Jan 29, 2024

Civicus lại lợi dụng quyền tự do, dân chủ để “diễn trò”

           Tre Việt - Vừa qua, trên trang “voatiengviet” đã đăng bài viết: “CIVICUS (Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân): Quyền tự do dân chủ ở Việt Nam “bị đóng kín’ trong năm 2023” với nhận định xuyên tạc về quyền tự do tiếp cận thông tin ở Việt Nam cũng như những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam nhằm bảo vệ quyền tự do thông tin của nhân dân, cho rằng: “Tại Việt Nam, hàng trăm trang web đã bị chặn và chính quyền đã gây áp lực lên các nền tảng truyền thông xã hội để tăng cường kiểm duyệt các bài đăng “chống nhà nước”. Đây lại là trò “mượn cớ” quyền tự do, dân chủ để chống phá Việt Nam của cái gọi là nhân danh “tổ chức CIVICUS”.

(Ảnh: sưu tầm trên nhanvanviet.com)

Xin nhắc để “CIVICUS” và các “nhà dân chủ” rõ: Khoản 2, Điều 29 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948 nêu rõ: “Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra nhằm bảo đảm những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn”. Trên thế giới, các quốc gia tuy có cách tiếp cận không giống nhau về quyền tự do dân chủ; nhất là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhưng đều có một nguyên tắc cơ bản là việc thực thi quyền tự do dân chủ, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải phù hợp với tình hình, điều kiện lịch sử, văn hóa, trình độ dân trí, thể chế chính trị của mỗi nước và không được phép lợi dụng quyền cơ bản này để xâm hại lợi ích quốc gia-dân tộc, làm phương hại danh dự, nhân phẩm người khác và ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức cộng đồng, trật tự xã hội. Điều 11, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của nước Pháp đã quy định: “… bất kỳ công dân nào cũng có thể nói, viết và công bố tự do; tuy nhiên, họ sẽ chịu trách nhiệm nếu lạm dụng quyền tự do này theo quy định của pháp luật”. Nước Mỹ tuy không ban hành luật riêng về báo chí, nhưng có nhiều điều luật khác của quốc hội, quy định có tính pháp lý của tòa án cũng đưa ra những giới hạn nhất định đối với báo chí, đối với quyền và trách nhiệm của công dân liên quan đến báo chí nhằm tránh xâm hại đến an ninh quốc gia. Thực tiễn trên cho thấy, mọi quyền tự do, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí đều phải có giới hạn nhất định. Giới hạn này đặt ra để bảo đảm quyền tự do chính đáng cho số đông mọi người, chứ không phải cho một nhóm ít người nào đó nói năng bừa bãi, phát ngôn bạt mạng, thích gì viết đấy, nói và viết chỉ vì động cơ cá nhân ích kỷ, thiên vị mà không vì sự ổn định, đồng thuận chung của xã hội, cộng đồng. Như vậy, khi được hưởng quyền, thì đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Và có thể khẳng định rằng: không thể có tự do ngôn luận, tự do báo chí “vô chính phủ”, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Điều này là một lẽ hiển nhiên không riêng ở Việt Nam.

Là quốc gia thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam đã sớm tham gia, ký kết các điều ước quốc tế về bảo đảm các quyền cơ bản của con người và quyền công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Những quyền cơ bản này đã được hiến định xuyên suốt trong các bản hiến pháp của Việt Nam. Tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được thực hiện trong thực tiễn cuộc sống, năm 2016, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo chí. Trong đó, Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin quy định: Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Điều 10 của luật này cũng quy định công dân có quyền tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai, đồng thời được yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin. Về quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân được quy định tại Điều 11 Luật Báo chí năm 2016 với ba nội dung cụ thể, gồm: (1). Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; (2). Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; (3). Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân. Và, Điều 13 luật này nêu rõ: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình; báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân; báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”. Điều này cho thấy: về mặt pháp lý, quyền tự do dân chủ nói chung, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin nói riêng của công dân ở Việt Nam đã được quy định toàn diện, đầy đủ, với những nội dung cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ thực hiện trong cuộc sống.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định việc bảo đảm, thực thi quyền tự do dân chủ nói chung, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nói riêng ở Việt Nam là một trong những giải pháp quan trọng để khơi dậy, phát huy ý chí, nguyện vọng, trí tuệ, sức mạnh tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mặt khác, trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn có tinh thần cầu thị, tích cực tiếp thu, học hỏi, tham khảo những kinh nghiệm tiến bộ của các quốc gia khác để thực hiện ngày càng tốt hơn quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí cho đại đa số người dân.

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với vấn nạn tin giả tràn lan trên mạng xã hội. Phần lớn những tin giả này xuất phát từ những người lợi dụng tự do ngôn luận để lan truyền thông tin sai trái, thất thiệt, tác động tiêu cực đến dư luận xã hội và an ninh truyền thông. Do đó, ngăn chặn, xử lý những đối tượng gây ra nạn “hoang tin” trên mạng xã hội chính là góp phần bảo đảm sự trong sạch của môi trường thông tin, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Như vậy, nhận định CIVICUS mà đài VOA đăng tải là nhận định hoàn toàn sai trái sặc mùi phản động, cố tình xuyên tạc sự thật, nói xấu chế độ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đang ra sức xây dựng. Chúng ta cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh kiên quyết với những nhận định sai trái nêu trên./.

 

Jan 22, 2024

Ủy ban Bảo vệ ký giả lại “đánh tráo khái niệm”

           Tre Việt - Ngày 20/1, Đài VOA tiếng Việt đăng bài: “CPJ: Việt Nam lọt vào tốp 5 quốc gia bỏ tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới”. Theo bài viết, Ủy ban Bảo vệ ký giả (CPJ) cho biết có tới 19 nhà báo ở Việt Nam đã bị bỏ tù tính đến cuối năm 2023 vì công việc của họ. Báo cáo gọi đây là xu hướng đáng lo ngại nhằm dập tắt những tiếng nói độc lập. Đây là sự xuyên tạc về tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của báo chí, tuyên truyền đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng tự do báo chí, tạo điều kiện cho báo chí phát triển, đồng hành cùng dân tộc. Về mặt pháp luật, Điều 25 của Hiến pháp 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp,... Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Cùng với đó, Việt Nam đã ban hành Luật Báo chí năm 2016 và các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành,... tạo hành lang pháp lý đầy đủ để báo chí phát triển, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và có sự phát triển vượt bậc. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay, Việt Nam có 808 cơ quan báo chí, bao gồm 138 báo và 670 tạp chí; trong đó, có 06 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực gồm: Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Số lượng nhân lực làm việc trong lĩnh vực báo chí là hơn 42.400 người.

Trên thực tế, báo chí đã tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân, tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại; củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; tuyên truyền nhân rộng những mô hình, tấm gương điển hình, cách làm hay, sáng tạo trong cộng đồng, xã hội, góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, v.v. Đặc biệt, báo chí đã phát huy tốt vai trò là kênh giám sát, phản biện xã hội, giúp Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp có những điều chỉnh, bổ sung chủ trương, đường lối, chính sách để theo kịp sự phát triển của thực tiễn; tháo gỡ, giải quyết kịp thời những vướng mắc, bất cập, bất hợp lý mà xã hội đặt ra.

Có thể thấy rằng đời sống báo chí ở Việt Nam là bức tranh vô cùng sinh động mà ở đó, mọi công dân được tự do ngôn luận, tự do báo chí, được bày tỏ ý kiến của mình,... nhằm xây dựng, phát triển xã hội, đất nước ngày càng dân chủ, phồn vinh, hạnh phúc.

Tuy nhiên, cũng như các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam cũng có những công dân không biết đủ, luôn đòi hỏi sự tự do, dân chủ vô chính phủ, tự do tùy tiện, đứng ngoài pháp luật. Họ là những “con sâu làm rầu nồi canh”. Đơn cử, như 05 thành viên của nhóm “Báo Sạch” nhưng họ lại “không sạch” khi đã phạm tội: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Cơ quan điều tra đã xác định, họ đã làm, đăng tải hàng chục bài viết, video clip có tư tưởng phản động, đi sâu khai thác những thông tin có nội dung không phù hợp với lợi ích đất nước; xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân. Trong đó, nhiều bài viết quy chụp, suy diễn một chiều nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm các cá nhân là lãnh đạo các cơ quan, tổ chức. Hành vi của họ đã xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng đến vai trò quản lý đất nước, quản lý nhà nước tại các địa phương, gây hoang mang, nghi ngờ, làm mất ổn định trong xã hội. Như vậy chắc chắn rằng, không riêng ở Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào, những con người đó đều sẽ bị xét xử theo pháp luật nước sở tại là điều không có gì phải bàn cãi.

Thế nhưng, CPJ lại cố tình “đánh tráo khái niệm”, lên tiếng bảo vệ những con người sai trái, dựa vào đó để đánh giá sai lệch về tình hình báo chí ở Việt Nam. Vậy phải chăng những người cầm đầu CPJ đang cố tình bao biện, bảo vệ cái sai, đi ngược lại đạo đức người làm báo và chính tôn chỉ, mục đích mà họ đề ra./.

 

Jan 17, 2024

Phê phán sự lộng ngôn, xấc xược của Trần Quốc Quân

            Tre Việt – Ngày 15/01, trang facebook Việt Tân đăng status: Việt Nam là quốc gia từng nhiều lần đứng đầu châu Á, và thế giới về “chỉ số hạnh phúc” của Trần Quốc Quân, trong status này, họ xuyên tạc: hình như “chỉ số hạnh phúc” hoàn toàn ngược lại với tiêu chí “nơi đáng sống”... không biết đứa nào nghĩ ra cái “chỉ số hạnh phúc” chết tiệt để dân Việt Nam tao phải sống ảo!.

Cần khẳng định ngay rằng: đây là giọng điệu xuyên tạc lộng ngôn rất xấc xược của Trần Quốc Quân, nhằm bôi nhọ, hạ thấp hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, cần phải đấu tranh bác bỏ.

Tre Việt xin nêu một số thông tin thực tiễn để “vả vào mồm” kẻ nói xằng bậy Trần Quốc Quân. Về chỉ số hạnh phúc hành tinh được chọn lọc từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các số liệu do Tổ chức nghiên cứu kinh tế xã hội New Economics Foundation (NEF) có trụ sở chính tại Vương quốc Anh điều tra, công bố, thì từ bảng xếp hạng năm 2006, Việt Nam đứng ở vị trí số 12 trên thế giới – cao nhất châu Á. Còn, kết quả xếp hạng trong Báo cáo Hạnh phúc thế giới được biên soạn hàng năm bởi cơ quan Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc công bố, Việt Nam nhiều lần đạt chuẩn quốc gia hạnh phúc. Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 94 trong bảng xếp hạng và lần đầu tiên lọt vào top 10 quốc gia tốt nhất cho những người nước ngoài sống và làm việc, theo báo cáo HSBC Expat 2019 được HSBC công bố. Đến năm 2021, đã tăng hạng từ thứ 83 lên 79. Mới đây, đúng vào Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3/2023), Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc công bố Báo cáo Hạnh phúc toàn cầu lần thứ 10 về mức độ hạnh phúc của hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ (dựa trên đánh giá trung bình từ năm 2020 đến năm 2022), Việt Nam đứng thứ 65/150, tăng 12 bậc so với năm 2020. Đánh giá trên cho thấy, chỉ số hạnh phúc của người dân Việt Nam những năm gần đây được nâng lên đáng kể. Năm 2022, tạp chí kinh doanh, thương mại hàng đầu thế giới CEOWORLD (Mỹ) công bố báo cáo xếp hạng chỉ số “chất lượng sống” của 165 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, thì chỉ số “chất lượng sống” của Việt Nam đạt 78,49 điểm, xếp vị trí 62/165 (tăng 39 bậc so với năm 2021). Đặc biệt, theo khảo sát Expat Insider mới nhất của InterNations, Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia và vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cảm thấy hạnh phúc khi sống, làm việc. Theo InterNations: 86% người nước ngoài sống ở Việt Nam tham gia khảo sát hài lòng với công việc của họ ở Việt Nam; 78% hài lòng với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống; 85% hài lòng với chi phí sinh hoạt; 57% hài lòng với chất lượng chăm sóc y tế; 67% nói rằng dễ dàng khi sống ở Việt Nam.

Việt Nam cũng được đánh giá cao về dịch vụ công, đến năm 2022 đã có 92% dân số đã tham gia bảo hiểm y tế. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 62 tuổi (năm 1990) lên 73,7 tuổi (năm 2020). Theo Báo cáo cập nhật tháng 4/2021 của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân của Việt Nam là 73 - cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới. Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học (năm 2000) và trung học cơ sở (năm 2010. Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện đáng kể; sinh hoạt văn hóa phát triển phong phú, đa dạng. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tiện nghi sinh hoạt của hộ dân cư đã được cải thiện với 91,9% hộ có sử dụng ti vi; 91,7% hộ có sử dụng điện thoại (cố định, di động) hoặc máy tính bảng; 30,7% hộ có sử dụng máy vi tính (gồm máy để bàn, laptop). Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới, có khoảng 70% dân số sử dụng internet. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 03% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước); nhiều đối tượng, như: người cao tuổi, người nghèo và trẻ em dưới 06 tuổi,... được cấp bảo hiểm y tế miễn phí, v.v.

Kết quả đó không phải Việt Nam tự nhận, mà được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Bà Caitlin Wiesen - Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, ca ngợi: Việt Nam đạt được mức phát triển con người cao là một thành tựu đáng ghi nhận và cũng tạo cơ hội cho sự phát triển tốt hơn và nhanh hơn trong giai đoạn tới. Ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam thì nhận định: các chính sách kinh tế và xã hội của Việt Nam đã giúp đạt được những kết quả to lớn trong mục tiêu giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người.

Thực tiễn sinh động trên chính là minh chứng khẳng định: đất nước, con người Việt Nam đang rất hạnh phúc. Đồng thời, tự nó bác bỏ sự xuyên tạc lộng ngôn, xấc xược của Trần Quốc Quân về đất nước, con người Việt Nam./.

 

Jan 15, 2024

Không thể xuyên tạc, phủ nhận thành tựu thúc đẩy và bảo đảm nhân quyền của Việt Nam

          Tre Việt - Ngày 12/01, VOA Tiếng Việt, đăng status: “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 11/01 cho biết Chính phủ Việt Nam trong năm 2023 đã đàn áp rộng rãi các quyền dân sự và chính trị căn bản, đồng thời trừng phạt nghiêm khắc những người thách thức sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam”; đồng thời, rêu rao: “2023 là năm u ám về nhân quyền tại Việt Nam”. Đây vẫn là chiêu trò cũ rích của HRW nhằm xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Thực tiễn minh chứng: việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong những năm gần đây nói chung, trong năm 2023 nói riêng luôn là chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam; điều đó, được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. Để thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội,... phù hợp với thực tế đất nước và tương thích với các chuẩn mực quốc tế được quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền và các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia.

Với nỗ lực của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, Việt Nam luôn là quốc gia tích cực thúc đẩy quyền con người ở trong nước và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Ngay từ năm 1977, khi vừa trở thành thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam đã tích cực, chủ động phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Các quyền chính trị, dân sự, dân chủ ở Việt Nam được bảo đảm đầy đủ, mọi công dân không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc, nếu đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, quyền tự do hội họp và lập hội, tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bình đẳng trong các cơ hội phát triển, quản lý nhà nước và xã hội giữa các dân tộc,… được thực hiện minh bạch trong thực tiễn và ngày càng được bảo đảm tốt hơn. Cùng với đó, Nhà nước thường xuyên có các chương trình, mục tiêu quốc gia để hiện thực hóa các quyền của người dân về kinh tế, xã hội và văn hóa,… một cách hiệu quả. Trong năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế các nước trên thế giới chịu nhiều tác động mạnh và tiêu cực của sự xung đột quân sự, cạnh tranh địa chính trị, thiên tai, dịch bệnh,… thì nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 5,05% (mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực và thế giới), kinh tế vĩ mô được giữ vững, quy mô nền kinh tế trên 430 tỉ USD, GDP bình quân đạt 4.284 USD/người; có trên 200 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, quay trở lại hoạt động, tăng 4,5% so với năm trước. Đồng thời, an sinh xã hội bảo đảm; phát huy quyền dân chủ, trách nhiệm và lợi ích của người dân được tăng cường, đời sống ổn định và được nâng lên. Đó là sự thật khách quan không thể phủ nhận

Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam trúng cử với số phiếu cao trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Đây chính là sự thừa nhận rộng rãi, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về việc Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế, cũng như thành tựu trong thúc đẩy và bảo đảm nhân quyền. Đồng thời, là bằng chứng thuyết phục nhất bác bỏ luận điệu quy chụp phiến diện của HRW nhằm phủ nhận, xuyên tạc lố bịch về thành tựu bảo đảm nhân quyền của Việt Nam./.

 

 

Jan 14, 2024

Trò lợi dụng “nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam

         Tre Việt - Ngày 12/01, kênh tiếng Việt, Đài Á Châu Tự Do đăng bài: “Ba tổ chức phi chính phủ đề nghị Liên hợp quốc chất vấn Việt Nam về vi phạm tự do Internet”. Theo bài viết, ba tổ chức nhân quyền gồm Hiến chương 19, Sáng kiến Pháp lý Việt Nam và Open Net vừa có một bản đệ trình chung đề nghị Liên hợp quốc đưa vào nghị trình chất vấn Chính phủ Việt Nam về những nỗ lực nhằm hạn chế các quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin và quyền riêng tư trên internet của người dân. Họ còn cho rằng: Luật An ninh mạng năm 2018 và Nghị định số 53 ban hành năm 2022 của Chính phủ vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư. Đây là sự vu cáo, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam cần đấu tranh, phê phán.

Chúng ta đều biết: Internet là hệ thống mạng toàn cầu có khả năng kết nối hàng tỷ thiết bị điện tử và mạng máy tính trên khắp thế giới, cho phép các thiết bị này liên kết, trao đổi dữ liệu thông qua các giao thức khác nhau. Bên cạnh những tiện tích mà Internet mang lại, như: là kho lưu trữ khổng lồ; cho phép người dùng tra cứu và tìm kiếm bất kỳ thông tin nào mà họ muốn thông qua các trình duyệt web; tạo môi trường kinh doanh số; mang đến thế giới giải trí,... thì mạng Internet cũng có những mặt trái, đó là: tình trạng lạm dụng và nghiện internet; lừa đảo và tội phạm trên internet; bạo lực và nội dung không lành mạnh trên internet; mất quyền riêng tư và bảo mật thông tin; gây ra sự chia rẽ trong xã hội, v.v. Ở Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động, hacker còn liên tục tấn công vào hệ thống máy tính, website của các cơ quan nhà nước để đánh cắp thông tin, phá hoại; thậm chí, chúng triệt để lợi dụng, coi không gian mạng là “mảnh đất màu mỡ” để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội, v.v.

Nhận thức rõ những vấn đề trên; đồng thời, khẳng định không gian mạng là chủ quyền quốc gia, nên Đảng, Nhà nước ta đã xây dựng, ban hành hệ thống văn bản pháp luật để phát huy mặt tích cực, quản lý, khắc phục những hạn chế, tiêu cực của Internet. Việt Nam đã ban hành Luật An ninh mạng, Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Nghị định số 53/2022/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, v.v. Trong quá trình xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật này đều được thực hiện theo đúng quy trình, quy định của pháp luật Việt Nam và tuân thủ các quy định về quyền con người trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Trên thực tế, do người dân được tự do sử dụng, truy cập Internet nên số lượng người dùng Internet ở Việt Nam liên tục tăng, nằm trong top 10 nước có số lượng người dùng nhiều trên thế giới. Theo thống kê mới nhất của Công ty chuyên phân tích mạng xã hội toàn cầu, tính đến tháng 01/2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng internet, tương đương 79,1% dân số. Với việc người dân được tự do sử dụng, truy cập Internet đã góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước phát triển, trình độ dân trí được nâng cao. Trong một số lĩnh vực, các cơ quan chức năng như cảnh sát giao thông đã sử dụng hình ảnh được người dân ghi lại, chia sẻ trên mạng xã hội làm bằng chứng để xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật, được dư luận đồng tình ủng hộ. Song, có một số công dân do nhận thức chưa đầy đủ, bị xúi giục, kích động,... nên đã lợi dụng mạng xã hội để có hành động làm, phát tán các tài liệu tuyên truyền, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước, kêu gọi gây rối trật tự công cộng, lật đổ chính quyền. Điển hình, như: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Đình Lượng, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Đoan Trang, v.v. Đây chính là những đối tượng đã có những hành động vi phạm pháp luật Việt Nam, được quy định trong Bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng và đã bị điều tra, xét xử nghiêm minh, bảo đảm đúng người, đúng tội.

Vậy thử hỏi, ba tổ chức phi chính phủ là Hiến chương 19, Sáng kiến Pháp lý Việt Nam và Open Net đưa ra dẫn chứng việc bắt giữ, kết tội những kẻ vi phạm pháp luậtViệt Nam, rồi suy diễn cho rằng: Việt Nam vi phạm tự do Internet, Luật An ninh mạng năm 2018 và Nghị định số 53 ban hành năm 2022 của Chính phủ vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư có đúng không? Quí vị có thấy quốc gia nào trên thế giới những kẻ vi phạm pháp luật mà không bị xử lý không? Do vậy, những yêu cầu của cái gọi là “ba tổ chức phi chính phủ” trên là hoàn toàn vô lý, không có cơ sở. Và, chính quí vịđang vu cáo, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam - một đất nước có độc lập, chủ quyền. Việc này của quí vị mới cần bị đấu tranh, lên án./.

 

 

Jan 11, 2024

Sự cáo buộc phi lý, thiếu khách quan của Ngoại trưởng Mỹ

           Tre Việt - Mới đây, ngày 04/01, Ngoại trưởng Mỹ, ông Antony Blinken tuyên bố: Việt Nam vẫn nằm trong “Danh sách Theo dõi Đặc biệt về tự do tôn giáo” (Special Watch List – SWL), do Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng về quyền tự do tôn giáo. Ngay lập tức, thông tin này, nhanh chóng được các tổ chức, cá nhân, các trang tin thiếu thiện chí, chống đối trong và ngoài nước, như: Việt Tân, VOA tiếng Việt, RFA,... tung hô, lan truyền nhằm chỉ trích, vu cáo, bóp méo tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.

Cần khẳng đinh ngay rằng: tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ đưa ra không có bất cứ căn cứ, cơ sở nào; đây là thông tin sai lệch, đánh giá thiếu khách quan, phi lý về tình hình và công tác bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Các quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp của Việt Nam, trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, được bảo đảm trên thực tế.

Trên bình diện quốc tế, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng, đánh giá cao. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam hai lần trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 - 2016 và 2023 - 2025) với số phiếu bầu rất cao. Điều đó cho thấy sự tín nhiệm của các nước trên thế giới với cách nhìn nhận đánh giá đúng đắn, công tâm về tiến trình bảo đảm nhân quyền nói chung và quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam nói riêng.

Ở trong nước, những tiến bộ về tự do tôn giáo của Việt Nam đã được thể hiện sinh động trên thực tế khi hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ngày càng cởi mở và được chính quyền các cấp tạo điều kiện. Hiện nay, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với hơn 55 nghìn chức sắc, hơn 145 nghìn chức việc, hơn 29 nghìn cơ sở thờ tự; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo luôn được quan tâm; 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 26,5 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số cả nước). Việt Nam có đời sống sinh hoạt tôn giáo phong phú với hơn 8.000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hằng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân. Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo tiến hành các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế; nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn tổ chức thành công ở Việt Nam, để lại ấn tượng sâu sắc, được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam cơ bản ổn định, đời sống tôn giáo có nhiều chuyển biến sâu sắc, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng, bảo đảm; đồng bào các tôn giáo luôn đoàn kết trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các tổ chức tôn giáo được công nhận, cấp đăng ký hoạt động; thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp với văn hóa truyền thống, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo ở Việt Nam luôn được quan tâm. Mọi sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam đều diễn ra bình thường, không gặp bất cứ sự cản trở nào.

Nhà nước Việt Nam có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào có đạo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi khó khăn. Việc giao quyền sử dụng đất để xây dựng, mở mang cơ sở đào tạo, thờ tự của các tôn giáo luôn được chính quyền các địa phương quan tâm. Nhà nước Việt Nam luôn chú ý đến công tác báo chí, tuyên truyền, in ấn, xuất bản đáp ứng yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Bạn bè quốc tế khi đến Việt Nam đều dễ dàng nhận thấy người dân có tín ngưỡng, tôn giáo sinh hoạt bình thường. Các lễ hội của từng tôn giáo được tổ chức chu đáo tại các cơ sở thờ tự thu hút sự tham gia đông đảo của người dân. 

Như vậy, tuyên bố: Việt Nam vẫn nằm trong “Danh sách Theo dõi Đặc biệt về tự do tôn giáo” (Special Watch List – SWL), do Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng về quyền tự do tôn giáo của Ngoại trưởng Mỹ là nhận xét thiếu khách quan và phi lý, mang đầy tính quy chụp, không đúng sự thật, cần đấu tranh bác bỏ./.


Jan 10, 2024

Thói “ngựa quen đường cũ” của Phêrô Phan Văn Lợi

           Tre Việt - Không ai lạ gì Phêrô Phan Văn Lợi, sinh ngày 09/03/1951 tại Thừa Thiên Huế, một kẻ không theo lời răn của Chúa mà luôn lợi dụng Chúa để phá hoại chính quyền, cấu kết với giặc ngoại bang tìm mọi thủ đoạn hòng gây bạo loạn. Thành tích bất hảo điển hình của Lợi bị kết tội “tuyên truyền phản cách mạng” (năm 1981), bị án tù 04 năm, giam tại “trại cải tạo” Đồng Sơn (tỉnh Đồng Hới). Hết án, Lợi lại ngựa quen đường cũ cùng đám ngưu nô, là một linh mục chịu chức không có phép nhà nước, nên bị chuyển vào “trại cải tạo” Bình Điền (tỉnh Thừa Thiên), giam thêm 03 năm nữa. Tổng cộng 07 năm tù. Sau khi mãn hạn tù, Lợi vẫn chứng nào tật ấy, vẫn âm thầm, lét lút, cấu kết với một số linh mục cực đoan soạn thảo và in ấn tài liệu phản động cái gọi là: “Tuyên ngôn 10 điểm về thực trạng Giáo hội Công giáo tại giáo phận Huế”; “Thỉnh nguyện thư thứ nhất lên Hội đồng Giám mục Việt Nam về các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam”; “Kháng thư lên chính quyền cộng sản để tuyên bố từ khước đi bầu Quốc hội”; “Tuyên cáo của Hội đồng Liên tôn Đoàn kết quốc nội và hải ngoại”, v.v. Không chỉ vậy, Lợi còn phát biểu bằng lời nói hay bằng văn bản trên nhiều đài phát thanh, diễn đàn của các tổ chức phản động hải ngoại.

Chân dung Phêrô Phan Văn Lợi

Nhiều lần chính quyền đã chấn chỉnh, xử lý những việc làm của Lợi, song với bản chất của kẻ luôn mang dã tâm phản quốc, khoác trên mình chức sắc tôn giáo, mới đây trên một số trang mạng xã hội, Lợi đăng tải bài viết “cảm nghĩ nhân lễ Giáng sinh 2023” với những lời lẽ sai trái. Lợi xuyên tạc rằng “… những kẻ nắm quyền chính trị giánh lấy hầu hết mọi tự do để bắt toàn dân phải làm nô lệ…”; “… chế độ cai trị mất hẳn tính người và tình người”; “công lý đang bị coi thường, lãng quên, thậm trí bị trấn áp, tiêu diệt”.

          Thật hổ thẹn, là một linh mục lẽ ra phải rao giảng lời hay ý đẹp theo thánh kinh, kính Chúa, yêu nước thì Lợi lại rao giảng cho con chiên theo hướng tà giáo, phản đạo, phản quốc. Điều 1211 của Bộ Giáo luật ghi rõ “Những nơi Thánh bị xúc phạm do những hành vi vì bất xứng nghiêm trọng đã phạm tại đó và đã gây gương xấu cho các tín hữu…”, có lẽ trước khi trở thành linh mục, Lợi đã được đọc điều đó, nhưng vẫn cố tình phớt lờ để thỏa mãn nhu cầu bản thân. Đó là kích động, xúi giục đồng bào có đạo chống phá cách mạng Việt Nam.

          Ai cũng biết tôn giáo du nhập, hình thành ở Việt Nam từ rất sớm, được người dân đón nhận bởi những giá trị nhân bản mà tôn giáo mang lại phù hợp với đạo lý, văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt. Trải qua chiều dài lịch sử dân tộc, tôn giáo luôn gắn kết chặt chẽ, đồng hành cùng dân tộc, biểu hiện rõ nét nhất là các giá trị đạo đức, văn hóa. Là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng bào Công giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Điều đó đã được thể hiện qua các cuộc kháng chiến cứu quốc, nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân đã tham gia, ủng hộ kháng chiến. Tiêu biểu như linh mục: Phạm Bá Trực, Hồ Ngọc Cẩn, Vũ Xuân Kỷ, Hồ Thành Biên, Đậu Quang Lĩnh, Nguyễn Thần Đồng, Nguyễn Thế Vịnh, Võ Thanh Trinh, v.v. Và chỉ riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hơn 5 vạn thanh niên Công giáo lên đường bảo vệ Tổ quốc, nhiều người trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang, dũng sĩ diệt Mỹ và biết bao tấm gương hy sinh anh dũng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhiều bà mẹ Công giáo được phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”. Ngày nay, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, “đồng hành cùng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, đồng bào Công giáo tiếp tục kề vai cùng nhân dân cả nước vượt qua khó khăn, thử thách, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao vị thế con người và đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Đó là những đóng góp quan trọng của bà con Công giáo trong công cuộc xây dựng, bảo vệ  và phát triển đất nước.

Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật; được ghi nhận trong Hiến pháp, kể từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 2013. Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Chính phủ ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta khẳng định: “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và Hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận…”.

Vì vậy, những luận điệu mà Phan Văn Lợi đưa ra thể hiện sự phản động, xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm lôi kéo, dụ dỗ đồng bào theo đạo chống phá cách mạng Việt Nam. Do đó, chúng ta cần luôn đề cao cảnh giác, nhận diện rõ bản chất xấu xa và mục đích đen tối của Phan Văn Lợi./.

Jan 7, 2024

HRW lại “diễn” trò “nhân quyền” cũ

           Tre Việt - Ngày 04/01, kênh tiếng Việt, Đài Á Châu Tự Do (RFA) đăng bài: “HRW: Liên Âu nên thu hồi các lợi ích của Việt Nam hưởng lợi từ EVFTA vì vi phạm nhân quyền”, trong đó trích dẫn ý kiến của ông Phil Roberson, Phó Giám đốc phân ban châu Á của HRW cùng một số phần tử sống lưu vong đã lu loa, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền và kêu gọi liên minh châu Âu thu hồi các lợi ích của Việt Nam.

Trước hết phải thấy rằng, để thống nhất, đi đến ký kết Hiệp định thương mại tự do EVFTA thì Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) phải trải qua nhiều vòng đàm phán, hai bên phải đáp ứng được các tiêu chí đưa ra. Đây là một trong những hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đầu tiên của Việt Nam và cũng là hiệp định FTA thế hệ mới đầu tiên EU ký với một nước đang phát triển trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nên được cả hai bên quan tâm trong quá trình thực thi.

Về phía Việt Nam luôn kiên trì theo định hướng phát triển bền vững, xây dựng và đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, xây dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Việt Nam luôn nỗ lực tham gia ký kết và thực hiện các công ước quốc tế về nhân quyền, về lao động, về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, về môi trường,... và thực hiện đầy đủ các cam kết theo quy định của Hiệp định EVFTA. Đơn cử như: năm 2021, Bộ Công Thương Việt Nam đã thành lập Nhóm Tư vấn trong nước (DAG Việt Nam) để tư vấn về việc thực hiện các chương trình thương mại và phát triển bền vững, đưa ra quan điểm, khuyến nghị cho các bên tham gia. Đến nay, DAG Việt Nam đã có 07 thành viên là: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện Công nhân và Công đoàn, Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hội nghề cá Việt Nam, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên, Hiệp hội tháng máy Việt Nam và tiếp tục mở rộng trong thời gian tới. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam đã, đang triển khai quyết liệt các giải pháp để chấm dứt tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) nhằm sớm gỡ “thẻ vàng” đối với ngành Thủy sản theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC), v.v.

Trên thực tế, việc ký kết và thực thi Hiệp định EVFTA đã mang lại lợi ích cho cả hai bên. Theo số liệu của EU, sau 03 năm thực thi Hiệp định EVFTA (2020 - 2023), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng gần 50%, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại đứng đầu trong các nước ASEAN. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ EU cũng tăng hơn 40%. Đây là một trong những minh chứng cho thấy Việt Nam và EU cùng tận dụng tốt Hiệp định EVFTA để phát triển.

Trong khi đó, ông Phil Roberson, Phó Giám đốc phân ban châu Á của HRW chỉ dựa vào tuyên bố của nhóm Tư vấn trong khối Liên Âu (EU DAG) cho rằng Việt Nam bỏ tù lãnh đạo một số tổ chức xã hội dân sự, như: Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, rồi lu loa, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền là hoàn toàn phiến diện, suy diễn, quy chụp vô căn cứ. Bởi vì, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã đưa ra đầy đủ bằng chứng khẳng định hành vi trốn thuế đối với Mai Phan Lợi. Thậm chí, Mai Phan Lợi chính là người chủ mưu, cầm đầu, trực tiếp chỉ đạo cho nhân viên dưới quyền Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng - MEC không thực hiện kê khai nộp thuế. Đối với Đặng Đình Bách, cơ quan điều tra đã làm rõ, từ năm 2016 đến năm 2020, Trung tâm LPSD do Bách đứng đầu đã nhiều lần không nộp hồ sơ khai thuế, trốn thuế, bỏ ngoài sổ sách các khoản tiền nhận từ nước ngoài. Tại phiên tòa, Đặng Đình Bách đã thừa nhận có hành vi trốn thuế xảy ra tại Trung tâm LPSD và xin Hội đồng xét xử cho phép nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Vì thế, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách thực chất là những tội phạm núp bóng “môi trường” mà thôi.

Thử hỏi: cái tội trốn thuế ở các nước EU mà bị pháp luật xử lý thì thế nào nhỉ? Liệu có phải “họ” vi phạm nhân quyền không? Và không biết HRW có dám giở thói “trõ mõm” mà kêu vi phạm “nhân quyền” không? Xin đừng “diễn trò” lố./.