TRE VIỆT - Dưới tiêu đề: “HRW kêu gọi Việt Nam “chấm dứt độc đảng”, BBC
tiếng Việt cho hay: hôm 19/01, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch
- HRW) phát đi thông cáo kêu
gọi Đảng Cộng sản Việt Nam “nên nhân dịp Đại hội XII ra tuyên bố sẽ tổ chức bầu
cử tự do và công bằng để bầu ra các nhà lãnh đạo đất nước”. HRW luôn có ác cảm
với Việt Nam , nên tổ chức
này bị mù màu, không thấy hay cố tình không thấy “bầu cử tự do và công bằng” ở
Việt Nam .
Trong các cuộc bầu cử các cấp ở Việt Nam đều có các nhà quan sát quốc tế, qua
các lần bầu cử họ đều thừa nhận tính khách quan, dân chủ, công bằng ở Việt Nam.
Tất nhiên để có các ứng viên, ở Việt Nam cũng như các nước khác đều có sự lựa
chọn, giới thiệu từ cơ sở để lựa chọn người có đủ tiêu chí đề cử để công dân có
quyền lựa chọn bằng lá phiếu của mình. Đó là thực tế khách quan không thể phủ
nhận! Thế mà HRW lại dỗi hơi can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam . Như vậy,
chính “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền này” lại vi phạm “quốc quyền” - quyền tự
quyết của các dân tộc. Điều 1 hai công ước: Công ước về các quyền dân sự, chính
trị và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên hợp quốc đều
khẳng định: “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết; xuất phát từ quyền đó,
các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị và tự do theo đuổi đường lối
phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của mình”. Vậy thì hà cớ gì HRW lại “kêu
gọi” Đảng Cộng sản Việt Nam
“bầu cử đa nguyên ở Việt Nam
để chấm dứt nền cai trị độc đảng” (!). Việc một đảng hay nhiều đảng là tùy
thuộc vào nhu cầu, thực tiễn của mỗi nước, không tổ chức hay nước nào có thể
can thiệp. Chẳng nhẽ HRW không biết sao? hay đó là sự thiếu văn hóa khi can
thiệp thô bạo vào công việc nước khác của Tổ chức này!
Ông Brad Adams, Giám đốc khu vực châu Á của HRW còn thô thiển cho rằng:
“Tương lai của hơn 90 triệu người dân Việt Nam không thể để cho một nhóm nhỏ
quan chức Đảng Cộng sản quyết định”(!). Tay Giám đốc này chỉ xằng bậy. Đảng
lãnh đạo Nhà nước và xã hội đã được hiến định trong Điều 4, Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2013. Việc lãnh đạo đất nước đã được nhân dân tin tưởng, ủy thác và giao
phó cho Đảng. 1.510 đại biểu tại Đại hội XII của Đảng đã được đại hội Đảng các cấp
bầu chọn thay mặt mình đi dự Đại hội toàn quốc của Đảng. Các đảng viên của Đảng
không về dự Đại hội XII thực hiện quyền dân chủ dán tiếp thông qua các đại biểu
mà mình đã lựa chọn. Xin nói thêm, không phải 1.510 đại biểu chỉ đại diện cho
khoảng 4,5 triệu đảng viên không đâu. Bởi mỗi công dân khi trở thành đảng viên
của Đảng Cộng sản Việt Nam
phải có sự tín nhiệm giới thiệu của tổ chức quần chúng: Đoàn Thanh niên, hoặc
Công đoàn,… Những người của tổ chức quần chúng đã tin tưởng, giới thiệu cho
Đảng kết nạp người của tổ chức mình vào hàng ngũ của Đảng. Vậy là, đảng viên đó
đã đại diện cho tổ chức Đoàn Thanh niên hay Công đoàn rồi. Từ đó khẳng định,
1.510 đại biểu dự Đại hội XII của Đảng không chỉ đại diện cho 4,5 triệu đảng
viên của Đảng mà họ còn đại diện cho những người ở các tổ chức quần chúng, nên
con số thực tế rất lớn, gồm mấy triệu đoàn viên thanh niên và mấy triệu đoàn
viên Công đoàn nữa. Vì thế không thể thiển cận cho rằng, mấy triệu đảng viên
không đại diện cho 90 triệu người Việt Nam .
Tại Đại hội XII, các đại biểu bầu Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư,… một cách dân chủ bằng lá phiếu của mình - dân chủ trực tiếp. Kết
quả của việc tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín lựa chọn người có đủ phẩm chất, năng
lực lãnh đạo đất nước trong thời gian tới là hoàn toàn phù hợp, không thể võ
đoán cho rằng “nhóm nhỏ” của Đảng không quyết định được những công việc của đất
nước. Một số nước, tổng thống có quyền giải tán cả quốc hội, đưa ra các quyết
định của đất nước bất chấp có sự đồng ý hay không của quốc hội thì sao? Trong
khi đó, ở Việt Nam mọi quyết định đều do tập thể bàn bạc, thống nhất, mà tập
thể ấy đã được nhân dân tin tưởng, ủy thác, thế mà HRW lại cho rằng không được
còn tổng thống quyết định tất thảy thì lại được. Thật là nghịch lý. Điều đó lần
nữa chứng minh HRW là tổ chức thiên kiến, không khách quan, nên không tin cậy,
mặc dù có cái thên rất hay: “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền”. Cái tên và việc làm
của Tổ chức này cho thấy: “Chiếc áo không làm nên thầy tu” mà thôi./.