói, đây là hành vi lừa đảo nhà đầu tư, phạm tội có tổ chức và cần phải cắt bỏ “ung nhọt” để thị trường chứng khoán lành mạnh hơn. Việc Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam cho thấy cơ quan pháp luật không nhân nhượng với bất cứ hành vi nào làm ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán, giúp cho thị trường thêm minh bạch.

Tuy nhiên, khi bắt giam ông Trịnh Văn Quyết, một số cá nhân và tổ chức nước ngoài không bỏ lỡ cơ hội. Họ tỏ ra “am tường”, “hiểu chuyện” khi cho rằng, đó chẳng qua là những màn “đấu đá nội bộ” hay bắt các doanh nghiệp lớn nhằm “tịch thu tài sản”, v.v. Tác giả Lê Ánh viết trên trang web của Việt Tân: “Những sự kiện mới xảy ra liên quan đến các đại gia “bất động sản” bị “xộ khám”, nhiều người cho rằng, chẳng qua là do các thế lực ngầm đằng sau lưng đang đấu đá với nhau. Họ đưa những con cờ “đại gia” vừa làm tốt thí để khoa trương thế lực, lại vừa hưởng được tài sản kếch xù của các đại gia”.

Trong khi đó, các đối tượng: Nguyễn Văn Đài, Phạm Minh Vũ, Hoàng Dũng tán phát thông tin “ngân sách cạn kiệt nên mới bắt giữ ông Trịnh Văn Quyết nhằm tịch thu tài sản nuôi bộ máy”. Một số đối tượng phản động tiếp tục khoét sâu luận điệu cho rằng, hành vi sai phạm của ông Quyết đã bị xử lý hành chính (theo Nghị định số 156/2020 của Chính phủ) đang có hiệu lực nhưng cơ quan tố tụng vẫn tiến hành khởi tố hình sự, vi phạm nguyên tắc cấm xử lý 2 lần cho một hành vi phạm tội. Trên thực tế, ngay khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết, cơ quan Công an đồng thời có văn bản đề nghị  Ủy ban chứng khoán nhà nước hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bị can này.

Đấu tranh quyết liệt với hành vi sai phạm, dù bất kể trong lĩnh vực nào, kể cả với thành phần kinh tế tư nhân để giữ gìn sự ổn định xã hội, tạo môi trường lành mạnh, công bằng cho các nhà đầu tư,… đó là mục tiêu, là đích đến để Việt Nam phát triển bền vững. Sai phạm phải xử lý hình sự thì dứt khoát phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Mặc dù chính sách nhất quán của Việt Nam là tạo môi trường, tạo sân chơi bình đẳng, khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân phát triển nhưng dứt khoát phải là những ông chủ đàng hoàng, tuân thủ pháp luật.

Các màn “đấu đá nội bộ” (mà các vị rêu rao) để đưa ra ánh sáng những đại gia vi phạm pháp luật, như: Hà Văn Thắm, Nguyễn Đức Kiên, Phạm Nhật Vũ, Trịnh Văn Quyết, Đỗ Anh Dũng,… thì đó là kết quả tích cực hay tiêu cực hỡi các “nhà dân chủ”?

Tại Hội trực tuyến toàn quốc về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2022 ngày 05/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chức năng cần nắm sát tình hình, ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực bất động sản, thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, rà soát, phát hiện các lỗ hổng về cơ chế, chính sách để điều chỉnh phù hợp.

Thói đời “mượn gió, bẻ măng”, lợi dụng các các vụ việc được dư luận quan tâm để tung ra những luận điệu xuyên tạc hòng làm phức tạp thêm tình hình. Thủ đoạn này đâu có gì mới. Bởi vậy, dù cố tình chính trị hóa các vụ án hình sự thì sớm muộn thực tế sẽ có câu trả lời thỏa đáng./.      

(nguồn VOV.vn)

Apr 6, 2022

“Không có vùng cấm” trong chống tham nhũng, tiêu cực

      Tre Việt - Liên quan đến diễn biến mới trong vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, ngày 05/4, trang facebook Việt Tân đăng bài “Cầm thẻ đảng trong tay, tha hồ phạm pháp”. Bài viết đã công kích một số đảng viên là cán bộ cao cấp liên đới trách nhiệm đến những sai phạm xảy ra trong vụ án công ty Việt Á, trong đó có đoạn: “Một vụ án tai tiếng như Việt Á gây hậu quả nghiêm trọng,… thế nhưng pháp luật chẳng thể đụng được đến bao nhiêu lãnh đạo cũng như quan chức cấp cao vì họ chỉ đối diện với pháp luật khi bị khai trừ ra khỏi Đảng cộng sản”. Có thể khẳng định rằng, đây vẫn là chiêu trò lợi dụng công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta để suy diễn, xuyên tạc, nói xấu chế độ.

       Như đã biết, công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta là sự thể hiện rõ quyết tâm làm trong sạch bộ máy, đội ngũ cán bộ, đảng viên, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Với quan điểm “không có vùng cấm” trong chống tham nhũng, tiêu cực, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã điều tra, bắt giữ, xử lý nhiều cán bộ cao cấp và cả những nhân vật có tiếng trong làm ăn, phát triển kinh tế nhưng vi phạm pháp luật. Và, tùy theo mức độ sai phạm, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước, các cơ quan chức năng sẽ từng bước điều tra, làm rõ và đưa ra xét xử theo đúng trình tự, quy định, kỷ luật của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước. Những cá nhân vi phạm sẽ phải chịu những bản án nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm đúng người, đúng tội. Vì thế, không thể có chuyện “Cầm thẻ đảng trong tay, tha hồ phạm pháp” như Việt Tân suy diễn. Bởi, đảng viên cũng là công dân, do vậy phải sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

        Trở lại với vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, các cơ quan chức năng vẫn đang trong giai đoạn mở rộng điều tra, làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Khi có đầy đủ tài liệu, bằng chứng chứng minh sai phạm, cơ quan điều tra sẽ công bố kết luận điều tra, nêu rõ sai phạm, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể trong vụ án. Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng của Đảng, cơ quan thực thi pháp luật mới có căn cứ xử lý theo đúng quy định của kỷ luật Đảng và của pháp luật, bất kể người đó là ai, giữ cương vị gì. Vì thế, Việt Tân cho rằng: “ …, pháp luật chẳng thể đụng được đến bao nhiêu lãnh đạo cũng như quan chức cấp cao” là sự suy diễn vô căn cứ với dụng ý xấu, cần lên án, bác bỏ./.  

Apr 5, 2022

Cần tôn trọng sự thật lịch sử

Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh cùng nội các
 ra Đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, 
kết thúc chiến tranh Việt Nam, trưa 30/4/1975
(Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

       Tre Việt - Lịch sử gắn liền với truyền thống, với niềm tin và lòng tự hào dân tộc. Những biểu tượng trong lịch sử đã tạo lên sức mạnh to lớn của mỗi dân tộc. Ngày nay, lịch sử Việt Nam không thể quên những sự kiện trọng đại, gắn liền với những nhân vật lịch sử trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Thời gian qua, xuất hiện một số ấn phẩm thông tin, bình luận thiếu chính xác về việc ai là người soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh trưa ngày 30/4/1975. Điều đó, vô hình dung tạo cơ hội cho các thế lực thù địch, phản động, chống đối và cơ hội chính trị xuyên tạc, kích động, gây tâm lý hoài nghi, chia rẽ, mất đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân; xuyên tạc về tầm vóc, giá trị và ý nghĩa của sự kiện lịch sử trọng đại Chiến thắng 30/4/1975.

       Tre Việt xin cung cấp để độc giả biết, kết quả các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học về Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã được các ban, bộ, ngành, địa phương tổ chức từ trước đến nay đều thống nhất kết luận như sau: Vào thời điểm trưa ngày 30/4/1975, sau khi trực tiếp chỉ huy việc áp giải Dương Văn Minh đến Đài phát thanh Sài Gòn; tại đây, đồng chí Đại úy Phạm Xuân Thệ, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66 cùng các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tổ chức soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo thì đồng chí Trung tá Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 có mặt. Từ đó, đồng chí Bùi Văn Tùng cùng bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên Đài phát thanh. Riêng lời Tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh do đồng chí Bùi Văn Tùng soạn thảo.

      Tre Việt thấy rằng, tính khách quan và sự thật lịch sử cần phải được tôn trọng; mọi người cần nhận thức, hiểu đúng về bản chất sự kiện trên; đồng thời, cảnh giác trước những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc sự kiện này cũng như ý nghĩa của Chiến thắng 30/4/1975./.