Tre
Việt - Sau khi Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra tại
thành phố Đà Nẵng kết thúc, ngày 12-11-2017, một số đối tượng phản động, cơ hội
chính trị đã tán phát tài liệu: “Việt Nam bị kẹt giữa hai cường quốc, cố gắng
tìm một con đường giữa Mỹ và Trung Quốc”,… có nội dung xuyên tạc, cho rằng: Những
phát biểu của các nhà lãnh đạo dự Tuần lễ cấp cap APEC vừa qua “không có giá trị
thực tiễn” và chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam “đang đứng trước
một trong hai lựa chọn là theo Mỹ hay theo Trung Quốc”. Đó quả thực là sự suy
luận vô lối của kẻ nhiều chuyện, tư duy ngắn kiểu “Ếch ngồi đáy giếng”.
Trước hết, xin khẳng định ngay rằng: Đường
lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là “Độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp
tác và phát triển”, tuyệt đối không có chuyện “theo ai”. Tại Đại hội XII của Đảng,
Đảng ta đã kế thừa những nội dung cơ bản của đường lối đối ngoại được thông qua
tại các kỳ Đại hội trước, tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại theo
hướng: đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn,
là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Đến
nay, Việt Nam đã thiết lập ngoại giao với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên toàn thế giới; trong đó, có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 16 nước;
đối tác chiến lược với 10 nước. Việt Nam đã có quan hệ với cả 05 nước là Ủy
viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung quốc).
Không chỉ có vậy, chúng ta đã chủ động tham gia tích cực, có trách nhiệm trong
các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN), Liên hợp quốc.
Và, một minh chứng rất rõ nét thể hiện đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển của Việt Nam qua
Tuần lễ cấp cao APEC-2017 tại thành phố Đà Nẵng. Tại tuần lễ cấp cao APEC, Việt
Nam đã đón lãnh đạo của 21 nền kinh tế trên thế giới; tổ chức đón 04 chuyến
thăm chính thức cấp Nhà nước của các nhà lãnh đạo cấp cao: Canada, Chi Lê, Mỹ
và Trung Quốc. Cũng trong Tuần lễ cấp cao APEC, chúng ta đã tiến hành 50 cuộc
trao đổi của lãnh đạo cấp cao với lãnh đạo các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Qua đó, đã có 121 thỏa thuận hợp tác với tổng giá trị hơn 20 tỷ USD; trong đó,
các doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ đã ký một loạt thỏa thuận thương mại lên tới
12 tỷ USD. Thành công nổi bật nữa là, trước nguy cơ đổ vỡ của Hiệp định thương
mại tư do chấu Á - Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định, thì
tại APEC lần này, Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò trung tâm thúc đẩy, tạo điều
kiện cho các quốc gia còn lại thảo luận, đi đến thống nhất về Hiệp định Đối tác
toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thay thế cho TPP.
Đánh giá về Tuần lễ cấp cao APEC tại Việt
Nam-2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: “Đánh giá công tác tổ chức thì Việt
Nam đã làm tất cả để hội nghị diễn ra một cách hiệu quả và thành công. Hội nghị
đã dành nhiều sự chú ý vào các vấn đề kinh tế, các vấn đề được thảo luận đều rất
thực tế và được các thành viên của nền kinh tế APEC quan tâm. Ví dụ như Việt
Nam đề cập đến nền kinh tế số và doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Tờ Đại Công báo của
Hồng Kông (Trung Quốc) có bài viết “APEC thúc đẩy hợp tác Trung - Việt bước lên
một tầm cao mới”, đánh giá cao những thành tựu phát triển của Việt Nam sau mở cửa,
cũng như hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới. Tiến sỹ Alan
Bollard - Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC nhấn mạnh, Việt Nam “cầm cương”
cho tiến trình phát triển, đặt ra chủ đề
cũng như ưu tiên trong hoạt động của năm APEC-2017.
Có lẽ không cần phải nói thêm, luận điệu
cho rằng: Những phát biểu của các nhà lãnh đạo dự Tuần lễ cấp cap APEC vừa qua
“không có giá trị thực tiễn” và chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt
Nam “đang đứng trước một trong hai lựa chọn là theo Mỹ hay theo Trung Quốc” là
phi lý, không có cơ sở, mang dụng ý xấu, đáng phê phán./.
3 comments:
Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là “Độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển”, tuyệt đối không có chuyện “theo ai”. Tại Đại hội XII của Đảng, Đảng ta đã kế thừa những nội dung cơ bản của đường lối đối ngoại được thông qua tại các kỳ Đại hội trước, tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại theo hướng: đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Cho nên đừng bảo Việt Nam theo ai, về phía ai!
Việt Nam có đường lối lãnh đạo,chủ trương riêng; không phải theo ai hết.
Mọi âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch nhất định sẽ bị lột trần và thất bại
Post a Comment