Aug 17, 2017

Rao giảng một đằng, làm một nẻo

Tre Việt - Vừa qua một số linh mục ở các giáo xứ thuộc tỉnh Quảng Bình và giáo phận Vinh (Nghệ An) đã lôi kéo các con chiên ngoan đạo của mình ép buộc, ngăn cản một số người là những giáo dân tiến bộ phải viết đơn xin ra khỏi Đảng hay không được tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể ở địa phương, cơ sở.
Trước hết, ai cũng dễ dàng nhận thấy rằng những vị linh mục này hằng ngày vẫn thường xuyên rao giảng giáo lý cho các con chiên của mình phải luôn hướng thiện, làm điều tốt, xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Nhưng họ lại đang hành động ngược lại chính lời rao giảng, với giáo lý khi ép buộc, ngăn cản giáo dân tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể; quá đáng hơn khi họ dùng mọi cách để tạo sức ép lên gia đình, người dân để ép buộc người viết đơn xin ra khỏi Đảng. Đây là hành động thể hiện sự rao giảng một đằng, làm một nẻo, đang ngăn cản sự hướng thiện, làm những điều tốt đẹp của giáo dân. Bởi vì, khi giáo dân tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể ở địa phương để cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh, củng cố tình đoàn kết, xây dựng cuộc sống gia đình, cá nhân tốt đẹp, lành mạnh.
Các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể ở địa phương đều hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, công dân ở độ tuổi nào, giới tính gì, nếu có đủ điều kiện và tự nguyện thì đều được tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể phù hợp với độ tuổi, giới tính, ngành nghề của mình và hoạt động theo quy định của điều lệ. Hơn nữa, mục đích hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể ở địa phương không có bất cứ mục đích gì khác ngoài việc tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh tập thể, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh, mang lại đời sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt đẹp cho hội viên của mình. Vì vậy, hành động ngăn cản, ép buộc giáo dân không tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể chính là ngăn cản giáo dân hướng tới cuộc sống vật chất, tinh thần tốt đẹp hơn.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013, quy định tại Điều 16 “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” và Điều 25 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Hành động ngăn cản, ép buộc giáo dân không được tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể của các vị linh mục nói trên đã vi phạm Hiến pháp - đạo luật gốc của nước ta, nên phải được nghiêm trị.

Các giáo dân hãy mau tỉnh ngộ trước những hành động lợi dụng tôn giáo của các vị linh mục cực đoan để mu muội giáo dân, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kéo lùi sự phát triển của quê hương, đất nước!

Lưỡi không xương

Tre Việt - Thời gian qua, chúng ta đón nhận nhiều tin vui về kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đã có không ít quan chức nhà nước, quan chức các doanh nghiệp nhà nước, từ sản xuất, kinh doanh đến tài chính ngân hàng,… lần lượt bị kỷ luật, bị khởi tố, bắt giam hoặc bị kỷ luật tước hết các chức vụ. Đặc biệt, trong số đó có cả cán bộ cấp cao ở Trung ương nắm giữ những vị trí quan trọng của nền kinh tế đất nước, v.v Những kết quả ấy như luồng gió mới tiếp thêm sức mạnh cho cả xã hội cùng với Đảng, Nhà nước ta vượt qua khó khăn tiếp tục cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.
Trong khi người dân cả nước đang hân hoan, phấn khởi trước quyết tâm cao độ của Đảng, Chính phủ và cảm nhận thấy con bạch tuộc tham nhũng đang có dấu hiệu “co vòi” thì các nhà dâm chủ lại đang tìm mọi cách xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận kết quả và quyết tâm của Đảng và nhân dân ta. Chúng xuyên tạc rằng: Đảng, Nhà nước Việt Nam bắt đầu “cuộc càn quét mới” nhằm vào “phe cánh của nhóm lợi ích cũ” hay “Sở dĩ công tác phòng chống tham nhũng được tiến hành mạnh mẽ như hiện nay là có sự chỉ đạo từ phía Trung Quốc”!

Dân gian có câu “Lưỡi không xương lắm đường lắt léo”, câu thành ngữ này áp dụng đối với cái mồm của các nhà “dân chủ” hiện nay quả không sai tí nào. Nếu Đảng không tích cực đấu tranhh chống tham nhũng thì họ bảo là Đảng bao che tham nhũng, rằng tham nhũng là bản chất của Đảng. Đảng đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng thì họ lại xuyên tạc là Đảng đấu đá nội bộ, lợi ích nhóm. Cái bản chất đê hèn, xảo trá của những kẻ phản động, bán nước cũng được phơi bày từ cái lưỡi không xương của chúng.

Ngược lại với những xuyên tạc của những kẻ phản bội Tổ quốc, người dân đang thấy một quyết tâm cao độ của Đảng, Chính phủ trong đấu tranh chống tham nhũng bằng những hành động thực tiễn chứ không phải hô hào, nói suông. Người dân thấy Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú, thấy bà thứ trưởng Kim Thoa bị kỷ luật, thấy đại gia Trầm Bê bị bắt và chuyện tiêu cực khác của cán bộ như dinh thực, biệt phủ, kê khai thu nhập bị kiểm tra làm rõ,… là quyết tâm cao độ của Đảng và chống tham nhũng trở thành phong trào của cả xã hội mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ví như lò đã nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy./.

Bản phúc trình mới, nội dung cũ

Tre Việt – Ngày 15-8-2017, đương kim ngoại trưởng của Hoa Kỳ: Rex Ti-le-sơn công bố Bản Phúc trình về tự do tôn giáo thế giới; trong đó, họ vẫn cáo buộc Việt Nam “hạn chế tự do tôn giáo”, “kiểm soát, ngăn cấm hoạt động của các tổ chức tôn giáo không được thừa nhận”, v.v. Đúng là “Bình mới, rượu cũ”.
Trong bản báo cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cố tình phớt lờ những thành tựu về tự do tôn giáo mà Việt Nam đã đạt được. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định rõ mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật. Tháng 11-2016, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo và dự kiến Luật có hiệu lực từ ngày 01-01-2018. Nhà nước Việt Nam đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 39 tổ chức tôn giáo, 1 pháp môn tu hành, hơn 24 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số. Cả nước có gần 53 nghìn chức sắc, gần 140 nghìn chức việc, 28 nghìn cơ sở thờ tự, v.v. Mọi sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam đều diễn ra bình thường, không bị cản trở. Những ngày lễ của các tôn giáo được tổ chức trọng thể theo đúng nghi thức, thu hút sự tham gia của đông đảo tín đồ. Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành không ngừng được duy trì và mở rộng. Nhiều chức sắc và nhà tu hành Việt Nam được cử đi đào tạo ở Mỹ, Pháp, I-ta-ly-a, Ấn Ðộ, v.v. Đại diện chức sắc các tôn giáo đã tham gia đối thoại tôn giáo, tín ngưỡng, giao lưu học hỏi, trao đổi giáo lý và giáo luật tại các diễn đàn lớn, như: Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), v.v. Việt Nam và Va-ti-căng thiết lập quan hệ từ năm 1989, năm 2011, Va-ti-căng đã cử Ðại diện thường trú tại Việt Nam.
Các tổ chức nhân quyền và tôn giáo quốc tế nhiều lần đến thăm, làm việc, khảo sát thực tế và thừa nhận việc đảm bảo quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam. Ông Bob Roberts, mục sư cao cấp của Hội thánh Tin lành Northwood với 130 nhà thờ trên khắp nước Mỹ đã nhận xét: “Các tôn giáo ở Việt Nam đều đang phát triển. Tôi thấy rằng Chính phủ Việt Nam đã, đang tạo điều kiện để người dân được thực hành tôn giáo của mình”. Hơn nữa, Việt Nam còn là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016.

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của mọi công dân, nhưng không chấp nhận các hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để vi phạm pháp luật. Việt Nam kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi, gây rối an ninh trật tự, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước, làm tổn hại lợi ích quốc gia, cản trở tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Việt Nam cũng như mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ đều xử phạt những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật. Luật pháp Mỹ quy định rất rõ những hành vi chống chính quyền và chế tài xử phạt tương ứng. Các tòa án của Mỹ rất nghiêm khắc đối với các hành vi truyền bá tư tưởng Hồi giáo cực đoan và bạo lực. Bất kể cá nhân hay tổ chức nào có hành vi nhân danh tôn giáo để tập hợp lực lượng, kích động bạo lực và khủng bố,… đều bị xét xử theo pháp luật. Nhà nước Việt Nam cũng vậy, không cho phép bất kỳ tôn giáo nào đứng ngoài vòng pháp luật. Việt Nam không ngăn cấm các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, mà chỉ ngăn chặn và xử phạt nghiêm khắc những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật.

Từ thực tế hoạt động tự do tôn giáo ở Việt Nam và hệ thống luật pháp Việt Nam quy định đối với hoạt động tự do tôn giáo chẳng có gì khác với luật pháp Mỹ về vấn đề này. Vậy mà, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cái gọi là Bản Phúc trình về tự do tôn giáo năm 2016, phần về Việt Nam thì đúng là Bản Phúc trình mới, nhưng nội dung cũ, vẫn là cái nhìn thiên lệch về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam mà thôi./.