Nov 28, 2017

NHẬN “GIẢI THƯỞNG” NHỜ VÀO THÀNH TÍCH CHỐNG PHÁ CHẾ ĐỘ


Tre Việt - Nhân sự kiện 3 cá nhân, gồm: Ông Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Mục Sư Y Yích sắp được nhận giải thưởng Nhân quyền Việt Nam năm 2017vào ngày 10-12. Tre Việt xin có đôi điều suy nghĩ về câu chuyện của những kẻ phản quốc đoạt giải lần này”.
Từ xưa tới nay, trong tâm thức của người Việt Nam, luôn khắc sâu hình ảnh của những cá nhân xuất sắc đã cống hiến tài năng của mình làm rạng danh đất nước, được thế giới vinh danh, như: Lưỡng quốc trạng nguyên (4 người), Danh nhân văn hóa thế giới (Chủ tịch Hồ Chí Minh), Lưỡng quốc tướng quân (Thiếu tướng Nguyễn Sơn),… cùng hàng trăm người đã đoạt giải thưởng quốc tế, khu vực vì đã có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng ta lại được nghe tới những giải thưởng quốc tế lạ taimà những người có tư tưởng tiến bộ đều rất phẫn nộ. Đó là, các giải thưởng quốc tế liên quan đến nhân quyền, như: giải thưởng Hammet của tổ chức Quan sát nhân quyền quốc tế (HRW); giải thưởng Stephanus của Hiệp hội quốc tế nhân quyền tại Ðức; giải thưởng quốc tế Gruber của Nghiệp đoàn luật sư quốc tế; giải thưởng nhân quyền của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam, v.v.
Điểm khác biệt của các loại hình giải thưởng này là những cá nhân được trao giải, thường không có mặt đứng trên bục vinh quang, vì họ đang phải thụ án trong các nhà tù, trại cải tạo. “Thành tích” nổi bật của họ là hoạt động chống phá chế độ, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tư tưởng, tinh thần của nhân dân. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, có 6 lần bị bắt rồi được thả vì các hoạt động liên quan đến tuyên truyền chống nhà nước, biểu tình, gây rối; mặc dù đã được giáo dục thuyết phục đầy đủ nhưng chứng nào tật ấy, Quỳnh đã bị kết án 10 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; Nguyễn Hữu Vinh bị tuyên phạt 5 năm tù với cáo buộc bôi nhọ, xuyên tạc sự thật Nhà nước; Mục sư Y Yích bị kết án 12 năm tù giam vì tội lôi kéo người Thượng biểu tình trái pháp luật, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Xét đến công cụ trao giải, trước tiên phải kể đến Mạng lưới nhân quyền Việt Nam gồm những kẻ chống phá Nhà nước Việt Nam đã có thâm niên, như: Nguyễn Thanh Trang, Lê Minh Nguyên, Nguyễn Bá Tùng,... mạng lưới này được lập ra từ năm 1997, với hàng loạt các hoạt động chống cộng”. Đối với các tổ chức trao giải nhân quyền quốc tế khác, từ khâu xét chọn đến trao giải đều có vai trò tích cực của các tổ chức thù địch với Nhà nước Việt Nam, như: Việt Tân, Tập hợp dân chủ đa nguyên, Cao trào nhân bản,... nổi bật là tổ chức HWR. Những người được trao "giải thưởng Hammet" đều là các công dân Việt Nam vi phạm pháp luật; nhìn khung cảnh những buổi lễ trao giải của HRW, không ai có thể nhận xét khác được về vai trò tích cực của các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong người Việt; sự thật, giải thưởng Hammet đã được trao cho  nhiều phạm nhân trong các trại cải tạo.
Chưa bao giờ, việc trao các loại giải thưởng nhân quyền cho những người được gọi là nhà bất đồng chính kiến bị chính quyền đàn áptrong nước lại nhộn nhịp như mấy năm gần đây. Các loại giải thưởng nhân quyềnđược xét theo kiểu xếp hàng, lần lượt được trao cho các đối tượng có hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam; trong đó, ưu tiên các đối tượng đang ngồi tù, các cá nhân thụ án càng dài thì càng được quan tâm, chiếu cố (trong các cá nhân được giải Nhân quyền Việt Nam, 100% có tiền sự, 87% lĩnh án tù). Ðiểm qua các gương mặt được nhận các giải thưởng nhân quyềntừ trước tới nay đã đủ thấy, tiêu chí của giải thưởngnày là càng chống chính quyền cực đoan thì càng nhận được nhiều giải thưởng! Hoàn toàn trái ngược với những căn cứ được nêu trong các văn bản quốc tế về nhân quyền. Việc đẩy mạnh hình thức trao giải thưởng nhân quyềnchỉ là màn kịch vụng về trên sân khấu chính trị hải ngoại nhằm hà hơi, tiếp sức, cổ vũ tinh thần cho các đối tượng chống phá Nhà nước Việt Nam; cố gắng vực dậy những hoạt động chống phá đang có nguy cơ tàn lụi, vì các hoạt động này ngày càng phơi bày tính phản động trong nhận thức của nhân dân.
Vậy nên, trong vườn hoa thành tích chẳng thiếu những bông hoa độc, nguồn gốc sự việc cần được phơi bày trước nhân dân./.


Nov 27, 2017

KINH TẾ VIỆT NAM KHÔNG GIỐNG VENEZUELA

Tre Việt - Sau khi Venezuela chính thức vỡ nợ, rơi vào đại khủng hoảng, giới dân chủ phao tin cho rằng, sẽ đến lượt Việt Nam có số phận tương tự vì 2 nhà nước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Vậy có gì khác nhau trong đường lối kinh tế giữa 2 nước? 
Venezuela là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, đáng lẽ phải giàu mạnh, nhưng thực tại đang phải chịu đựng cuộc suy thoái trầm trọng nhất thế giới, lạm phát cao nhất, các chỉ số xã hội sa sút nặng nề, người dân đói khát và chết dần vì thiếu thực phẩm, thuốc men. Có thảm trạng đó là do một số nguyên nhân sau:
Một là, áp đặt giá hàng hóa, Venezuela áp dụng Luật về Chi phí và Giá cả Công bằng khiến người nông dân không trồng trọt, các công ty chế biến nông sản đóng cửa vì không có nguyên liệu. Việc kiểm soát giá khiến hàng hóa bị đưa vào chợ đen, nạn đầu cơ tích trữ hàng hóa, buôn lậu gia tăng chóng mặt. Chính phủ đã cố gắng tống giam các đối tượng đầu cơ, đóng cửa đường biên giới,… nhưng vẫn không kiểm soát được tình hình.
Hai là, trợ giá hàng hóa, Venezuela trợ giá trực tiếp nhiều loại hàng hóa, tiêu biểu là khí đốt và điện. Ngân sách trợ giá khí đốt và điện lớn hơn cả dành cho giáo dục và y tế gộp lại; với mức lương tối thiểu mỗi ngày tại Venezuela chỉ có thể mua được 227 gram thịt bò hoặc 12 quả trứng, nhưng có thể mua tới 1.000 lít khí đốt hoặc 5.100 kWh điện. Venezuela trợ cấp tỷ giá hối đoái cũng rất lớn, nếu bán một đôla theo tỷ giá của chợ đen thì có thể mua được hơn 100 đô la theo tỷ giá cao nhất của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc trợ giá gián tiếp cũng không hợp lý, vì người giàu mua sắm nhiều hơn người nghèo nên giành được nhiều trợ cấp hơn. Dưới những điều kiện như thế, người dân khó có thể mua được hàng hóa hoặc USD với mức giá của Nhà nước;
Ba là, tăng quá mức các doanh nghiệp nhà nước, sau khi Hugo Chavez tái đắc cử Tổng thống vào năm 2006, Ông đã công hữu hóa các nông trại, siêu thị, ngân hàng, công ty viễn thông, năng lượng, các công ty dịch vụ, sản xuất dầu mỏ, các công ty sản xuất thép, xi măng,… thậm chí cả công ty sản xuất ly thủy tinh. Với lối điều hành lãi thì ăn, lỗ nhà nước chịu  của doanh nghiệp trong các ngành này, năng suất liên tục sụt giảm; hơn nữa, Chính phủ không thể trợ giá liên tục cho các nhà cung cấp để giữ giá thấp, dẫn tới sản lượng phải giảm, làm phá vỡ nền sản xuất trong nước.
Bốn là, không kiểm soát nợ công. Từ năm 2004 đến 2013, giá dầu mỏ liên tục tăng cao, Venezuela dựa vào tiềm năng dầu mỏ để tăng gấp 5 lần nợ công nước ngoài, thay vì tiết kiệm phòng ngừa tình huống xấu; việc vay nợ quá mức khiến thị trường tín dụng quốc tế cấm cửa nước này. Khi giá dầu giảm vào năm 2014, nguồn thu của Chính phủ từ dầu mỏ sụt giảm nghiêm trọng, chính quyền phải in tiền để bảo đảm chi tiêu cho các chính sách tài khóa và trả nợ.
Như vậy, để đạt được các mục tiêu xã hội, Chính phủ Venezuela đã sử dụng biện pháp hành chính can thiệp sâu, áp chế mạnh vào kinh tế thị trường. Những biện pháp này đã mang lại lợi ích trước mắt và ngắn hạn cho nhân dân, nhưng sự điều tiết của thị trường bị đảo lộn, kinh tế vĩ mô mất ổn định, sản xuất trong nước bị phá hoại nghiêm trọng, năng lực xuất, nhập khẩu sụp đổ, lạm phát tăng cao (năm 2014, đồng tiền mất giá 98% so với năm 2011), dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay.
Khác với Venezuela, Việt Nam theo đuổi đường lối Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là mô hình kinh tế vận hành đầy đủ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, Nhà nước chỉ nắm giữ những lĩnh vực kinh tế quan trọng liên quan tới quốc phòng và an ninh; các chủ thể kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh theo pháp luật. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh, bình đẳng, minh bạch và lành mạnh (không can thiệp bằng các biện pháp hành chính). Sau đổi mới, Đảng ta luôn chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (mới đây là Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII) để giải phóng mạnh mẽ các nguồn lực cho phát triển đất nước, chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, kiểm soát nợ công, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội.

Những chủ trương đó cho thấy Việt Nam đã vận dụng sáng tạo kinh tế học Mác - Lê-nin và các học thuyết kinh tế hiện đại vào điều kiện nước ta, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới trong suốt hơn 30 năm qua; giúp Đảng và Chính phủ đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong điều hành kinh tế đất nước, tạo nền tảng cho kinh tế tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo. Đó là tương lai của kinh tế Việt Nam. Không có chuyện Việt Nam cũng rơi vào khủng hoảng kinh tế như Venezuela./.

Nov 23, 2017

Có đúng Việt Nam không đổi mới?

Tre Việt - Ngày 15-11, Bùi Tín viết trên VOA tiếng Việt rằng: “Đất nước Vit Nam thc hin “đi mi tnăm 1963, hơn 50 năm ri mà tht s không đi mi được bao nhiêu, có người nói h ch “đi” mà không “mi, đi mi mà vn như cũ, có khi không được như cũ!”. Không bàn đến Việt Nam đổi mới từ năm 1963 hay 1986, chỉ xem điều Bùi Tín viết: Việt Nam không đổi mới có đúng không?
Câu trả lời là không đúng. Năm 1986, với Đạihội VI - đại hội của đổi mới và từ đó đến nay, Việt Nam có nhiều đổi mới. Trước hết, là đổi mới tư duy, thể hiện trên một loạt vấn đề:
Về kinh tế, trước năm 1986, Việt Nam thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thực hiện ngăn sông cấm chợ, theo chế độ tem phiếu đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Điều đó làm cho nền sản xuất bung ra, từ chỗ luôn thiếu và khan hiếm hàng hóa, giờ đây hàng hóa đã rất đa dạng và phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng, từ hàng bình dân đến hàng hóa cao cấp, từ hàng nội địa đến hàng hóa của các nước, các hãng nổi tiếng thế giới. Có thể nói, trên thị trường thế giới có hàng hóa gì, thị trường Việt Nam có hàng hóa đó.
Trước đổi mới, Việt Nam chỉ thừa nhận nền kinh tế chỉ có kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, nay thừa nhận nền kinh tế đa sở hữu với nhiều thành phần; trong đó có sở hữu hỗn hợp, sở hữu tư nhân và thừa nhận vai trò của kinh tế tư nhân là một động lực phát triển của nền kinh tế, xã hội. Điều đó trước đổi mới dường như là điều cấm kỵ. Trước đảng viên không được làm kinh tế tư nhân, nay đảng viên được làm kinh tế tư nhân. Mọi người, kể cả đảng viên được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Đảng, Nhà nước khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng, không vi phạm pháp luật. Như thế, tại sao lại nói Việt Nam không đổi mới.
Về đường lối đối ngoại, trước đổi mới, nước ta hầu như chỉ có quan hệ ngoại giao với các nước có cùng ý thức hệ - các nước XHCN, nay Việt Nam xác định sẵn sàng là bạn, là đối tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, hợp tác vì sự phát triển thịnh vượng của mỗi nước. Thực hiện đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia, trong đó có quan hệ ngoại giao với cả 05 nước là Ủy viên thường trực của Liên hợp quốc.
Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới đã làm cho bộ mặt đất nước từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi đều ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Đời sống của nhân dân từ chỗ thiếu ăn đến chỗ không chỉ đủ ăn mà còn có xuất khẩu lương thực, Việt Nam luôn là một trong ba nước đứng  đầu về xuất khẩu gạo; đồng thời đứng đầu xuất khẩu một số mặt hàng nông sản. Từ là nước kém phát triển, Việt Nam đã trở thành nước phát triển trung bình, v.v. 
Vài nét như thế đủ thấy, Việt Nam luôn đổi mới, nên điều ông Bùi Tín viết là không đúng./.

Không có chuyện "theo ai"


Tre Việt - Sau khi Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra tại thành phố Đà Nẵng kết thúc, ngày 12-11-2017, một số đối tượng phản động, cơ hội chính trị đã tán phát tài liệu: “Việt Nam bị kẹt giữa hai cường quốc, cố gắng tìm một con đường giữa Mỹ và Trung Quốc”,… có nội dung xuyên tạc, cho rằng: Những phát biểu của các nhà lãnh đạo dự Tuần lễ cấp cap APEC vừa qua “không có giá trị thực tiễn” và chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam “đang đứng trước một trong hai lựa chọn là theo Mỹ hay theo Trung Quốc”. Đó quả thực là sự suy luận vô lối của kẻ nhiều chuyện, tư duy ngắn kiểu “Ếch ngồi đáy giếng”.
Trước hết, xin khẳng định ngay rằng: Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là “Độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển”, tuyệt đối không có chuyện “theo ai”. Tại Đại hội XII của Đảng, Đảng ta đã kế thừa những nội dung cơ bản của đường lối đối ngoại được thông qua tại các kỳ Đại hội trước, tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại theo hướng: đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập ngoại giao với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới; trong đó, có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 16 nước; đối tác chiến lược với 10 nước. Việt Nam đã có quan hệ với cả 05 nước là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung quốc). Không chỉ có vậy, chúng ta đã chủ động tham gia tích cực, có trách nhiệm trong các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên hợp quốc.
Và, một minh chứng rất rõ nét thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển của Việt Nam qua Tuần lễ cấp cao APEC-2017 tại thành phố Đà Nẵng. Tại tuần lễ cấp cao APEC, Việt Nam đã đón lãnh đạo của 21 nền kinh tế trên thế giới; tổ chức đón 04 chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước của các nhà lãnh đạo cấp cao: Canada, Chi Lê, Mỹ và Trung Quốc. Cũng trong Tuần lễ cấp cao APEC, chúng ta đã tiến hành 50 cuộc trao đổi của lãnh đạo cấp cao với lãnh đạo các nền kinh tế lớn trên thế giới. Qua đó, đã có 121 thỏa thuận hợp tác với tổng giá trị hơn 20 tỷ USD; trong đó, các doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ đã ký một loạt thỏa thuận thương mại lên tới 12 tỷ USD. Thành công nổi bật nữa là, trước nguy cơ đổ vỡ của Hiệp định thương mại tư do chấu Á - Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định, thì tại APEC lần này, Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò trung tâm thúc đẩy, tạo điều kiện cho các quốc gia còn lại thảo luận, đi đến thống nhất về Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thay thế cho TPP.
Đánh giá về Tuần lễ cấp cao APEC tại Việt Nam-2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: “Đánh giá công tác tổ chức thì Việt Nam đã làm tất cả để hội nghị diễn ra một cách hiệu quả và thành công. Hội nghị đã dành nhiều sự chú ý vào các vấn đề kinh tế, các vấn đề được thảo luận đều rất thực tế và được các thành viên của nền kinh tế APEC quan tâm. Ví dụ như Việt Nam đề cập đến nền kinh tế số và doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Tờ Đại Công báo của Hồng Kông (Trung Quốc) có bài viết “APEC thúc đẩy hợp tác Trung - Việt bước lên một tầm cao mới”, đánh giá cao những thành tựu phát triển của Việt Nam sau mở cửa, cũng như hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới. Tiến sỹ Alan Bollard - Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC nhấn mạnh, Việt Nam “cầm cương” cho tiến trình phát triển, đặt ra  chủ đề cũng như ưu tiên trong hoạt động của năm APEC-2017.

Có lẽ không cần phải nói thêm, luận điệu cho rằng: Những phát biểu của các nhà lãnh đạo dự Tuần lễ cấp cap APEC vừa qua “không có giá trị thực tiễn” và chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam “đang đứng trước một trong hai lựa chọn là theo Mỹ hay theo Trung Quốc” là phi lý, không có cơ sở, mang dụng ý xấu, đáng phê phán./.

Nov 22, 2017

Không những mù mà còn lú lẫn

Tre Việt - Ngày 10-11-2017, tổ chức Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam tự xưng, có trụ sở tại Ca-li-phóc-ni-a, Mỹ đã “bình chọn” 03 đối tượng, gồm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Y Yích và tổ chức “Hội anh em dân chủ” để trao cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền năm 2017”. Buổi lễ “trao giải” dự kiến được tổ chức tại thành phố Wét-min-tơn, Ca-li-phóc-ni-a, Mỹ vào ngày 10-12-2017. Đúng là, những nhà tổ chức của “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” vừa mù, vừa lú lẫn.

Họ đã bị mù là bởi, khi “bầu chọn” 03 kẻ trên đều là tội phạm đã bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ, điều tra và tuyên phạt tù giam theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Nguyễn Hữu Vinh (Basam) bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 05 tù giam vì tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” theo Điều 258, Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nguyễn ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), một thành viên của “Mạng lưới Nhà quyền Việt Nam” thì bị Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa, tuyên phạt 10 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88, Bộ luật Hình sự; Y Yích, bị Tòa an nhân dân tỉnh Gia Lai, tuyên phạt 12 năm tù giam về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” theo Điều 87. Còn cái gọi là tổ chức “Hội anh em dân chủ”, thực chất là một tổ chức tự xưng, hoạt động ngoài pháp luật, chuyên tụ họp những kẻ bất hảo, cơ hội chính trị, cực đoan chống cộng, bất mãn, trộm cướp, đĩ điếm,.. để tổ chức các hoạt động gây rối, phá hoại an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội Việt Nam. Chà, chà, những cá nhân, tổ chức tội phạm như thế mà xứng đáng được trao “Giải thưởng Nhân quyền năm 2017” ư? Quả thật họ bị mù rồi!
Bị lú lẫn là bởi, “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” là một tổ chức tự xưng, không có quyền lực thật sự. Đó chỉ là nơi tụ hợp của những nhà dân chủ giả cầy, thù nghét chế độ xã hội Việt Nam, được các thế lực chống cộng cực đoan Âu Mỹ chống lưng, thi thoảng lại bơm cho tý “bơ thừa”, “sữa cặn” để gâu gâu mà thôi. Họ đâu có thực quyền. Hơn nữa, Việt Nam là một đất nước có chủ quyền, được quản lý bằng Hiến pháp và pháp luật, cái gọi là “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” không được Nhà nước Việt Nam cho phép thành lập, hoạt động ở Việt Nam. Họ chẳng có cái quyền gì mà trao cái giải này, giải nọ cho công dân Việt Nam. Cho nên cái tổ chức này là ảo và theo đó cái “Giải thưởng” của họ cũng ảo. Thực chất họ chỉ là một con “gâu gâu” mà thôi. Nói họ lú lẫn là vậy.
Nói “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” không những mù, mà còn lú lẫn hoàn toàn chẳng sai.

Chiêu trò viết, tán phát tài liệu, lôi kéo một số cá nhân bất hảo xuyên tạc, vu cáo tình hình nhân quyền Việt Nam, hay thi thoảng lại bày đặt ra giải thưởng này, giải thưởng nọ,… để PR cho mình, rồi lôi kéo mấy con thiêu thân vào chỗ chết của họ chẳng lừa được ai, thậm chí biến mình thành trò hề cho thiên hạ chê cười mà thôi./.

Nov 20, 2017

Tiếng to, miếng lớn

Tre Việt - Vừa qua, chúng ta đã tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh APEC bảo đảm an toàn, tạo nên một Việt Nam thân thiện, mến khách, đậm chất văn hóa dân tộc trong con mắt bạn bè quốc tế. Cùng với đó là những bản hợp đồng kinh tế hàng tỷ USD, nổi bật là ký kết thương mại, đầu tư với Mỹ trị giá 12 tỷ USD. Như vậy, năm 2017, Việt Nam đã ký với Mỹ nhiều hợp đồng kinh tế tổng giá trị trên 20 tỷ USD (chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đem lại các hợp đồng trên 8 tỷ USD).
Tuy nhiên, cay cú với những kết quả đã đạt được của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần này, giới “dân chủ” nói càn rằng: chúng ta chỉ “có tiếng mà không miếng”, những ký kết trên chẳng biết có thực hay không, v.v. Những luận điệu kiểu trẻ con cãi cùn này tuy chẳng đi tới đâu, nhưng để cho sự việc minh bạch, Tre Việt xin đưa ra một số dẫn chứng sau:
Trước hết, việc ký kết kinh tế giữa các quốc gia đâu phải chuyện trẻ con mà hôm nay làm, ngay mai bỏ. Để có được những hợp đồng kinh tế như vậy, hai bên đã nghiên cứu, đánh giá rất kỹ những lợi hại, cơ hội và thách thức khi tiến hành thực hiện. Tất cả các hoạt động kinh tế đó đều nằm trong chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Cho nên, nếu không có những biến động lớn về chính trị ở một quốc gia nào đó thì hầu như 100% các ký kết đều triển khai thực hiện đúng lộ trình. Thưa các nhà “dân chủ”, đây thuộc về nguyên tắc hợp tác kinh tế quốc tế mà các bên đều phải tuân theo, đâu phải chuyện chỉ nói mà không làm.
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 2000-2016
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Thứ hai, về tăng trưởng thương mại Việt - Mỹ, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sau khi Mỹ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam, kim ngạch thương mại 2 chiều tăng từ 220 triệu USD (năm 1994) lên 53 tỷ USD (năm 2016), gấp 240 lần sau 22 năm, dự báo tăng tới 80 tỷ USD vào năm 2020. Tới nay, Việt Nam là một trong 15 nhà cung cấp lớn nhất của Mỹ trên toàn thế giới, một trong 10 nước xuất siêu lớn nhất vào Mỹ; xuất siêu đã đạt tới 35 tỷ USD, khiến chính phủ của ông Đ.Trump phải liệt Việt Nam vào danh sách 16 nước làm thâm hụt thương mại của họ, yêu cầu cần có những điều chỉnh thương mại 2 chiều.
Cùng với sự tăng trưởng về thương mại, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng tạo ra những con số ấn tượng, tính đến cuối năm 2016, Mỹ đã đầu tư 815 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 10,07 tỷ USD, xếp thứ 8/112 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Việt Nam cũng đã có 147 dự án đầu tư sang Mỹ, với tổng vốn đăng ký 571,38 triệu USD. Mỹ hiện đứng thứ 9 trong số 68 quốc gia tiếp nhận đầu tư trực tiếp của Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2017, Mỹ xếp thứ 11/91 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn là 95,99 triệu USD.
Thứ ba, về triển khai các dự án đầu tư, tháng 3-2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) đã ký thỏa thuận khung phát triển dự án và thỏa thuận khung hợp đồng bán khí Cá Voi Xanh với tổng giá trị khoảng 10 tỷ USD. Sau 8 tháng ký kết, tại Hội nghị Doanh nhân APEC 2017, ông Liam Mallon, Chủ tịch Exxon Mobil, cho biết dự án mỏ dầu khí Cá Voi Xanh đang được triển khai, dự kiến hoàn thành thủ tục ban đầu vào cuối năm 2018, năm 2019 đưa vào hoạt động. Hay mới đây, tập đoàn công nghệ Jabil Circuit Inc (Mỹ), đã chính thức động thổ xây dựng khu sản xuất mới tại Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Cuối tháng 10-2017, Tập đoàn Hoàng Quân vừa khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại thành phố Tacoma, Washington (Mỹ).

Như vậy, các ký kết kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia nói chung và Mỹ nói riêng, luôn được Chính phủ các bên quan tâm, tạo điều kiện xúc tiến nhanh chóng. Nếu ký rồi bỏ đó thì lấy đâu là tăng trưởng thương mại? Lấy đâu ra những cơ sở vật chất bảo đảm an sinh xã hội cho toàn dân nói chung, trong đó gia đình của các “dân chủ viên”? Lấy đâu ra mạng Internet cho các nhà dân chủ la lối?./.

Lý do to hơn mục đích




Tre Việt - Vừa qua, sau khi Dự thảo Luật An ninh mạng được đưa ra lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội, một số luật sư cực đoan và kẻ cơ hội chính trị đã ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, cho rằng: “Dự thảo Luật đã vi phạm nhân quyền, quyền tự do báo trí, quyền tự do trao đổi thông tin của người dân”; “Dự thảo Luật chủ yếu nhằm bảo vệ quyền “cai trị” của Đảng Cộng sản Việt Nam! cản trở hoạt động tiếp cận thông tin, hoạt động khởi nghiệp của giới trẻ”, v.v. Đó thực sự là những lời ngụy biện của kẻ có dã tâm xấu, chỉ là “lý do to hơn mục đích”!
Như chúng ta đều biết, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ như hiện nay, không gian mạng đã xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và hiện diện trong hầu hết các hoạt động của con người. Cùng với những lợi ích mà nó mang lại, như: tăng cường khả năng kết nối giữa người với người trên mọi miền thế giới; tìm kiếm, trao đổi thông tin; giao dịch buôn bán; đơn giản hóa các thủ tục hành chính,… thì, việc sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên mọi lĩnh vực cuộc sống,  và không bị giới hạn về không gian, thời gian.

Thời gian qua, tình hình an ninh mạng trên toàn thế giới diễn biến ngày càng phức tạp, đặt ra nhiều nguy cơ thách thức không chỉ đối với yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia mà còn trật tự, an toàn xã hội. Trên thế giới, mỗi năm có hàng trăm nghìn cuộc tấn công nhằm vào các cơ quan chính quyền, các hệ thống tài chính, ngân hàng, hạ tầng thông tin trọng yếu, trang web của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp,... nhằm đánh cắp thông tin, bí mật nhà nước, thành tựu khoa học - công nghệ, sở hữu trí tuệ, v.v. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho biết, tính đến tháng 9-2017, Trung tâm đã ghi nhận và điều phối xử lý 9.964 cuộc tấn công website với nhiều hình thức khác nhau, như: lừa đảo, cài mã độc, làm thay đổi giao diện, v.v. Đặc biệt, một loạt các vụ tấn công mạng vào các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng,… đã xảy ra gây hậu quả không nhỏ.

Không chỉ có vậy, trên mạng xã hội, vừa qua, hùa theo phong trào “nói là làm”, sau khi đủ lượng like trên facebook cá nhân, nữ sinh lớp 8 Trần Thị Ngọc Trâm, ở thị xã Ninh Hòa đã bị nhóm bạn ép buộc phải đem xăng vào đốt trường học. Sau đó, nữ sinh này phải nhập viện cấp cứu vì bị bỏng nặng ở hai chân. Hay như ở Nga, trang Web có tên “Cá Voi xanh” đã dụ dỗ nhiều bạn trẻ nhẹ dạ cả tin tham gia trò chơi và bị dẫn dụ tới chỗ phải tự tử. Ngoài ra, các trang mạng cá độ, đánh bạc, đăng tải văn hóa phẩm đồi trụy, môi giới mại dâm, hoạt động đăng tải thông tin sai sự thật, thật giả lẫn lộn trên không gian mạng,… tác động không nhỏ tới quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Có thể nói “Mạng ảo nhưng tác hại lại là thật”. Ý thức rõ điều đó, ngày 07-12-2016, Nghị viện châu Âu và chính phủ các nước EU đã nhất trí về Luật an ninh mạng áp dụng cho toàn khối. Theo luật trên, các nhà cung cấp dịch vụ trên mạng, như: Google, Amazon, eBay, Cisco,… sẽ phải báo cáo mọi vi phạm có tính chất nghiêm trọng cho các cơ quan chức năng quốc gia nếu không sẽ bị phạt. Luật cũng đặt ra những quy định nghiêm ngặt về an ninh và trình báo bắt buộc đối với các công ty hoạt động trong những lĩnh vực trọng yếu, như: giao thông, năng lượng, y tế và tài chính. Tương tự, ngày 28-09-2017, Thượng viện Mỹ đã thông qua Dự luật yêu cầu Chính phủ Liên bang cung cấp nhiều công cụ hơn cho các doanh nghiệp nhỏ chống lại mối đe dọa về an ninh mạng. Theo Dự luật, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) chịu trách nhiệm xây dựng và cập nhật khuôn khổ an ninh mạng cho các tổ chức công và tư; phải ban hành và cung cấp thêm tiêu chuẩn bổ sung dành cho các doanh nghiệp nhỏ, giúp họ triển khai khuôn khổ an ninh mạng của NIST, v.v.
Mọi vấn đề đều có tính 2 mặt: tích cực và tiêu cực, cần phải có sự quản lý, điều chỉnh bởi pháp luật. Và, vấn đề an ninh mạng là lĩnh vực mới. Vì vậy, việc ban hành Luật An ninh mạng nhằm góp phần bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân là cấp thiết đối với mọi quốc gia. Chỉ có những kẻ có dã tâm xấu mới lo sợ việc ban hành Luật An ninh mạng mà thôi - đúng là “Lý do to hơn mục đích”./.


Nov 16, 2017

Lại một sự xuyên tạc trắng trợn về tự do in-tơ-nét ở Việt Nam


Tre Việt - Ngày 15-11-2017, trên VOA Tiếng Việt có bài viết: Tự do in-tơ-nét 2017: Việt Nam “không có tự do”, với những “cứ liệu” được trích dẫn “Phúc trình Tự do in-tơ-nét 2017” của cái tổ chức gọi là Freedom House có trụ sở tại Mỹ. Bài viết này đã đưa ra những số liệu không thể kiểm chứng và nhận định hồ đồ, xuyên tạc trắng trợn về tự do in-tơ-nét ở Việt Nam.
Tại buổi Tọa đàm về Công tác dân số và hưởng ứng ngày sử dụng an toàn in-tơ-nét, ngày 22-02-2017, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin đã thông báo: hiện nay, Việt Nam có hơn 50 triệu người sử dụng in-tơ-nét, đạt tỷ lệ 53% dân số, cao hơn mức trung bình của thế giới là 46,6%. In-tơ-nét đã phát triển mạnh mẽ, ứng dụng rộng rãi, len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống con người Việt Nam. Còn theo We Are Social (một công ty có trụ sở ở Anh, chuyên thực hiện các thống kê và đánh giá về thông tin kỹ thuật số, di động và các lĩnh vực liên quan), đánh giá rằng: “Tính đến tháng 01 năm 2017, Việt Nam có 50.05 triệu người dùng in-tơ-nét chiếm 53% dân số, tăng 6% so với năm 2016. Số người dùng in-tơ-nét được xem là ở mức cao trên thế giới, v.v. Việt Nam có đến trên 46 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 48% dân số, v.v. Số lượng thuê bao di động ở Việt Nam đạt 124.7 triệu, với hơn 41 triệu thuê bao thường xuyên sử dụng, v.v. Tỉ lệ phần trăm các thiết bị kết nối Internet phổ biến ở người dùng trưởng thành, như: điện thoại thông minh với 72%, Laptop (hoặc Desktop) với 44%, Tablet với 14%. Trung bình 01 ngày, người Việt Nam bỏ ra 06 giờ 53 phút để duyệt Web nếu dùng PC và Tablet, 02 giờ 33 phút nếu dùng điện thoại di động và dành 02 giờ 39 phút cho mạng xã hội. Về tốc độ in-tơ-nét: “xét về tốc độ kết nối, 6270 KBps là tốc độ kết nối bằng các kết nối cố định (fixed connections), 3419 KBps là tốc độ kết nối bằng điện thoại di động. Trong đó, có đến 55% số người dùng thường xuyên kết nối với Internet bằng điện thoại thông minh. Tốc độ in-tơ-nét ở Việt Nam nhỉnh hơn mức trung bình trên thế giới là 5600 KBps. Trong khi đó, Thái Lan có tốc độ kết nối là 11677 KBps và Hàn Quốc, quốc gia có tốc độ kết nối in-tơ-nét nhanh nhất với 26700 KBps”. Về các công việc thường làm trên mạng của người dùng: “là kiểm tra email, viếng thăm mạng xã hội, sử dụng cơ chế tìm kiếm (Google, Coccoc, …), tìm thông tin sản phẩm, và nghe nhạc, video. Các nền tảng mạng xã hội được nhiều người quan tâm là Facebook, YouTube, FB Messenger, Google+, Zalo, Instagram, Twitter, Skype, Viber, v.v. Đó là chưa tính đến “Zing”, một mạng xã hội nổi tiếng ở Việt Nam”. Cùng với đó, là lĩnh vực thương mại điện tử, thì “tỉ lệ người dùng thường xuyên tìm kiếm thông tin sản phẩm trước khi mua là 48%, truy cập các trang bán lẻ là 43%, giao dịch sản phẩm là 39% và cùng 29% người dùng giao dịch sản phẩm bằng laptop và mobile. Lợi nhuận thương mại điện tử ở Việt Nam chưa thật sự nhiều và vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Có 33.26 triệu người mua bán online với tổng giá trị thị trường khá khiêm tốn là 1.8 tỉ USD so với 1 đất nước có GDP 215 tỉ USD. Lợi nhuận thương mại điện tử ở Việt Nam chưa thật sự nhiều và vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Nhiều công ty, tổ chức nhà nước đã cấm sử dụng Facebook vì lý do làm giảm hiệu suất công việc được nhiều người cho rằng là hợp lý”.
Trên cơ sở đó, We Are Social đưa ra nhận định: “Việt Nam là quốc gia in-tơ-nét “năng động” với tỉ lệ người sử dụng liên tục tăng đều qua các năm và lọt vào top đầu các nước “tương tác với in-tơ-nét”. Mạng xã hội có nhiều vai trò quan trọng trong xã hội Việt Nam khi chiếm tỉ lệ rất lớn người dùng tham gia, đặc biệt là Facebook và hơn nữa chiếm rất nhiều thời gian trung bình 01 ngày của từng cá nhân. Cùng với xu hướng quốc tế, ở Việt Nam người dùng điện thoại di động cũng chiếm tỉ lệ lớn do tính gọn nhẹ, có thể mang đi (di động), và nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu của phần lớn người dùng ở các tầng lớp khác nhau. Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh,v.v.”. Thực tế đó đã bác bỏ sự xuyên tạc của Free House và sự tiếp tay với dụng ý xấu của VOA Tiếng Việt.

Cần loại bỏ những kẻ biến chất trong Công giáo

Tre Việt - Đức Giêsu là một giáo chủ vĩ đại trong lịch sử loài người. Ông chủ trương sống yêu thương hiền hòa, công bình, phục vụ chia sẻ cho nhau. Ông răn các con chiên rằng: phải thờ kính Thiên Chúa; không được lấy danh Thiên Chúa để làm những việc phàm tục, tầm thường; không được giết người; không được tham lam lấy của người khác; không được che dấu sự giả dối.
          Ở Việt Nam, cho dù là linh mục hay giáo dân, đều phải làm tròn nghĩa vụ kính Chúa - yêu nước. Linh mục là người trực tiếp dẫn dắt giáo dân nêu gương sáng trong lối sống, sinh hoạt, yêu thương, hòa hợp với mọi người, giữ vững đức tin của người con Thiên chúa và chu toàn bổn phận của người công dân. Họ là những người được học hành rất cơ bản, được thực tiễn thử thách và có nhiều thành tựu trên con đường tu đạo. Với tư cách thay mặt đức Chúa để dẫn dắt con chiên, họ phải quán triệt lời răn, thấm nhuần giáo lý và ý nghĩa của đạo pháp, là tấm gương sáng trong đời sống và trên đường đạo.



          Nhưng thật đáng tiếc, thời gian qua, một số linh mục thuộc Giáo phận Vinh lại làm ngược lại lời răn của Chúa. Điển hình là mới đây, Văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã ra Thông báo về tình trạng vỡ hụi đang xảy ra tại một số giáo xứ trong Giáo phận gửi tới các linh mục, giáo dân: “thời gian qua, tại một số giáo xứ trong Giáo phận chúng ta đã xảy ra tình trạng vỡ phường hụi, có những nơi tổng số tiền của người dân trong giáo xứ đã bị mất vì tham gia phường hụi lên đến hàng chục tỷ đồng. Hậu quả là nhiều gia đình giáo dân đã rơi vào cảnh lao đao, thậm chí trắng tay, người thân chia rẽ, ly tán”. Văn bản này cũng yêu cầu “các linh mục đứng ra cảnh báo giáo dân, không tham gia vào các hoạt động làm ăn phi pháp để gây ra những hậu quả đáng tiếc”. Ngay sau khi Thông báo được phát đi, các giáo dân cho biết, đã có rất nhiều linh mục tham gia vào phường hụi, thậm chí đóng vai trò là chủ phường hụi và hiện đang mất khả năng thanh toán, như: Linh mục Hoàng Sỹ Phúc, hiện là quản xứ Cẩm Sơn (Đại Sơn, Đô Lương, Nghệ An); Linh mục Giuse Phan Sỹ Phương, quản hạt kiêm quản xứ Tân Lộc (phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, Nghệ An); Linh mục Trần Đình Văn (Quản xứ Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An); Linh mục Hoàng Đức Nhân (Quản xứ Mỹ Dụ, Hưng Châu, Hưng Nguyên, Nghệ An), v.v.
          Thực tế trên cho thấy, là người đại diện cho quyền lợi của một bộ phận giáo dân, được giao nhiệm vụ săn sóc đời sống tinh thần của con dân, thế nhưng thử hỏi trong những năm qua số linh mục biến chất ở giáo phận Vinh đã làm được những gì, ngoài việc kích động dân biểu tình, gây rối an ninh trật tự, tiếp tay cho các thế lực thù địch (hình ảnh giáo dân cầm cờ ba que) và bây giờ thì quỵt những đồng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân. Liệu các Giám mục có chịu đứng ra chịu trách nhiệm trước giáo dân khi đã xảy ra sự việc như vậy hay không? Lúc này mới thấy mấy ông giám mục chỉ chăm chăm tới lợi ích của bản thân chứ có bao giờ thực sự chăm lo cho giáo dân .
Giáo phận Vinh dưới sự dẫn dắt của linh mục đội lốt quỷ Nguyễn Thái Hợp ngày càng trở nên biến chất, sa đọa. Tình trạng vỡ phường hụi tại một số giáo xứ trong giáo phận càng chứng tỏ thái độ thiếu trách nhiệm của Tòa Giám mục, đồng thời phản ánh mức độ thoái hóa, biến chất từ trên xuống dưới của các chủ chăn và con chiên nơi đây. Xin hỏi, ông Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã đi đâu, làm gì khi để các đệ tử, con chiên của mình chơi hụi dẫn tới táng gia bại sản? Tại sao lại có thể nhẫn tâm đến như vậy! Là một người được gọi cha, một vị linh mục đáng lẽ ra phải chăm sóc cho đàn con chiên, khuyến khích họ sống “tốt đời, đẹp đạo” chứ sao lại “hành hạ” họ đến thế?
Thật đau xót thay, những linh mục như vậy liệu có xứng đáng làm người che chở cho giáo dân? Hay cái vị trí linh mục chỉ là bức bình phong để thực hiện ý đồ xấu của bản thân, và chính quần chúng đang vô tình chịu khổ để giúp đỡ những con quỷ đội lốt linh mục.
Câu trả lời: nó xuất phát từ việc những kẻ nhân danh Thiên chúa, nhân danh người có đạo để làm những điều trái với đạo lý, pháp luật.
Điều này một mặt làm mất uy tín, hình ảnh của đạo Công giáo, một mặt làm phương hại đến sự ổn định và phát triển của đất nước. Chính vì thế, Công giáo thời gian tới cần có các biện pháp mạnh tay để đưa tôn giáo của mình về đúng với vị trí vốn có của mình. Bằng không, một khi nhân dân hành động thì uy tín, hình ảnh và thậm chí là sự tồn tại của Công giáo sẽ là khôn lường.

Thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên sớm vào cuộc điều ra làm rõ, nếu đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân thì nên khởi tố để đòi lại cho người dân; đồng thời, loại bỏ những kẻ biến chất trong Công giáo, trả lại sự trong sạch từng có của đạo giáo này./. 

Nov 13, 2017

Nhân quyền phải xuất phát từ lợi ích của toàn dân

Tre Việt - Trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Việt Nam, hàng trăm nhà “dân chủ” kêu gào đòi các nguyên thủ tham dự Hội nghị này đưa vấn đề nhân quyền của Việt Nam vào bàn đàm phán cùng với các nội dung ngoại giao, kinh tế khác.
Nhưng họ không hiểu, hoặc cố tình không hiểu rằng, nhân quyền tuy là quyền của mỗi con người nhưng phải xuất phát từ lợi ích chung của cộng đồng, phù hợp với đặc thù của mỗi quốc gia, khu vực. Điều này được khẳng định qua một số câu chuyện mới đây.
Trước hết, chúng ta cần nhắc đến chuyện của đất nước Philippines, trong cuộc chiến chống ma túy của ông Duterte, hơn 9 tháng từ khi ông ta nhậm chức Tổng thống, đã có khoảng 8.000 người bị giết chết trong các tình huống mà phía cảnh sát cho là để tự vệ khi các nghi can có vũ trang cưỡng lệnh bắt giữ trong cuộc chiến chống ma túy. Điều này đã dẫn tới việc Ông bị lên án gay gắt từ các nhóm nhân quyền trong và ngoài nước. Trước nhiều câu hỏi mang tính hạch sách về nhân quyền, ông Duterte nói “Các ông muốn đặt một câu hỏi. Để tôi cho các ông câu trả lời. Hãy đi chỗ khác chơi. Đó là chuyện của chúng tôi, không phải của các ông. Tôi lo liệu cho đất nước tôi. Tôi sẽ nuôi dưỡng và phục hồi đất nước để lấy lại sức mạnh”. Hồi tháng 5-2017, trong cuộc gặp giữa Tổng thống D.Trump và Tổng thống Duterte, giới nhân quyền Philipines rất hy vọng ông D.Trump sẽ đề cập về vấn đề này trong các cuộc hội kiến giữa 2 nguyên thủ. Nhưng ông D.Trump đã lên tiếng ca ngợi ông Duterte, nói rằng Tổng thống Philippines đã “đạt thành tích khó tin để dẹp tệ nạn ma túy”.
Trước thềm Hội nghị APEC, trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Canada (ông Trudeau), giới “dân chủ” lại một lần nữa kêu gọi Ông đề cập đến vấn đề nhân quyền với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đặt nhân quyền lên bàn cân ngoại giao giữa 2 nước; chúng hy vọng ông Trudeau sẽ dùng cán cân thương mại 2 nước (Việt Nam xuất siêu sang Canada khoảng 4 tỷ USD) để gây sức ép đối với lãnh đạo Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, ông Trudeau đã ca ngợi Nhà nước, Chính phủ Việt Nam trong các nỗ lực về an sinh xã hội, thông cáo chung ra hôm 8-11 khẳng định rằng: chuyến thăm của Thủ tướng Trudeau làm cho bối cảnh quan hệ Việt Nam - Canada phát triển tích cực, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Canada ở Đông Nam Á và là thị trường ưu tiên của Chương trình Hành động thị trường toàn cầu của Canada; nâng quan hệ 2 nước lên mức toàn diện, hai nước sẽ xem xét khả năng tham gia một Hiệp định thương mại tự do Canada - ASEAN và cùng muốn thúc đẩy thông qua Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ được bàn thảo tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần này, v.v.

Cũng trong dịp này, một số dân biểu Hoa Kỳ và các nhà dân chủ thi đua gửi thư yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thúc ép chính quyền Việt Nam cải thiện và tôn trọng nhân quyền. Nội dung chính của những bức thư này yêu cầu Tổng thống D.Trump hối thúc Hà Nội trả tự do cho các tù nhân chính trị, như: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài, Trần Thị Nga, Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng, v.v. Những yêu cầu này của đám “dân chủ” đương nhiên không được đáp ứng.
Điều đó cho thấy, ở bất kỳ quốc gia nào, tất cả các nhà lãnh đạo cấp cao đều biết nhìn xa, trông rộng, lo cho dân, cho nước, họ là những người hiểu sâu sắc nhất về tính đặc thù nhân quyền ở từng quốc gia; nhân quyền phải xuất phát từ lợi ích của toàn dân.
Sau nhiều năm cải cách và mở cửa, tuy kinh tế còn có những khó khăn nhất định, nhưng Việt Nam luôn là quốc gia đi đầu trong nỗ lực cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; quyền con người luôn được quan tâm bảo đảm thông qua hàng loạt các chính sách mạnh tay của Đảng, Nhà nước,… đã tạo được lòng tin và sự cảm thông của hầu hết các nước trên thế giới.

Do đó, sự kêu gào của các nhà dân chủ chỉ tốn hơi vô ích; không riêng gì ông Trudeau, ông D.Trump, mà bất kỳ ông nào cũng làm cho các nhà hoạt động nhân quyền một lần nữa thất vọng./.

Công Dã Tràng xe cát

Tre Việt - Trước thềm Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng Việt Nam, hàng loạt facebook, fanpage cờ vàng hô hào, bày binh bố trận cho đám zân chủ quốc nội biểu tình hay tổ chức các hoạt động phản đối, thậm chí gây nổ vào dịp APEC và trọng tâm là vào đúng lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Việt Nam. Các facebook “Thương Nguyễn”, “Lê Đài Trang”, “Phơi bày sự thật”,… kêu gọi giới zân chủ quốc nội, và cả số dân khiếu kiện, linh mục, giáo dân,… kéo ra các con đường có đoàn Tổng thống D.Trump đi qua, hoặc biểu tình ngay tại Bờ Hồ Hà Nội, hay tới sân bay quốc tế Nội Bài với băng rôn, biểu ngữ nhằm gây tiếng vang,…. để Tổng thống Trump biết tới sự “tồn tại” của chúng. Mục tiêu của chúng đặt ra là không chỉ gây sự chú ý của ông D.Trump, truyền thông mà còn nhằm đến việc thu thập hình ảnh Công an đàn áp rồi tán phát lên mạng, phục vụ tập hợp “chứng cứ cộng sản ngăn chặn quyền tự do biểu tình” tố với các chính phủ, dân biểu, tổ chức nhân quyền quốc tế để họ lấy cớ tiếp tục can thiệp vô lối vào Việt Nam.
          Đáng thương cho lũ zân chủ dởm, chúng cứ tưởng đợt này các quốc gia khác sẽ nói nhiều về dân chủ về nhân quyền, ai dè họ lại hết lòng ca ngợi đất nước Việt Nam, ca ngợi chế độ của chúng ta. Từ đó mà thấy rằng, những lời xuyên tạc ấy đều xuất phát từ những kẻ vô học chứ các quốc gia khác thì đều tôn trọng và quý mến đất nước Việt Nam. Chỉ toàn bịa đặt, xuyên tạc để người dân hiểu nhầm làm cho bất công xã hội tăng lên chứ chả bao giờ chống lại bất công trong xã hội cả.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau thưởng thức cà phê Sài Gòn 
Còn nhớ hình ảnh mấy năm trước, Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel dạo quanh Nhà thờ lớn và dừng chân nếm thử cà phê tại một con phố ở Thủ đô, Thủ tướng Úc John Howard chạy bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm. Tháng 5-2016, Tổng thống Mỹ B.Obama đi ăn bún chả tại Hà Nội và trưa ngày 24-5-2016, trong cơn mưa tầm tã, Tổng thống Mỹ B.Obama dừng chân ở cổng làng Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nói chuyện với một chủ quán trà đá và người dân trước khi bay vào thành phố Hồ Chí Minh. Còn tối ngày 09-11-2017, người dân tập thể dục dưới chân cầu Thị Nghè thuộc Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh tỏ ra bất ngờ khi gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau chạy bộ, sau đó Ông thưởng thức cà phê Sài Gòn ở một quán vỉa hè Quận 1. Có lẽ không có nơi đâu mà an ninh lại tuyệt vời đến mức nguyên thủ quốc gia của các cường quốc lại có thể ung dung dạo phố, uống trà, chạy bộ hay dạo chơi như Việt Nam. Những điều trên cho ta thấy rằng, nguyên thủ quốc gia một số quốc gia khá tin tưởng an ninh Việt Nam, người dân Việt Nam hiền lành, chân chất, thật thà, vô cùng mến khách. Đây là một hình ảnh đẹp giúp đất nước Việt Nam chúng ta quảng bá hình ảnh của mình trên khắp thế giới.
Nó cũng minh chứng rằng: các nhà zân chủ quốc nội không có cơ hội nào “diễn” trên các con đường hay các sự kiện mà ông Đ.Trump hay ông Thủ tướng Canada,…có mặt.       Thật đáng tội cho sự “lao tâm” của bọn cờ vàng vong nô và đám zận dân chủ, hàng loạt lãnh đạo cao cấp của APEC sang Việt Nam, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như chẳng ai đoái hoài quan tâm đến bọn chúng.
Đặc biệt bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump: “… Đó là khoảng năm 40 sau công nguyên, khi Hai Bà Trưng khơi dậy tinh thần của những người dân đất nước này. Đó là lần đầu tiên dân tộc Việt Nam đứng lên vì nền độc lập và niềm tự hào dân tộc của các bạn. Ngày nay những anh hùng ấy và câu chuyện ấy vẫn là lời nhắc nhở về lịch sử, là câu trả lời cho câu hỏi lớn về tương lai của chúng ta. Điều đó nhắc nhở tôi rằng: chúng ta là ai, chúng ta cần phải làm gì. Cùng với nhau, chúng ta có sức mạnh để cùng nhau phát triển, v.v. Đừng quên rằng thế giới vẫn còn rất nhiều nơi, với nhiều giấc mơ, nhưng không nơi nào quý giá như nhà mình. Hãy bảo vệ đất nước của các bạn, vì gia đình và đất nước bạn”. Đối với một người đứng đầu của một cường quốc trên thế giới là Mỹ, họ còn tôn trọng và ngưỡng mộ lịch sử của nhân dân ta, thế mà, là người dân Việt Nam, mà lũ zận dân chủ lại liên tục đi chống phá, bôi nhọ lịch sử dân tộc mình. Không biết lũ zận dân chủ có biết nhục không?
Chẳng cần nói gì thêm, bởi bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump như một cái tát đau điếng vào bọn ba sọc, những nhà dân chủ giả cầy ở Việt Nam hiện nay.
Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 đã kết thúc tốt đẹp, chính thức kép lại một Năm APEC 2017 thành công. Việt Nam, nước chủ nhà đăng cai APEC 2017 ghi đậm dấu ấn của mình, trở thành tâm điểm chú ý xuất hiện liên tục trong dòng chảy thông tin trên các phương tiện truyền thông quốc tế những ngày qua. Bạn bè và đối tác trong cũng như ngoài diễn đàn đều trân trọng, đánh giá cao từ công tác tổ chức chu đáo, chuyên nghiệp đến những sáng kiến, đề xuất chủ động, tích cực của Việt Nam thúc đẩy hợp tác, liên kết APEC. Hình ảnh một Việt Nam mặc dù tất bật ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 12 (Damrey) song vẫn hết mình vì Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra suôn sẻ, vừa bảo đảm sự trọng thị mà không kém phần thân tình, có lẽ sẽ là khó quên đối với bất kỳ ai tham dự. Năm APEC 2017 chính thức kép lại nhưng dư âm về một diễn đàn năng động, đầy sức sống và trách nhiệm cũng như một Việt Nam đổi mới, tích cực và giàu lòng mến khách vẫn tiếp tục lan tỏa rộng khắp.

APEC 2017 được tổ chức thành công càng củng cố hình ảnh, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Sự thật đó bác bỏ mọi xuyên tạc! Câu nói “công dã tràng xe cát Biển Đông” hoàn toàn hợp với đám cờ vàng vong nô và bọn zận dân chủ trong nước./. 

Kết quả APEC Việt Nam 2017 bác bỏ mọi xuyên tạc

Tre Việt - Ngày 11-11-2017, tại Đà Nẵng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang đã chủ trì họp báo quốc tế, thông báo Hội nghị Cấp cao APEC Việt Nam 2017, sự kiện quan trọng nhất trong Tuần lễ Cấp cao và năm APEC Việt Nam 2017, đã thành công tốt đẹp. Nội dung của cuộc họp báo này đã được các hãng thống tấn, báo chí trong và ngoài nước đưa tin. Tre Việt xin không nhắc lại.

Sự thành công đó khẳng định, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, với trí tuệ, bản lĩnh, sự đóng góp, nỗ lực của nhân dân, các bộ, ngành trong cả nước, trực tiếp là cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân thành phố Đà Nẵng; sự ủng hộ của các nền kinh tế thành viên, chủ nhà Việt Nam đã tổ chức thành công tốt đẹp Hội nghị Cấp cao  APEC Việt Nam - 2017. Đặc biệt, cùng với tổ chức thành công Tuần lễ Hội nghị Cấp cao tại Đà Nẵng, Việt Nam đã đón tiếp 04 nguyên thủ quốc gia đến thăm cấp Nhà nước: Ca-na-đa, Chi-lê, Mỹ, Trung Quốc. Khi thăm Việt Nam, các nguyên thủ đã rất ấn tượng về một đất nước Việt Nam thanh bình, có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, giàu tính nhân văn, nhân nghĩa, phát triển năng động, thể hiện khát vọng vươn lên xây dựng đất nước giàu mạnh của dân tộc Việt Nam. Ấn tượng về đất nước và con người Việt Nam, Tổng thống Mỹ Đ. Trump, lần đầu tiên đến thăm Việt Nam đã đăng trên Tweet, rằng: “Việt Nam là điều kỳ diệu của thế giới”. Tại Tuần lễ Cấp cao này, nguyên thủ các quốc gia, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, khu vực đã ký kết với Việt Nam nhiều văn kiện quan trọng cả về kinh tế, văn hóa, quân sự, với giá trị nhiều tỷ đô la, v.v. Cũng tại Tuần lễ cấp cao APEC, một điểm nhấn là nguyên thủ quốc gia 11 nước đã tham gia ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã thống nhất thông qua Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thay cho TPP, tạo cú đột phá chiến lược về tự do thương mại. Đến dự và đưa tin về Tuần lễ cấp cao này, đã có hơn 3.000 nhà báo của các hãng thông tấn báo chí trên thế giới; đồng thời, có hàng trăm doanh nghiệp lớn hàng đầu đến tham dự, tìm hiểu, ký kết các hợp đồng kinh tế với các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam.

Kết quả của APEC Việt Nam 2017 là thực chất. Đồng thời, khẳng định, đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo. Điều đó chứng tỏ thế và lực của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới được nâng cao. Nó bác bỏ hoàn toàn những xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh đất nước Việt Nam, hay kết quả của APEC Việt Nam 2017 của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, trong đó có Bùi Tín khi đưa ra nhận định trên VOA, rằng: “APEC rồi sẽ cũng qua đi. Nước đăng cai,… chỉ được một số lời khen xã giao, lời tự khoe mẽ bẽ bàng vì không thực chất”./.

Nov 10, 2017

Dừng ngay trò “chọc gậy bánh xe”


Tre Việt - Đón chào các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) dự Hội nghị APEC 2017 (APEC Summit 2017) là sự kiện đỉnh cao của Tuần lễ cấp cao APEC 2017 và là trọng tâm trong công tác đối ngoại của Việt Nam năm nay, được người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế chờ đón và đặt kỳ vọng lớn để tạo dựng được những kết quả vững chắc, quyết định thành công của Năm APEC Việt Nam 2017.
Lợi dụng sự kiện này, đám dân chủ tự xưng miệng cứ nhao nhao đòi “canh tân đất nước”, rồi thì “dân chủ”, “nhân quyền” cho Việt Nam. Ấy thế mà đã không có hành động gì tích cực, có ích, lại còn làm ra cái chuyện thất đức là bịa đặt, nói xấu, bôi nhọ dân tộc, cán bộ và nhân dân. Bọn chúng viện cái cớ “nhân quyền” để gửi thư cho một số nguyên thủ quốc gia đến dự Tuần lễ cấp cao APEC 2017 đòi Nhà nước ta thả Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) và một số đối tượng vi phạm pháp luật, chống phá Nhà nước Việt Nam đã bị pháp luật xử lý đang ngồi tù với những bản án thích đáng.
Xin đừng “chọc gậy bánh xe”, bởi các nhà lãnh đạo của 21 nề kinh tế sang Việt Nam lần này để cùng bàn thảo về chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” nhằm phục vụ thiết thực nhu cầu của người dân và doanh nghiệp của các nước thành viên APEC, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam đã tích cực làm tốt công tác chuẩn bị để Hội nghị thành công. Từ đầu năm đến nay đã tổ chức hơn 200 hoạt động của Diễn đàn ở các cấp, với sự tham dự của hơn 9.000 đại biểu quốc tế và trong nước diễn ra suôn sẻ, hiệu quả, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế và khu vực về một Việt Nam đổi mới, năng động, giàu tiềm năng và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Kết quả các hoạt động APEC từ đầu năm đến nay đã đi đúng hướng, đáp ứng thiết thực những lợi ích của các nền kinh tế thành viên, chuẩn bị những nội dung quan trọng trình các nhà lãnh đạo tại APEC Summit 2017 lần thứ 25 diễn ra vào ngày mai (11-11), nhằm đưa APEC vượt qua các thách thức, tận dụng tốt nhất các cơ hội trong tình hình mới. Đón các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC, cùng hơn 10 nghìn đại biểu, các nhà báo trong nước và quốc tế tham gia các hoạt động của Tuần lễ cấp cao APEC 2017, Việt Nam mong muốn cùng các thành viên làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nhiều mặt trong khuôn khổ song phương, đồng thời góp phần làm cho hợp tác của APEC ngày càng mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu dài hạn của APEC xây dựng một châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, an ninh, ổn định, phát triển và thịnh vượng, góp phần nâng cao vai trò tiên phong của APEC trong cấu trúc kinh tế khu vực và toàn cầu đang định hình.
          Sự chuẩn bị công phu, chu đáo và những kết quả đạt được trên các mặt cho đến nay là tiền đề vững chắc để Tuần lễ cấp cao APEC 2017, hoạt động quan trọng nhất của Năm APEC Việt Nam 2017 sẽ kết thúc thành công tốt đẹp. Chúng ta một lần nữa khẳng định với bạn bè quốc tế quyết tâm đổi mới đồng bộ, toàn diện, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Qua đó khẳng định chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương mà nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề ra.
          Đó là sự thật mà không một ai có thể bác bỏ !
          Tre Việt xin nhắc các nhà “dân chủ” dừng ngay trò “chọc gậy bánh xe”, hòng phá hỏng kết quả Hội nghị APEC Việt Nam 2017.

TIẾP CÂU CHUYỆN CỦA ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC - AI ĐÁNH DÂN, BẮT DÂN CHƯA BỊ XỬ LÝ


Trong câu chuyện về Đồng Tâm mà ông Dương Trung Quốc phát biểu tại hội trường Quốc hội, ông có đề cập tới chuyện cần phải xử lý các cán bộ Công an đánh dân, bắt dân. Ông nói: “Chúng ta khởi tố những người dân ở Đồng Tâm vi phạm, nhưng cho đến nay những cán bộ công an đánh dân, bắt dân không đúng quy định của luật pháp vẫn hoàn toàn đứng ngoài pháp luật”.
Trước câu nói này của ông, có rất nhiều ý kiến đặt ra đó là có thực có cán bộ Công an đánh dân, bắt dân không đúng qui định của pháp luật và có phải họ vẫn đứng ngoài vòng pháp luật, ý là Công an an Hà Nội làm không nghiêm, bao che cho Công an Hà Nội.
Quay trở lại câu chuyện những ngày tháng 4, chắc hẳn ai cũng còn nhớ người dân Đồng Tâm dưới sự kích động, tổ chức của một số người như Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Lê Đình Ba… đã liên tục có các hành vi gây rối trật tự công cộng như tổ chức hơn 100 người kéo đến bao vây trụ sở UBND xã Đồng Tâm khi Đoàn của Ủy ban Kiểm tra huyện ủy xuống làm việc tại Đồng Tâm ngày 1/3, cản trở xe, dùng micro gây sức ép với Đoàn. Hay như ngày 7/3 khi Đoàn công tác của Huyện ủy, Ủy ban huyện Mĩ Đức về làm việc tại xã Đồng Tâm liên quan đến chuyện chiếm dụng trái phép đất quốc phòng của người dân Đồng Tâm thì đã có khoảng 300-400 người kéo đến bao vây Đoàn, gây rối trật tự công cộng.
Trước các hành vi gây rối trật tự công cộng ngày càng nghiêm trọng của người dân Đồng Tâm, ngày 30/3/2017 Công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án “Gây rối trật tự công cộng” và quyết định thi hành biện pháp ngăn chặn với một số người được xác định là chủ mưu, cầm đầu tổ chức, kích động gây ra những vụ việc phức tạp tại Đồng Tâm thời gian qua như Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Lê Đình Ba, Nguyễn Văn Doanh. Sáng 15/4 Công an Hà Nội đã thi hành lệnh bắt đối với 4 người này và sau khi Công an thi hành lệnh bắt giữ 4 người trên thì đã xảy ra chuyện người dân Đồng Tâm bắt giữ cán bộ Công an và nhiều cán bộ khác, đập phá tài sản, rào làng chiến đấu…
Như vậy, việc Công an Hà Nội khởi tố vụ án, khởi tố bị can sau đó thi hành biện pháp ngăn chặn là thực hiện lệnh bắt là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, sao ông Dương Trung Quốc lại cho rằng là bắt người không đúng quy định. Mặt khác, ở đây cũng cần nhắc lại cho rõ rằng Công an Hà Nội đã thi hành lệnh bắt bị can chứ không phải bắt dân. Ông Dương Trung Quốc đánh đồng những người vi phạm pháp luật như ông Lê Đình Kình với khái niệm dân để rồi cho rằng Công an bắt dân sai quy trình là không ổn.
Cái thứ hai, ông Quốc nói công an đánh dân, chưa bị xử lý. Tôi hiểu ý ông Quốc đang nhắc đến câu chuyện cái chân gãy của ông Lê Đình Kình.
Tuy nhiên, cũng trên nghị trường Quốc hội và phát biểu bên lề, đại tá Hải, Phó Giám đốc Công an Hà Nội đã trả lời rằng với vấn đề trên Bộ Công an đã thanh tra toàn diện và khẳng định không có chuyện Công an làm ông Kinh bị gãy chân. Theo ông Hải nguyên nhân gãy chân của ông Kình là do trong quá trình thi hành lệnh bắt, người nhà ông Kình đã xông ra cản trở lực lượng bắt, giằng co với công an khiến ông Kình bị rơi và gãy chân ngoài ý muốn chứ không Công an nào làm gãy chân ông.
Cũng theo ông Hải ông Kình sau đó có tố cáo đích danh một cán bộ Công an làm gãy chân ông nhưng qua điều tra xác minh, cán bộ Công an này lại không tham gia vào vụ bắt, thế thì làm sao mà làm gãy chân ông được.

Như vậy có thể thấy, hoàn toàn không có chuyện Công an bắt dân, đánh dân sai quy định. Cũng vì thế mà những lời phát biểu của ông nghị Dương Trung Quốc bỗng trở nên lạc lõng và chỉ khiến cho dư luận thêm bức xúc về ông, chỉ có nhóm tội phạm Đồng Thuận của ông Kình là tươi cười./.
Viễn