May 18, 2017

Dẫu thế nào ngọn hải đăng Hồ Chí Minh vẫn sáng mãi

Tre Việt - Bạn đọc Minh Quân gửi đến Tre Việt bài viết phản bác bài viết của Bùi Tín xuyên tạc về Hồ Chí Minh; xin giới thiệu với bạn đọc và cảm ơn bạn Minh Quân.

Dẫu thế nào ngọn hải đăng Hồ Chí Minh vẫn sáng mãi
                                               
Ngày 12-5, trên VOA, BBC, RFA và một số trang mạng có tư tưởng thâm thù với chế độ Cộng sản Việt Nam đã đăng tải bài viết của Bùi Tín: “Khi “món hàng quý tháng 5” rớt giá”, cho rằng Hồ Chí Minh: làm gì có tư tưởng riêng, là con người vô đạo đức,… mà phải học tập và làm theo (!) Cần khẳng định ngay rằng bài viết này là sự xuyên tạc trắng trợn, nhằm bôi nhọ về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần phải lên án, bác bỏ.
 Đã có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trên thế giới, Việt Nam đi tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh và có những khái quát khác nhau, nhưng tựu trung đều đi đến kết luận rằng, đó là hệ thống các quan điểm để thực hiện “Ba giải phóng”: dân tộc, xã hội và con người. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điệu kiện cụ thể nước ta, kế thùa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, v.v. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”[1]. Để thực hiện “Ba giải phóng” trên, Hồ Chí Minh đã có phong cách tư duy và hành động rất đỗi khoa học, thực tiễn. Trong đó, nổi bật là phong cách tư duy lý luận gắn liền với thực tiễn; phong cách gắn nói và làm; phong cách dân chủ; phong cách quần chúng, nghe dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin, v.v. Và cũng từ tư tưởng, phong cách đó, mà Hồ Chí Minh đã hình thành nên  đạo đức Hồ Chí Minh - nền tảng của đạo đức cách mạng. Đạo đức của Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, đạo đức hành động vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Cả cuộc sống của Hồ Chí Minh luôn sống cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; kính già, yêu trẻ; xử sự rất đối chân thật, gần gũi, nhân văn, nhân ái với mọi người; cống hiến hết tài năng, trí tuệ cho cách mạng, dân tộc và nhân dân.
Từ tư tưởng đến hành động và từ hành động đến khi có kết quả là một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, hy sinh. Vượt qua tất cả, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam tiến hành đấu tranh và giành được những thành tựu to lớn. Năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời - lần đầu tiên Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới, nhân dân Việt Nam được giải phóng khỏi ách nô lệ, vươn lên làm chủ chính vận mệnh của mình. Năm 1975, đất nước hòa bình, thống nhất, Nam Bắc một nhà cùng nhau xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Ngày nay, Việt Nam đã “rũ bùn, đứng dậy sáng lòa”. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có nền kinh tế phát triển năng động; là thành viên có uy tín của các tổ chức quốc tế, diễn đàn kinh tế,… trong khu vực và trên thế giới.
          Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong công cuộc dựng xây đất nước của nhân dân Việt Nam. Người là niềm tin tất thắng của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã được UNESCO vinh danh là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn. Vì lẽ đó, nhân dân Việt Nam lấy việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh làm phương thức để tự trau dồi về nhân cách trên con đường xây dựng cuộc sống giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc. Đó là điều không thể phủ nhận.
          Cho nên Bùi Tín - một kẻ cơ hội, phản động - dẫu có đang tâm xuyên tạc, bôi nhọ như thế nào, thì Hồ Chí Minh vẫn như ngọn hải đăng sáng mãi, dẫn dắt dân tộc Việt Nam vững bước trên con đường dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần thúc đẩy hòa bình và phát triển trên thế giới./.



[1] - ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H. 2001, tr. 83-84.

Không thể xuyên tạc về Hồ Chí Minh


Tre Việt - Như thông lệ, càng gần đến ngày sinh nhật Bác Hồ (19-5), những kẻ bất lương lại xuyên tạc về Người. Ngày 12-5 vừa qua, Bùi Tín có bài “Khi "món hàng quý" tháng 5 rớt giá” là một trong những bài như thế. Ông ta cho rằng: “...trong thi đi thông tin mi, nhiu s tht lch s được phơi bày, con người tht H Chí Minh được xác đnh ngày càng rõ ràng, sáng tỏ, minh bch, vượt qua nhng ni dung thêu dt, tâng bc gi di che dấu xưa nay v ông Hồ”.
Tre Việt sưu tầm và giới thiệu một số ý kiến của bạn bè quốc tế nhận xét, đánh giá về Hồ Chí Minh để bạn đọc thấy rõ sự “thêu dt, tâng bc gi di che dấu xưa nay” về Bác Hồ là như thế nào!
Có nhiều người nước ngoài, tổ chức quốc tế nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Cho dù chính kiến của họ có “khác chiều” hay còn những hiểu biết chưa trọn vẹn do nhiều thiên kiến áp đặt, thì vẫn là một sự khâm phục, ngưỡng mộ, kính trọng về một con người “Đại nhân, Đại trí, Đại dũng”. Ngày nay, tên tuổi và sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã được trân trọng ghi vào các bộ đại bách khoa thế giới, trong các bộ từ điển danh nhân lỗi lạc của loài người. Có thấy rõ điều đó qua một số đánh giá, nhận xét về Hồ Chí Minh sau đây:
Tờ New York Times, số ra ngày Chủ nhật 9-5-1954 viết: Người không những là thần tượng của nhân dân Việt Nam mà còn được Pháp công nhận là người phát ngôn đầu tiên của Việt Nam... Người Việt Nam này từng để lại ấn tượng sâu sắc và đặc biệt có cảm tình đối với các quan chức và nhà báo nước ngoài. Một người Pháp, sau này trở thành Cao ủy Pháp tại Đông Dương, cũng phải thừa nhận ông Hồ là người có tính cách rất mạnh mẽ và đáng tôn kính... Ngày nay, không một tên tuổi nào ở Châu Á lại nổi tiếng như nhà cộng sản và dân tộc chủ nghĩa lão thành Hồ Chí Minh. Người chính là biểu tượng, là nhân vật truyền thuyết hơn là một con người bằng da bằng thịt”.
Tạp chí Time, số ra ngày 22-11-1954 đã đăng trên trang bìa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và dành năm trang nói về thân thế và sự nghiệp cùng với việc Việt Nam chiến thắng Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tạp chí này nhấn mạnh: “Với thắng lợi (Điện Biên Phủ), uy tín của ông Hồ Chí Minh đã vươn tới đỉnh cao mới tại châu Á. Các nhà dân tộc chủ nghĩa tại nhiều nước, mặc dù họ chống cộng, cũng không thể không lấy làm tự hào trước chiến công của một quân đội một nước châu Á đánh bại những kẻ từng là “ông chủ” của họ từ châu Âu tới... Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, lực lượng Việt Minh đã có được một quân đội chiến đấu trong rừng có hiệu quả nhất Đông Nam Á, có vị tướng tài ba nhất Đông Nam Á là Võ Nguyên Giáp, có một tổ chức chính trị vững chắc nhất do Hồ Chí Minh đứng đầu và có trình độ lãnh đạo lão luyện”.
Tờ New York Times, số ra ngày Chủ nhật 28-3-1965, trong bài Bác Hồ bất chấp chú Sam”, đã viết: Khuất trong rặng hoa và cây xanh bao quanh tòa nhà của cựu Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là một ngôi nhà nhỏ với những đồ đạc giản dị. Trước đây là căn phòng của người làm vuờn, nay là nhà của một cụ già mảnh khảnh có nụ cười luôn ấm lòng người khác. Cụ chính là người đã phá tan hệ thống thuộc địa Pháp ở Đông Dương và giờ đây lại bất chấp sức mạnh của Mỹ trong cuộc chiến tranh mới, có thể là tiền đề cho một sự sụp đổ hoặc một chiến thắng vĩ đại nhất”. 
Tờ Washington Post, có số phát hành và ảnh hưởng lớn nhất ở Mỹ, sau Lễ tang Bác tháng 9-1969, đã viết: Không một nhà hoạt động lớn nào trong thập kỷ cách mạng dân tộc đầy sôi động này lại sống lâu, có ảnh hưởng lớn trên thế giới, thực hiện nhiều sách lược đường lối với nhiều thách thức to lớn như vị lãnh tụ cộng sản Việt Nam - ông Hồ Chí Minh. Con người mảnh khảnh, nhưng đôi mắt tinh anh sáng rực, đã trải qua nhiều nghề nghiệp, từ khi còn là bồi bàn trên tàu thủy, rồi làm nghề rửa bát, cấp dưỡng, giáo viên, thợ rửa ảnh và trở thành nhà tổ chức không mệt mỏi, vươn lên trên những nhân vật đương thời”.
Tờ New York Times, số ra ngày 04-9-1969: “Trong số các chính khách của thế kỷ XX, ông Hồ Chí Minh là nhân vật nổi bật về tính bền bỉ, dẻo dai và lòng kiên nhẫn trong việc tìm kiếm mục tiêu độc lập cho Việt Nam và thành công trong việc dung hòa chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa dân tộc”.
 Tờ World daily, sau ngày Bác mất cũng đã đăng liên tiếp cả chục số báo nhiều bài viết dưới tiêu đề Di sản của Hồ Chí Minh”, số ra ngày 20-9-1969 đã viết: Hồ Chí Minh không những tìm ra con đường đi tới tự do mà còn sáng lập và xây dựng công cụ lãnh đạo là chính đảng Mác – Lê-nin. ...Người đã trở thành biểu tượng Anh hùng và cách mạng trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong thời đại. Cuộc đời và các tác phẩm của Người sống mãi để thôi thúc những thế hệ tiếp nối và những thế hệ chưa chào đời. Nhà lãnh đạo Việt Nam vĩ đại này đã để lại một di sản tinh thần thôi thúc ý chí mọi người và thúc đẩy những hành động lớn lao trong sự nghiệp tự do và chủ nghĩa cộng sản trong các nhà cách mạng trên toàn thế giới !”.
Trong bài viết “Hồ Chí Minh - Chiến thắng một tầm nhìn” trên Tạp chí In Asien của Đức, tác giả Dierk Szekielda nói rằng sự ngưỡng mộ của ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh và với nhân dân Việt Nam đầy sức sống đã thôi thúc ông viết bài báo này. Ông ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước và là người soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, một người có phẩm chất phi thường.
Nhà báo Canađa George Fogarasi kể lại trong bài “Con phượng Hoàng của Bác Hồ đứng dậy từ tro tàn của cuộc chiến tranh” trên Tờ The Straits Times của Singapore: “Tôi hỏi một người đạp xích lô về Bác Hồ, người này đã có thời kỳ đi học tập cải tạo vì từng đứng trong hàng ngũ của chế độ Sài Gòn cũ. Nhưng anh vẫn kính trọng đạo đức của Bác Hồ, và gọi Bác là một người Việt Nam chân chính”.
Trên Tờ Time (Mỹ), nhà báo, tác giả cuốn “Việt Nam - Một lịch sử” Stanley Karnow đã viết về Hồ Chí Minh như sau: “Một thân hình gầy gò, chòm râu dài, chiếc áo khoác cũ và đôi dép cao su đã mòn, Hồ Chí Minh đã tạo ra một hình ảnh Bác Hồ hiền lành, giản dị. Nhưng Người là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm và một nhà dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt, suốt đời đấu tranh cho một mục đích duy nhất: Mang lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Không có sự dao động trong niềm tin của Hồ Chí Minh, không thể lay chuyển ý chí của Người, ngay cả khi cuộc chiến tranh của Mỹ leo thang, tàn phá đất nước, người vẫn giữ niềm tin đối với nền độc lập của Việt Nam. Dưới con mắt phương Tây, điều dường như không thể tưởng tượng được là Hồ Chí Minh có thể cống hiến sự hy sinh to lớn như Ông đã làm”. Và Time đã bình chọn Bác Hồ là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX.
Xã luận trên tuần Báo Bằng chứng Thiên Chúa giáo viết “Cụ Hồ Chí Minh là một trong những chiến sĩ đầu tiên của thế giới thứ 3, của các dân tộc nghèo đói và khát khao cuộc sống cho ra con người”.
Tờ Manila Times thì viết: “Cụ Hồ là một biểu tượng của châu Á. Không những Cụ đã thành công trong sự lãnh đạo một cách mẫu mực, toàn tâm, toàn ý phục vụ quyền lợi của nhân dân mà còn nêu một chân lý chưa từng thấy: một dân tộc dù nhỏ bé nếu có quyết tâm thì có thể chống lại cả những cường quốc quân sự mạnh nhất”.
Tờ Tiến lên của Xri Lanca nhận định: “Người (Hồ Chí Minh) đã làm nên lịch sử hiện đại, là một trong những nhân vật cao quý nhất, đáng kính nhất của thời đại chúng ta. Sự lãnh đạo lâu dài và vẻ vang của Người trong cuộc đấu tranh giành tự do ở Việt Nam có ảnh hưởng không chỉ đối với Việt Nam mà còn ảnh hưởng với quá trình phát triển các sự kiện toàn thế giới”, v.v.
Tre Việt thiết nghĩ những ý kiến khách quan trên khi nói về Hồ Chí Minh, là cái vả vào miệng những kẻ xuyên tạc về Người./.

Đừng than ngắn thở dài


Tre Việt - Vừa qua, Lê Đại Tường đã phát tán “Thư ngỏ” kêu gọi mọi người tham gia cổ súy cho khẩu hiệu “cùng nhau đứng lên thoát khỏi họa diệt vong và xây dựng lại một nước Việt Nam tốt đẹp hơn”. Vậy xin hỏi, Ông căn cứ vào đâu mà cho rằng chế độ xã hội ở nước ta hiện nay là “họa diệt vong”? Và “xây dựng lại một đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn” là như thế nào?
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải ra sức thi đua đánh thắng thực dân, đế quốc xâm lược để “xây dựng nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Có nghĩa là, phải thay đổi hoàn toàn chế độ xã hội đang bị áp bức, xâm lược của các thế lực ngoại bang. Đó là ý nghĩa đích thực của mệnh đề “Xây dựng lại một đất nước”.
Còn với nước ta hiện nay, nhân dân ta đang sống trong một chế độ xã hội mà người dân được thụ hưởng đầy đủ quyền con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đại đa số có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Tuy còn những khó khăn nhất định về vật chất, tinh thần, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, song qua hơn 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đã và đang ngày càng thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Do vậy, mệnh đề mà ông Lê Đại Tường nêu ra “thoát khỏi họa diệt vong” là hoàn toàn phi lý. Ông đã quên bẵng, hoặc cố tình quên cảnh nhân dân ta phải chịu hơn 80 năm nô lệ của thực dân Pháp, hơn 20 năm dưới gót giày xâm lược của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, đã làm cho đất nước ta bị tàn phá, hàng triệu bộ đội, thanh niên xung phong và nhân dân hy sinh, hàng ngàn héc-ta đất, rừng bị nhiễm chất độc hóa học, hàng vạn người còn chịu di chứng chất độc da cam đến hiện nay, v.v. Đó mới là cái “Họa diệt vong” mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã không tiếc máu xương, hy sinh vất vả để thoát khỏi và đã thực sự thoát khỏi để xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, hòa bình, phồn thịnh.
Mặt khác, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây là mục tiêu mà mọi người dân Việt Nam đang hướng tới, để xây dựng một nước Việt Nam tốt đẹp hơn, mà dòng chủ lưu xuyên suốt đó là “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Vì vậy, chỉ số hạnh phúc (dựa trên 06 tiêu chí để xếp hạng: GDP/người/năm, hỗ trợ xã hội, tuổi thọ trung bình, quyền tự do lựa chọn cuộc sống, sự hào phóng (tỉ lệ hiến tặng, từ thiện) và vấn đề tham nhũng) do Mạng giải pháp phát triển bền vững (SDSN) của Liên hợp quốc công bố hằng năm, của Việt Nam luôn được cải thiện, từ vị trí 96 năm 2016 lên vị trí 94/155 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng năm 2017.

Đó chính là nhân dân ta từ đống đổ nát, tro tàn của chiến tranh đang xây dựng lại đất nước ngày càng tốt đẹp hơn. Tất nhiên, so với mong muốn của chúng ta thì nhiều vấn đề còn phải cố gắng, song đây là công việc khó khăn không thể một sớm một chiều. Một số nước có được kết quả như ngày nay là họ đã phải trải qua hàng trăm năm, chứ không phải ngày một ngày hai. Đừng quá nôn nóng, không làm gì cả mà chỉ kêu ca thì chẳng mang lại gì, chỉ làm phức tạp thêm tình hình mà thôi. Vì vậy, Tre Việt khuyên Ông hãy chung tay cùng đồng bào cả nước phấn đấy xây dựng đất nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới, đừng than ngắn thở dài Ông ạ!