Tre
Việt – Mới đây, trên
facebook của “Đảng Việt Tân” đăng bài
viết với tiêu đề “Bản lên tiếng về
quyền tự do Internet”. Nội dung của bài viết đưa ra những
nhận định xuyên tạc, quy chụp, bóp méo, bôi đen, vu khống trắng trợn Đảng, Nhà
nước Việt Nam, nhằm tạo cớ kích động “công dân sử dụng Internet, các
blogger, các facebooker, các chủ trang nhân quyền liên kết thành mạng lưới”,…
tiến tới việc thúc đẩy toàn dân Việt Nam đứng lên giải thể chế độ, v.v. Đây
là một thủ đoạn hết sức nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội
chính trị, núp bóng quyền “tự do Internet”
để chống phá, cần được vạch trần và bác bỏ.
Như đã biết quyền tự do thông tin, tự do Internet, tự do
ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người cần được tôn trọng và
bảo đảm. Tuy nhiên, khi thực hiện cái “quyền ấy” đều bị chi phối, giàng buộc
bởi quyền được thụ hưởng và nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức. Đó là
hai mệnh đề gắn kết song song, đồng hành, không thể tách rời. Tại sao vậy, bởi
nó nhằm tránh bị lợi dụng cái “quyền tự do” để gây phương hại đến quyền, lợi
ích của quốc gia, cộng đồng xã hội và các cá nhân. Thực tế đã minh chứng, trên
thế giới mọi quốc gia, thì vấn đề: tự do thông tin, tự do Internet, tự do ngôn
luận,... đều phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Vì vậy, không chỉ ở Việt
Nam mà các nước trên thế giới cũng đều ban hành các điều luật để kiểm soát
những thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên
các trang mạng xã hội, nhằm không chỉ hạn chế sự lan tràn, phát tán những thông
tin giả mạo và độc hại, mà còn là căn cứ pháp luật để xử lý những cá nhân, tổ
chức vi phạm “quyền này”. Như vậy, một điều hiển nhiên là không thể có cái gọi
là “quyền tự do Internet vô chính phủ”.
Ở
Việt Nam, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ những năm gần
đây, mạng xã hội đã trở nên phổ biến với cuộc sống hàng ngày của hầu hết người dân.
Và mọi công dân Việt
Nam đều có quyền tiếp cận và sử dụng Internet và các phương tiện thông tin đại
chúng; Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm tốt các quyền đó và
được quy định ngay trong bản Hiến pháp. Việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, báo
chí hiện nay của Việt Nam về cơ bản đã tương thích với pháp luật quốc tế, đầy
đủ và đồng bộ, từ Hiến pháp, luật, đến nghị định, tiêu biểu là một số văn bản
quy phạm pháp luật, như: Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Công dân có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,…”, cùng với đó là Luật Báo chí
năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày
15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông
tin trên mạng. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến 2023, lượng người
dùng Internet tại Việt Nam đạt hơn 72 triệu người (73%) và hiện là quốc gia có
lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên thế giới; riêng số người dùng mạng xã
hội hiện nay có 76,95 triệu người, tương đương với 78,1% dân số. Cùng với đó,
mọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ
chức và hội họp, tự do tín ngưỡng và tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước
ngoài, được bảo đảm theo quy định, khuôn khổ pháp luật quy định.
Vì
thế, việc một số cá nhân, tổ chức lợi dụng mạng Internet, dưới vỏ bọc “quyền tự
do, dân chủ” để xuyên tạc, thổi phồng, bóp méo các vấn đề bức xúc trong xã hội;
tạo dựng thông tin sai sự thật, nhằm làm nhiễu loạn truyền thông, gây hoài nghi
trong quần chúng, tạo bất ổn trong xã hội là vi phạm pháp luật. Và lẽ đương
nhiên sẽ bị xử lý nghiêm minh là hoàn toàn xác đáng. Việc các thế lực thù địch,
phản động, cơ hội chính trị lợi dụng chính quyền xử lý các đối tượng vi phạm
pháp luật để lu loa, quy chụp, vu khống trắng trợn Đảng, Nhà nước Việt Nam “đàn
áp quyền tự do Internet” của người dân là
sai sự thật và hết sức phi lý. Bởi vậy, chúng ta cần nêu cao cảnh giác và đấu
tranh bác bỏ những thông tin xấu độc, sai sự thật về tự do Internet được phát
tán trên mạng xã hội hiện nay./.