Jul 6, 2018

Chỉ là hạng Chí Phèo


Tre Việt - Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên, hay duy nhất ban hành Luật An ninh mạngTrên thế giới, nhiều quốc gia đã nhận thức rõ về những mối đe dọa với an ninh mạng, coi đây là thách thức mới, mối đe dọa mới có tầm quan trọng và nguy hiểm cao nên đã cụ thể hóa thành các văn bản chính sách, văn bản pháp luật như luật hoặc văn bản dưới luật tại hơn 80 quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế, như: Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Canada, Hàn Quốc, NATO,... nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng; thành lập các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, phòng chống khủng bố mạng và tội phạm mạng. Chỉ 6 năm trở lại đây đã có 23 quốc gia trên thế giới ban hành trên 40 văn bản luật về an ninh mạng.
Thế nhưng, trước, trong và ngay sau khi Luật An ninh mạng được kỳ họp thứ 5 Quốc hội Việt Nam (khóa XIV) thông qua thì những kẻ lợi dụng tự do, dân chủ từng ngày, từng giờ gào thét, hô hào chống phá Luật. Điển hình là việc chúng ra sức sử dụng mạng xã hội để cổ súy, xúi giục, kích động bạo loạn xã hội, lật đổ chính quyền bằng hình thức biểu tình những ngày qua. Họ là ai? Đó  những kẻ buôn bán ma túy, mại dâm, buôn lậu qua mạng viễn thông; là những kẻ nặc danh trên mạng viễn thông để xuyên tạc, chống phá, bôi nhọ uy tín, nhân phẩm người khác và các tổ chức xã hội mà họ thù ghét, xuyên tạc, hạ thấp uy tín, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Họ dùng mạng viễn thông, móc nối, cấu kết với nhau để khủng bố cuộc sống bình yên của người khác hay các tổ chức xã hội; dùng mạng viễn thông để móc nối, cấu kết với các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước nhằm chống phá và lật đổ chính quyền nhân dân, lật đổ Nhà nước taĐó chỉ  hạng Chí Phèomọi người hãy tỉnh táo để nhìn rõ bộ mặt thật của họ, không nên tin vào những điều mà họ đã tuyên truyền, xuyên tạc, kích động.
 Luật An ninh mạng ra đời giúp chúng ta có cơ sở luật pháp để bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia, bảo vệ lợi ích của nhân dân trên không gian mạng và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, như: tấn công mạng, gián điệp, khủng bố, chống phá nhà nước, trộm cắp, xuyên tạc thông tin, lừa đảo, kích động, v.v. Những kẻ kêu gào sự ra đời của Luật là đểbịp miệng, làm mất tự do, dân chủ là những kẻ chỉ làm điều sai trái, vi phạm luật pháp Việt Nam nên họ mới sợ đối diện với Luật này. Luật quy định rõ, chỉ khi có xảy ra tội phạm hoặc điều tra hoạt động vi phạm pháp luật thì cơ quan chức năng mới yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin liên quan đến đối tượng phạm tội đó. Vì thế, những người đàng hoàng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thì không bao giờ cơ quan chức năng kiểm soát thông tin trên mạng internet./.

Lời cảnh tỉnh cho các "nhà dân chủ"



TreViệt - Sáng ngày 05-7-2018, Công an thành phố Hà Nội ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với blogger Lê Anh Hùng (sinh ngày 27-8-1973, tại Hà Nội, là thành viên của nhiều tổ chức phản động, như: nhóm “Nghiên cứu thể chế” nhằm “xây dựng thể chế dân chủ mới” cho Việt Nam theo “các chuẩn mực về tự do, dân chủ”, “Hội Anh em dân chủ”) với tội danh “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự năm 2015, đã sửa đổi, bổ sung năm 2017. Qua khám xét tại nhà riêng (số nhà 19, ngõ 120/22/2, trên đường Kim Giang, quận Hoàng Mai, Hà Nội) của Lê Anh Hùng đang sinh sống, cơ quan chức năng đã thu giữ được nhiều tài liệu có nội dung chống Nhà nước, như: truyền đơn, khẩu hiệu, tài liệu phản động,...
Việc bắt tạm giam được xuất phát từ chuỗi hành vi phạm tội của đối tượng này; trong đó, y từng có nhiều bài viết trên trang blog, facebook cá nhân cổ súy cho hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các “nhà dân chủ” khác và đăng tải các bài, các biểu ngữ có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ, xúc phạm uy tín, danh dự của cá nhân các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, như: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải,… Không dừng lại ở đó, Lê Anh Hùng còn thường xuyên câu kết với các đối tượng trong “làng dân chủ” và các đối tượng phản động lưu vong trực tiếp kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện, biểu tình, gần đây là khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng và đưa ra dự thảo Luật Đặc khu.
Đã thành thông lệ, mỗi khi một “nhà dân chủ” bị bắt thì các trang lề trái và các tổ chức nước ngoài lại “nhảy ngược lên” tìm mọi lý lẽ để bênh vực. Lần này cũng không phải ngoại lệ. Điển hình như trong bài “Blogger Lê Anh Hùng bị bắt và khởi tố” của RFA có đoạn: “ông Lê Anh Hùng là một blogger, nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người công khai lên tiếng cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam từ nhiều năm nay”(!) Nực cười hơn là, Ông Mi-nar Pim-ple, Giám đốc cấp cao của tổ chức Ân xá quốc tế đã ra thông cáo báo chí lên án việc bắt giữ này với nội dung xuyên tạc rằng, Chính phủ Việt Nam đã một lần nữa sử dụng các điều luật đàn áp để dập tắt các phản đối ôn hòa”(!) Nhưng liệu những lý lẽ đó có thể chối cãi được so với những tài liệu, chứng cứ luận tội đã khá rõ ràng?
Tre Việt được biết, Lê Anh Hùng có vấn đề về thần kinh, không kiểm soát được hành vi, dẫn đến đối tượng này bị ảo tưởng về vị trí, vai trò của mình trong xã hội. Trong quá khứ, Lê Anh Hùng từng phải điều trị tại Bệnh viện tâm thần ở Đà Nẵng; nên khi đọc những bài viết của hắn ta, thấy rõ là kẻ tâm thần chính trị hay nói cách khác là một kẻ ảo tưởng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến chuỗi hành vi vi phạm pháp luật của y.
Như vậy, với các chứng cứ đã rõ ràng thì việc bắt, khởi tố đối tượng Lê Anh Hùng của Công an thành phố Hà Nội là hoàn toàn đúng với quy định pháp luật. Với tinh thần “Thượng tôn pháp luật”, cơ quan điều tra sẽ điều tra và xử lý đối tượng này để duy trì tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Đây là lời cảnh tỉnh cho các “nhà dân chủ” khác đã và đang có ý đồ lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác để tiến hành các hoạt động gây phương hại tới nền an ninh quốc gia./.

Đã sáng mắt chưa?



Tre Việt - Vừa qua, không rõ là vô tình hay cố ý mà Facebook đã cung cấp cho người sử dụng một bản đồ, trong đó các huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Sau khi phát hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi công văn cho Facebook, khẳng định: “Việc Facebook sử dụng bản đồ sai lệch về chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam như trên đã vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 1, Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”; đồng thời, yêu cầu sửa đổi thông tin sai lệch này. Sau khi sửa đổi, tuy Facebook bỏ 2 quần đảo này ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc nhưng vẫn gọi nó là Tam Sa (theo cách gọi của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này). Bên cạnh đó, Facebook lại giới thiệu Tam Sa là thành phố được Trung Quốc thành lập ngày 24-7-2012 để quản lý khu vực bao gồm: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough cùng vùng biển xung quanh.
Việc làm của Facebook trong thời điểm này là vi phạm nghiêm trọng Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, nhưng vẫn không được giải quyết dứt điểm khi phía Việt Nam yêu cầu một đường, họ sửa chữa một nẻo. Nếu sự việc diễn ra sau ngày 01-01-2019, thì Facebook đã vi phạm nghiêm trọng Luật An ninh mạng vừa được Chủ tịch nước ký ban hành ngày 28-6-2018. Khi đó, phía Việt Nam có đủ điều kiện để sử dụng Điều 5, khoản 1, điểm h và i Luật này nhằm: ngăn chặn, yêu cầu ngừng cung cấp thông tin mạng; yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Hoặc sử dụng Điều 5, khoản 1 điểm m để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Luật An ninh mạng mặc dù đã ban hành, nhưng đến đầu năm 2019 mới có hiệu lực thi hành, thành ra khó cho ta trong xử lý Facebook trong trường hợp này. Điều đó cho thấy, quản lý các hoạt động trên mạng bằng Luật An ninh mạng để bảo đảm quyền lợi cho các bên là đòi hỏi khách quan và cực kỳ cần thiết. Thế mà một số người lại ngớ ngẩn cứ ra sức phản đối sự ra đời của Luật này là sao? Đã sáng mắt chưa?