Dec 30, 2014

BỊA ĐẶT LỐ BỊCH

        Tre Việt - Trên trang Ba Sàm ngày 28-12-2014 xuất hiện bài: “Quyền Công Dân, Quyền Con Người ở Việt Nam chỉ là bánh vẽ” ghi lại cuộc phỏng vấn giữa người được gọi là “nhà báo” Trần Quang Thành với người được coi là “linh mục” Phan Văn Lợi. Đọc bài viết thấy cách đưa đẩy giữa người hỏi và người trả lời rất hợp cạ, thực chất là ngụy biện, vu cáo, hùa nhau “ăn không nói có”, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ cộng sản.
Theo kịch bản mà họ dàn dựng để hỏi và trả lời theo kiểu “tung hứng” là đi từ phủ nhận một số điều đã được ghi trong các bản Hiến pháp nước ta, từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013, họ cho rằng, dù quyền con người, quyền công dân có được ghi trong Hiến pháp thì trong thực tế cũng không được thực hiện bởi các quy định của văn bản dưới luật. Họ nói rằng: “Hiến pháp ghi con người có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Nhưng Pháp lệnh 2004 và Nghị định 2012 đã tiêu diệt hoàn toàn quyền tự do tôn giáo”; “người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu. Nhưng chính Luật Báo chí và các điều luật khác trong Bộ luật Hình sự, như: điều 79, 88, 258 đã ngăn cản hoàn toàn điều tự do này”. Vậy phải chăng điều họ nói là đúng? Không. Họ đã sai to. Nghiên cứu “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị” chúng ta thấy quyền con người có hai loại: Các quyền tuyệt đối các quyền bị hạn chế. Trong đó, các quyền bị hạn chế, như: “Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú” (Điều 12); “Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo” (Điều 18); “Mọi người có quyền giữ quan điểm của mình” (Điều 19), “Quyền hội họp hòa bình…” (Điều 21); “Quyền lập hội” (Điều 22), v.v. Công ước trên quy định: việc thực hiện những quyền trên “kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt và phải chịu một số hạn chế nhất định, vì sự tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”[1]. Đặc biệt điều đó được thể hiện rõ trong “Tuyên bố Viên (Áo) và Chương trình hành động” (văn kiện Hội nghị quốc tế về quyền con người, tại Viên năm 1993), cộng đồng quốc tế cũng khẳng định: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt… Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc và khu vực về lịch sử, văn hóa và tôn giáo…”[2]. Điều đó cho thấy, giữa Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định về quyền con người và nghĩa vụ công dân hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế nói trên.
          Khi hỏi: Có một số người nói rằng Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp của ta. Trong một bài viết phân biệt giữa ta và giặc có người nói Ta là những ai đi theo Hiến pháp 1946 và đi theo Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, thì Phan Văn Lợi cho rằng, “Ta ở đây phải là toàn dân Việt Nam bất kể là ai. Ta ở đây là tất cả những con người sống trên dải đất hình chữ S”. Đặc biệt những ai đã từng bị “bức hại” vì chế độ cộng sản, vì sự “toàn trị” của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, Phan Văn Lợi đã nhập nhèm “đánh lật con đen”, khi cho rằng toàn dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ phải đều có chung một bản hiến pháp. Vì bản Hiến pháp năm 1946 mãi đến năm 1980 nước ta mới có bản Hiến pháp khác (Hiến pháp 1980). Trong thời gian này, trên dải đất hình chữ S không chỉ có nhân dân Việt Nam sinh sống mà còn các thế lực xâm lược ngoại bang. Thật là xuẩn ngốc. Không có nơi nào trên trái đất này giữa kẻ đi xâm lược với người bị xâm lược lại có chung một bản hiến pháp cả. Hơn nữa, với bất cứ quốc gia nào cũng đều có các tổ chức ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế cư trú và hoạt động. Vậy trả nhẽ những tổ chức quốc tế này với nhân dân nước sở tại cũng đều có chung bản hiến pháp sao? Thật là phi lý.
          Họ cho rằng với nước ta thực hiện án tử hình là không phù hợp với xu thế phát triển của thế giới: Trên thế giới phần lớn các nước văn minh người ta đã bỏ án tử hình rồi, nhưng Việt Nam và các nước cộng sản rất muốn giữ. Vì “chế độ này là uy hiếp con người”. Đúng là quyền được sống là một trong những quyền tuyệt đối: Không ai bị tước đoạt mạng sống một cách vô cớ. Nhưng cần phải hiểu rằng, trình độ pháp luật cũng như nhận thức về luật pháp dựa trên trình độ phát triển của kinh tế. Với Việt Nam trình độ kinh tế phát triển còn thấp so với các nước tiên tiến trên thế giới, theo đó trình độ nhận thức về luật pháp và pháp luật cũng chưa hoàn thiện ngay được. Do vậy, trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, việc duy trì án tử hình là cần thiết. Bởi, nó có thể không nhân đạo với một hoặc một số người, nhưng lại nhân văn với hàng trăm, hàng nghìn người. Chẳng hạn như tội buôn bán cái chết trắng thì nó đã hủy hoại không biết bao nhiêu người cùng gia đình họ. Cho nên, trong những trường hợp cụ thể thực hiện án tử hình để bàn tay tội lỗi của kẻ phạm pháp không gây ra cho nhiều người khác. Vậy là, không nhân đạo với kẻ phạm tội, nhưng nhân đạo với hàng trăm, hàng nghìn người lương thiện. Trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể việc thi hành tử hình với kẻ trọng tội âu cũng là cần thiết.
          Họ nhắm mắt nói bừa rằng: Mấy nghìn năm dân tộc phải chống lại đô hộ Tàu và thực dân Pháp, nhưng không có thời nào người dân Việt Nam lại chết nhiều như dưới thời cộng sản. Thử hỏi, nếu không có cộng sản thì nạn đói năm 1945 cướp đi sinh mạng của 2 triệu người Việt Nam (dân số nước ta lúc đó khoảng 20 triệu người), chiếm 1/10 dân số cả nước do Cộng sản chắc? Ngược lại, không có Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thì không biết sẽ còn có bao nhiêu người dân nước Việt phải chịu cảnh chết đói, chết rét nữa. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với Luật 10-59 Mỹ Diệm đã lê máy chém đi khắp miền Nam tàn sát biết bao đồng bào mình. Và nhiều bom đạn của Mỹ ném xuống miền Bắc, niềm Nam gây ra biết bao cái chế tức tưởi, oan uổng của em thơ, phụ nữ, người già,… đến nay chưa giải quyết xong hậu quả. Sao mấy người không mở mắt ra mà cứ nhắm mắt nói liều vậy?
          Trơ chẽn thay, họ cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tự cho mình là có chính nghĩa. Đi “xâm lăng” nước khác thì gọi là đi làm nhiệm vụ quốc tế như là qua Cam-pu-chia. Sao họ cố tình làm ngơ, không thấy, nhân dân Cam-pu-chia ngày nay luôn ghi nhớ công ơn “Bộ đội nhà Phật” - Quân tình nguyện Việt Nam đã cứu giúp nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi chế độ diệt chủng, làm hồi sinh đất nước Chùa Tháp như ngày nay?
          Khi nhân dân miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng đưa con em vào “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” ở miền Nam thì họ phê phán: “đi đánh miền Nam thì gọi là giải phóng” (!) Xin thưa, Donald Duncan là một người có tư tưởng chống cộng cứng rắn trước khi anh đến Việt Nam, nhưng đã rời khỏi Việt Nam trước 9 tháng, bởi những gì đã trải qua ở đó đã thay đổi con người anh. Duncan đã xuất bản một bản cáo trạng có sức mạnh lớn về cuộc chiến tranh trong Tạp chí Ramparts (tháng 02-1965); trong đó, viết: “Tôi đã phải chấp nhận rằng… đại đa số người dân là những người ủng hộ Việt Cộng và chống lại chính quyền Sài Gòn. Tôi cũng phải chấp nhận rằng quan điểm: “Chúng tôi ở Việt Nam bởi vì chúng tôi thông cảm với những khát vọng và ước muốn của người dân Việt Nam”, là một lời dối trá”[3]. Vậy là, những dòng trên của Donald Duncan đã bác bỏ sự bịa đặt của những kẻ “ăn không nói có”./.



[1] - Viện nghiên cứu quyền con người - Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, H. 2002, tr. 258.
[2] - Viện nghiên cứu quyền con người - Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, H. 2002,  tr 44.
[3] Joe Allen - Việt Nam cuộc chiến thất bại của Mỹ, Nxb Công an nhân dân (người dịch: Đào Tuấn), H.2009, tr. 275 - 276.

Dec 17, 2014

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh không còn xứng đáng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Tre Việt - Đầu tháng 12-2014, trên các trang mạng xuất hiện lá thư của ông Nguyễn Trọng Vĩnh gửi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Trong lá thư này, ông Vĩnh đưa ra quy kết Việt Nam hiện nay là “kinh tế lệ thuộc nước ngoài”, “dân nghèo nước yếu”,… Và nguyên nhân của nó theo ông ta là “do đường lối của Đảng có sai lầm”(!) Ông đòi Đảng phải từ bỏ “Chủ nghĩa Mác – Lê-nin”, từ bỏ “xây dựng CNXH”(!)
Theo Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia (tiếng Việt), ông Nguyễn Trọng Vĩnh là đảng viên Đảng CSVN từ năm 1937; từng giữ những chức vụ, như: Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở Trung Quốc, kiêm nhiệm Pa-kít-tăng, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam,...  Liệt kê những chức vụ, trọng trách to tướng như trên để muốn nói rằng đảng viên Nguyễn Trọng Vĩnh có đủ nhận thức về hành động của mình đúng hay sai và có còn xứng đáng là đảng viên của Đảng CSVN.
Phải khẳng định ngay rằng, những nội dung ông Vĩnh đưa ra trong thư là đi ngược lại Cương lĩnh chính trị, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, sai sự thật, quy kết hồ đồ, thậm chí có ý đồ xấu. Với hành động này, ông Nguyễn Trọng Vĩnh không còn xứng đáng là đảng viên Đảng CSVN. Bởi lẽ ông đã không chỉ vi phạm, mà còn nhiều lần tái phạm Điều lệ Đảng CSVN (khóa XI) và Quy định 47-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) “Về những điều đảng viên không được làm”. Điều 2, Điều lệ Đảng CSVN quy định đảng viên phải: Tuyệt đối trung thành với mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật Nhà nước,… Theo Điểm 1, Quy định 47-QĐ/TW, đảng viên không được: Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép. Theo Điểm 2, Quy định trên, đảng viên không được: cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng, Nhà nước,… tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi dục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nên nhớ rằng, mọi đảng viên Đảng CSVN bất kể ở cương vị nào nếu vi phạm Điều lệ Đảng, Quy định của Đảng đều phải bị nhắc nhở, kỷ luật, nếu không chịu sửa chữa khuyết điểm, tái phạm nhiều lần thì phải khai trừ ra khỏi Đảng. Vì thế, dù ông là đảng viên lão thành, từng giữ những trọng trách như trên cũng nhất định phải bị kỷ luật về Đảng.
Thực tế cho thấy, từ khi ra đời đến nay, Đảng CSVN luôn lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH để tập hợp, lãnh đạo nhân dân thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến vào thời kỳ quá độ lên CNXH với mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Với đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức triển khai sáng tạo, Đảng CSVN đã và đang lãnh đạo nhân dân ta giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Hiện nay, đất nước ta đã độc lập, nhân dân Việt Nam đã thoát khỏi kiếp nô lệ, lầm than, vươn lên làm chủ vận mệnh của mình, chủ động góp công sức của mình thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đây là sự thật không thể bác bỏ!
Có phải ông Nguyên Trọng Vĩnh không biết, không hiểu, hay ông cố tình không biết, không hiểu về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước hiện nay? Xin đưa ra mấy con số để ông biết: nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua đói nghèo, trở thành nước có nền kinh tế phát triển trung bình. Từ năm 1986-1990, tổng thu nhập quốc dân (GDP) tăng khoảng 4,5%/năm; từ năm 1991-1995, GDP tăng bình quân 8,2%/năm; từ 1996-200, GDP tăng 7,1%/năm; 2001-2011, GDP tăng 7,26%. Theo số liệu báo cáo tại Diến đàn quan hệ đối tác phát triển Việt Nam, năm 2013, GDP Việt Nam khoảng 176 tỷ USD/năm (còn theo cách tính PPP của WB thì GDP của Việt Nam khoảng 333 tỷ USD/năm, đứng thứ 43 trên thế giới), thu nhập bình quân gần 2000 USD/người/năm (trong khi đó năm 2002 thu nhập bình quân đầu người mới chỉ 1.600 USD/người/năm). Như vậy, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, ổn định, tiềm lực kinh tế ngày càng lớn. Hiên nay Việt Nam đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH, hội nhập quốc tế. Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện vời nhiều nước trên thế giới, trong đó có 05 nước Thường trực Liên hợp quốc. Việt Nam đã là thành viên có trách nhiệm của các tổ chức quốc tế lớn trên thế giới và khu vực, như: Liên hợp quốc và là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Ủy viên Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc Các nước; ASEAN,… Các tổ chức quốc tế trên thế giới và khu vực đều đánh giá Việt Nam có nền kinh tế phát triển năng động, nhanh, ổn định, bền vững cao; chính trị xã hội ổn định, luật pháp rõ ràng, quyền con người, quyền công dân ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Vì thế, đã có trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đã và đang đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam, các nguồn vốn ODA, FDI… liên tục chảy về Việt Nam. Việt Nam là nước được Liên Hợp quốc đánh giá cao về thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ, nhất là trong xóa đói, giảm nghèo,… Những điều này khẳng định, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, nhưng Việt Nam luôn chủ động hội nhập, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh, bền vững, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Đây là thực tế khách quan khẳng định: Cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng CSVN là đúng đắn; đất nước ta có nền kinh tế tự chủ, phát triển năng động, bền vững; đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên. Đất nước, con người Việt Nam đều được đổi mới, vị thế không ngừng được nâng lên trên thế giới.
Và như vậy, việc ông Vĩnh đưa ra quy kết, như: “đường lối của Đảng có sai lầm”; “kinh tế Việt Nam phụ thuộc nước ngoài”,… là hồ đồ, hoàn toàn không đúng sự thật, là vu cáo Đảng, Nhà nước ta!
Trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích trong tác phâm Làm gì của Leenin: “ Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động… Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”. Và Người cũng nhấn mạnh, là người cách mệnh, tự mình phải… Giữ chủ nghĩa cho vững”. Vậy xin thưa, ông đòi Đảng CSVN từ bỏ Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tức là từ bỏ lý luận tiền phong, từ bỏ trọng trách lãnh đạo Nhà nước và xã hội của mình(!) Thật ảo tưởng!
Ông không còn xứng đảng là đảng viên Đảng CSVN nữa!

Dec 9, 2014

ĐỪNG CÓ “ĂN ỐC NÓI MÒ”

 

         Tre việt - Xung quanh việc ông Nguyễn Quang Lập, blgogger Quê Choa bị công an bắt hôm 06-12 vừa qua, có một số ý kiến khác nhau. Việc bắt giữ đó đúng hay sai, khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng xin đừng suy diễn theo kiểu “ăn ốc nói mò”.
          Ngày 07/12 trên BBC tiếng Việt đăng bài viết “Vợ Bọ Lập[1] “bất đồng” với Bộ Công an”, ngày 08/12, lại được trang Ba Sàm đăng lại bài viết này. Qua bài viết thấy một số ý kiến suy diễn theo kiểu “ăn ốc nói mò”.
          Trong bài viết, có chi tiết luật sư Trần Thu Nam nói với BBC: “Nếu mà nói là bắt quả tang như trường hợp của ông Lập thì tôi nghĩ là không đúng, là vì ông đang ngồi trong nhà, trong cửa thì có ai chứng kiến về việc ông ấy phạm một hành vi phạm tội gì không”. Trần Thu Nam nói thế là không thỏa đáng. Bởi vì, có rất nhiều trường hợp phạm pháp mà người phạm tội ngồi trong nhà đó thôi. Bọn ăn cắp cước viễn thông quốc tế, bọn ngồi trong nhà từ tổng đài gọi điện cho một số đối tượng để tống tiền, những người ngồi trong nhà đánh bạc sát phạt lẫn nhau,… họ không phạm tội chắc? Việc ông Lập ngồi trong nhà đang viết gì với chiếc máy tính của Ông ta thì chỉ có vợ ông ta nói là viết tiểu thuyết, nhưng không nói viết tiểu thuyết nào? Tiểu thuyết đó đề cập về nội dung gì? Thì ta chưa nên nói là ông ta có phạm tội hay không phạm tội. Điều đó cần chờ công tác giám định, xác minh của các cơ quan chức năng xem ông Lập viết gì? Nội dung của nó có vi phạm pháp luật không? Mới chỉ có một phía, vợ ông Lập nói là ông ta viết tiểu thuyết thôi, chưa có chứng thực là ông ta viết tiểu thuyết hay viết cái gì thì không nên suy diễn, chỉ nghe một tai, dễ võ đoán. Việc công an bắt giữ ông Lập hẳn phải có căn cứ chứ không thể tùy tiện được. Nhưng căn cứ đó là gì thì hãy chờ ý kiến chính thức từ các cơ quan chức năng, không nên đưa ý kiến suy diễn chủ quan vào lúc này.
          Bài viết cũng đề cập đến ý kiến của luật sư Ngô Ngọc Trai: “…việc người ta phản ánh, lên tiếng về các vấn đề của đất nước, đấy là việc làm chính đáng và cần phải khuyến khích”. Ông Trai viết thế là đúng. Nhà nước ta đã và đang khuyến khích phát huy dân chủ, nâng cao tính phản biện xã hội của nhân dân đó thôi. Điều đó ai cũng biết. Ngô Ngọc Trai viết tiếp: “khi nhà nước chưa làm tròn vai trò, trách nhiệm công cụ của mình thì người ta có quyền lên tiếng, phản ánh về những cái đó”. Đúng. Nhưng bằng cách nào và ở đâu? Không phải lợi dụng dân chủ để phát ngôn hay viết không đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ. Những ý kiến như thế phải được phản ánh trong tổ chức nhất định, như là Mặt trận Tổ quốc, ở cơ sở là Ban công tác Mặt trận, chứ không phải cứ viết và đưa lên mạng in-tơ-nét. Bởi ý kiến của mình chưa hẳn đã đúng, do thiếu thông tin và nhìn phiến diện, như thế dễ ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, ở phạm vi rộng lớn hơn là tổn thương đến hình ảnh của quốc gia. Do vậy, “khi viết phản ánh thì cũng phải khách quan, phải nhìn đa diện, chứ đừng xúc phạm hay vu khống, thì đó lại là vi phạm” đúng như Ngô Ngọc Trai viết. Mà đã vi phạm luật pháp thì phải bị pháp luật trừng trị, ở đâu và ở nước nào cũng vậy cả.
          Cũng sự việc trên, nhưng Nguyễn Quang A lại có cách nói không thiện chí. Ông ta nói : “Tôi nghĩ rằng họ không phải là thách thức đâu, mà họ nhổ toẹt vào cái mà họ nói là nhân quyền của họ,.. Bởi vì chuyện như thế này nó đã xảy ra từ lâu rồi”. Đúng là hồ đồ. Chẳng hiểu căn cứ vào đâu mà Nguyễn Quang A có cách nói dường như để “hả giận”, cho “sướng miệng” như vậy. Chưa hết, ông ta còn nói một cách phang mạng rằng: “Cái đấy chứng tỏ một cung cách của người ta hiểu về nhân quyền là: hiểu về nhân quyền là phải theo kiểu của chính quyền ở đây họ nghĩ thế nào, thì đấy mới là nhân quyền”. Không thể như Nguyễn Quang A nói, mà nhân quyền phải dựa trên luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam, nó không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà cầm quyền. Nói không căn cứ như thế chẳng khác nào “gắp lửa bỏ tay người”. Là thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam đã tham gia các Công ước quốc tế về nhân quyền, như: “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người” (năm 1948); “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị”; “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa” (năm 1966),... và hiện tại Việt Nam đang là Ủy viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 thì không thể tùy tiện như Nguyễn Quang A nói: nhân quyền theo cách nghĩ của chính quyền, nghĩ như thế nào thì nhân quyền như thế ấy được.
          Tóm lại, xung quanh việc ông Nguyễn Quang Lập bị bắt, khi chưa có ý kiến chính thức xin đừng nói, viết bừa mà hãy để cơ quan chức năng làm việc. Nếu ông Lập vi phạm pháp luật thì ông ta phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn ông bị bắt sai thì cơ quan chức năng phải xin lỗi Ông ta. Hiện chưa có ý kiến chính thức đừng suy diễn và làm om sòm làm gì, hãy để thời gian và công sức ấy vào làm việc có ích cho gia đình và xã hội các vị ạ!



[1] Bọ Lập tức Nguyễn Quang Lập, tên gọi thường dùng của blgger Quê Choa.

Oct 16, 2014

SỰ TRÁO TRỞ TRONG CÁI GỌI LÀ THƯ NGỎ CỦA CÁC ĐẢNG VIÊN “LÃO THÀNH”

Tre Viêt - Cứ mỗi dịp đất nước có những sự kiện chính trị trọng đại, nhất là giai đoạn Đảng Cộng Sản Việt Nam chuẩn bị tổ chức đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước là trên internet lại xuất hiện những cái gọi là Thư ngỏ, Kiến nghị,... Đây vốn là chiêu thức “đấu tranh” với chế độ xã hội và Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền của những người tự xưng là “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh cho nhân quyền” và các thế lực phản động, thù nghịch với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam hiện hành, trong đó có những kẻ thoái hóa, biến chất “trở cờ”! Nội dung của những cái Kiến nghị, Thư ngỏ,… này chẳng có gì mới. Vẫn là với những nguyên nhân ngụy tạo, tưởng tượng, người ta đưa ra những “nhận định” mơ hồ, quy kết phi lý, trắng trợn và “yêu cầu” này nọ một cách phản khoa học! Người ta cho rằng: Chế độ hiện nay do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là “chế độ toàn trị”; đất nước đến hồi lâm nguy; Việt Nam cần chuyển sang chế độ “dân chủ mô hình phương Tây(!). Lần này cũng vậy.
Từ cuối tháng 8-2014 đến nay, trên internet xuất hiện cái gọi “Thư ngỏ” của 61 đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam “lão thành” gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị. Cái “Thư ngỏ” này nhanh chóng được BBC, RFI, VOA, các trang mạng chống cộng,… đưa lên trang nhất, thành tin “nóng”, “hót”; đồng thời, tổ chức phỏng vấn hàng loạt các nhân vật “bất đồng chính kiến”, “tù nhân lương tâm”, “nhà dân chủ”,… để quảng bá (PR) cho “Thư ngỏ”(!) Vì sao họ lại làm như thế? Phải chăng “Thư ngỏ” có nội dung, tư tưởng, giải pháp “Mới”, “phù hợp”,… phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của nhân dân ta?
Trước hết, 61 đảng viên “lão thành” này là ai? Họ là những người đảng viên lớn tuổi, có người về hưu đã lâu, có người mới về hưu,… Để dược vào Đảng, họ tự nguyện viết đơn xin gia nhập và thề nguyện trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi là đảng viên, họ được Đảng giáo dục, rèn luyện, nên đã trưởng thành và có những cống hiến nhất định cho đất nước; được Đảng giao những chức vị “to tướng” trong Đảng, chính quyền hay các hội nghề nghiệp. Khi còn đương chức, đương quyền, là “đày tớ của nhân dân” họ nói cái gì, các “ông, bà chủ” cũng cứ dỏng tai lên mà nghe! Tuy nhiên, nói thì hay, nhưng họ đâu làm như nói. Thậm chí, các “đảng viên lão thành” này đã từng bước suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,… chỉ mong luôn là “quan cách mạng” để mong “vinh thân, phì gia”! Trong công tác, họ tự cao, tự đại, vi phạm nguyên tắc sinh hoạt đảng, đạo đức nghề nghiệp, gây mất đoàn kết nội bộ, tư túi, vi phạm pháp luật,… được đồng nghiệp, tổ chức nhiều lần nhắc nhở nhưng không chịu tự rèn luyện,… nên bị xử lý theo quy định. Nay, họ thấy “cơ hội” lại có thể “làm quan cách mạng” nên đã trở cờ, phản bội chính lại lời thề của mình, phản bội Đảng, dân tộc và nhân dân!
Thật trơ trẽn, khi họ tự nhận là: “ngu ngốc theo Đảng Cộng Sản để rồi Đảng Cộng Sản nay lại định hướng XHCN tức là Đảng đã đi sai đường, lẽ ra phải dừng lại ở Cuộc cách mạng Dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước mà thôi...”. Ơ hay, họ tự nhận mình là những nhân sĩ, trí thức, mang danh là những “giáo sư, tiến sĩ” mà lại ngu ngốc sao? Các ông chẳng ngu đâu, các ông đang tự lừa dối mình và nhân dân. Thực tiễn lịch sự Việt Nam từ 1930 đến nay đã bác bỏ hoàn toàn cái “ngu ngốc” của các ông. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, quy tụ, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ, với bao hy sinh mất mát để giành độc lập dân tộc, người dân Việt Nam mới thoát khỏi nô lệ, lầm than, mới có quyền con người, quyền công dân và đất nước Việt Nam mới độc lập, thống nhất, được xây dựng ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” đó các ông. Đây là điều không thể bác bỏ. Có nhà văn nổi tiếng đã nói đại ý là: ai bắn vào quá khứ bằng lục, kẻ đó sẽ nhận ở tương lai bằng đại bác, các ông có nằm trong trường hợp này không nhỉ?
Cá biệt, khi BBC hỏi Nguyễn Đắc Xuân rằng: các ông vào Đảng, các ông đã chấp nhận Đảng Cộng sản là phải đi theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin tức là phải theo con đường xây dựng  CNXH, nhưng bây giờ các ông không chấp nhận, điều đó tức là các ông đã tự chống lại chính mình? Đã dựng chuyện, xuyên tạc sự thật, ông ta nói là: “Hồi đó, 99% lũ chúng tôi “bị” kết nạp đảng ở trong rừng, và  nguyện vọng chúng tôi là chỉ tham gia chiến đấu chống Mỹ để thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng chứ không phải là Đảng Cộng Sản,… do đó, bây giờ chúng tôi phải phản đối xây dựng CNXH, chúng tôi phải đề đạt lên Trung ương để biết mà điều chỉnh cho đúng,...”(!)
Thật tráo trở, hèn hạ!
Lịch sử ghi nhận rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam qua từng thời kỳ đã đổi tên, thậm chí có lúc tự “giải tán”. Điều này các “Đảng viên lão thành” biết không? Và lý do vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên, hoặc “tự giải tán”? Họ đều biết rõ. Cần khẳng định rằng, bất kể dưới tên gì, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vững cương lĩnh, điều lệ, tổ chức lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng lãnh đạo quân dân miền Nam với tên gọi: Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam. Thực chất đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam, chứ không phải bất kỳ một đảng dân tộc, dân chủ hay xã hội,… nào khác! Trong khó khăn, ác liệt, Đảng vẫn làm tốt công tác phát triển đảng viên mới theo đúng điều lệ. Để được đứng vào hàng ngũ của của Đảng, đối tượng kết nạp phải là những người tốt, được giáo dục, rèn luyện, thử thách, tôi luyện, thể hiện bản lĩnh trong công tác, chiến đấu với kẻ thù, được tổ chức và quần chúng tín nhiệm, giới thiệu với Đảng. Khi đó, mới được tổ chức đảng đưa vào diện “cảm tình Đảng”; được học tập chính cương, đường lối và điều lệ của Đảng, và tổ chức đảng phân công đảng viên theo dõi giúp đỡ. Nếu, người “cảm tình Đảng” tiếp tục gương mẫu phấn đấu, chiến đấu, theo thời gian quy định, công nhận cương lĩnh, đường lối, điều lệ Đảng, có nguyện vọng, tự giác viết đơn xin gia nhập hành ngũ của Đảng thì được tổ chức xem xét, đủ điều kiện mới ra quyết định, làm lễ kết nạp Đảng. Trong buổi lễ kết nạp đảng, người được kết nạp phải tuyên thệ trước Cờ Đảng rằng: suốt đời phải trung thành với cương lĩnh, đường lối của Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, không ngừng học tập, rèn luyện, chiến đấu bảo vệ Đảng đến hơi thở cuối cùng. Sau khi được kết nạp, người đảng viên mới (gọi là đảng viên dự bị) tiếp tục được thử thách, hết thời kỳ dự bị phải được chi bộ nơi đảng viên dự bị công tác, chiến đấu xét đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận Đảng viên chính thức. Nếu người đảng viên dự bị phấn đấu tốt sẽ được công nhận là Đảng viên chính thức của Đảng và ngược lại sẽ bị cơ sở đảng từ chối và bị đưa ra khỏi danh sách của Đảng. Vì giữ đúng nguyên tắc, tổ chức chặt chẽ nên hầu hết đảng viên luôn kiên định với cương lĩnh, đường lối của Đảng, vì độc lập dân tộc, vì CNXH và hạnh phúc của nhân dân. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh, các đảng viên của Đảng đã luôn gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, không nề hy sinh, gian khổ, gương mẫu đi đầu xông ra mặt trận, tiêu diệt, đuổi bọn cướp nước và bán nước ra khỏi bờ cõi, thu non sông về một mối. Trong cuộc chiến đấu đầy ác liệt đó, hàng triệu đảng viên của Đảng đã hy sinh anh dũng, nhiều người bị địch bắt tù đầy, tra tấn nhục hình một cách tàn bạo, nhưng vẫn kiên trung. Bản lĩnh của những đảng viên cộng sản được các tầng lớp nhân dân tin tưởng, khâm phục, noi theo, làm cho kẻ thù khiếp sợ. Đó là trong chiến tranh giải phóng dân tộc.
Như vậy, lời nói của Nguyễn Đắc Xuân với BBC là sự tráo trở, xuyên tạc lịch sử, nhằm mục đích tự biện cho hành động trở cờ, phản bội và sự đớn hèn của mình trước thực tế lịch sử!
Bước vào thời kỳ mới, các đảng viên cộng sản đã cùng nhân dân cả nước đồng cam cộng khổ, khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam rơi vào tình thế cực kỳ khó khăn: bị đế quốc Mỹ bao vây, cấm vận; bọn bành trướng Bắc Kinh xâm lăng biên giới phía Bắc và kích động bọn diệt chủng Polpot gây hấn ở vùng biên giới phía Tây Nam,… Cả dân tộc Việt Nam vừa phải phải “lưỡng đầu thọ địch”, vừa phải xóa đói, giảm nghèo, dựng xây đất nước từ đống tro tàn của chiến tranh. Trong gian khổ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, những đảng viên của Đảng đã đứng mũi, chịu sào, chủ động, sáng tạo, đoàn kết, đã sát cánh cùng nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Đến nay, đất nước, con người Việt Nam đều đổi mới, từ hải đảo đến rừng núi xa xôi, từ nông thôn đến đô thị đâu đâu cũng khoác lên mình một sức sống mới. Mới đây các tổ chức thế giới, như: WB, IMF, WTO, APEC, FAO, OECD, UNESCO,… đều công nhận Việt Nam là đất nước sử dụng các khoản vay xây dựng lại có hiệu quả nhất, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo hiệu quả nhất,... Việt Nam, từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, đã trở thành nước phát triển trung bình. Việt Nam, từ nước bị kẻ thù cô lập, bao vây cấm vận, nay đã có quan hệ với gần 200 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam là thành viên Liên hợp quốc và nhiều tổ chức uy tín, lớn trong khu vực và trên thế giới. Nhiều nước đã trở thành đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với Việt nam, trong đó có hầu hết các nước lớn, như: Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ - các nước thường trực Liên hợp quốc. Thế và lực của Việt Nam ngày càng phát triển vững chắc. Đây là điều không thể chối cãi! Chỉ có những người đứng ngoài cuộc sống sôi động đang diễn ra ở Việt Nam vì lý do khách quan hay vì mục đích bất lương thì sẽ không thấy hoặc cố ý không thấy sự phát triển vượt bậc của Việt Nam về hạ tầng cơ sở, về phát triển kinh tế, văn hóa, về quốc phòng - an ninh, về điều kiện sống, dân chủ, nhân quyền,... Có được những điều đó là do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là Đảng Cộng sản Việt Nam có đường lối lãnh đạo Nhà nước và xã hội đúng đắn, được các tầng lớp nhân dân tin tưởng, làm theo. Đây là thực tế khách quan, không thể phủ nhận!
Tuy nhiên, trong hàng ngũ của Đảng không phải đảng viên nào cũng hoàn hảo. Có cá nhân đảng viên vì động cơ trục lợi đã rơi vào vòng xoáy của tham nhũng, bè phái vơ vét nhằm làm giàu phi pháp cho bản thân và gia đình. Có đảng viên vừa mới bước vào cuộc chiến đấu với địch đã đầu hàng, xưng khai với kẻ thù về bí mật của Đảng, làm tổn thất lớn cho Đảng. Có đảng viên không lộ mặt phản bội, nhưng  nằm ỳ, nói ẩu, kiêu căng tự cao, tự đại cho mình là giỏi hơn người, suy bì, công thần địa vị nhưng khi được Đảng giao nhiệm vụ thì lại không hoàn thành. Thực tế họ còn kém, tệ hơn là một người quần chúng bình thường và nếu có việc “can qua” thì họ sẵn sàng chạy về phía kẻ thù để chống lại Đảng. Những kẻ này nhất định phải bị trừng trị đích đáng!
 Những người vin vào những yếu kém của Việt Nam trong quản lý kinh tế, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận đảng viên và người dân, rồi một vài vụ tham nhũng,... để phủ định tất cả những thành tựu to lớn của đất nước là thiếu khách quan. Đó là những người độc ác, bẩn thỉu, có mục đích xấu! Thực chất đây là những người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, không khiêm tốn học tập, lắng nghe và quan sát; hoang tưởng, công thần, vị kỷ,  bất mãn,… không thấy (hoặc không muốn thấy) những bước tiến vĩ đại của dân tộc trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Họ đã trở cờ, phản bội Đảng, phản bội dân tộc, vô tình hay hữu ý làm tay sai cho các thế lực xấu ngoại bang!
Sự tráo trở ấy nhất định bị trừng trị đích đáng!

Sep 19, 2014

VỀ CÁI GỌI LÀ HỘI, ĐOÀN “ĐỘC LẬP”!

Tre Việt - Vừa qua trên internet, chủ yếu là các trang điện tử của BBC, RFI, VOA,… và các trang mạng chống cộng, xuất hiện nhiều bài viết “ca ngợi” về những sự ra đời của những cái gọi là Hội, Đoàn “độc lập”! Tác giả của các bài viết này là những người tư xưng là “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh cho nhân quyền”(!) Họ cho rằng, sự xuất hiện, ra đời của các Hội, Đoàn “độc lập” này là kết quả “đơm hoa kết trái của xã hội dân sự” và “Chính lúc này, giới dân chủ nhân quyền và cả những người quan tâm đến vận mạng chính trị nước nhà lại có thể cảm nhận về một giai đoạn mới có thể đang hình thành” để xóa bỏ chế độ “độc tài, độc đoán”, chuyển xã hội Việt Nam sang nền dân chủ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập theo kiểu phương Tây(!)
Vậy chúng ta hãy xem những Hội, Đoàn “độc lập” này là cái gì?
Trước hết, là về cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam”. Trong tuyên bố của một số người tự xưng là “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh cho nhân quyền” của cái gọi là Ban vận động thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam”, hồ đồ cho rằng: xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế “bị vi phạm trầm trọng”, “đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút,…!”. Vì thế cho nên họ muốn, “xây dựng một tổ chức độc lập”, nhằm “tích cực xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, … đóng vai trò tiền phong,… trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đòi hỏi”(!) Như Tuyên bố này, thì phải chăng nền văn hóa Việt Nam, dân tộc Việt Nam đang lâm nguy, cần phải phục hưng và những người tham gia “Văn đoàn độc lập” sẽ là “chiến sĩ tiên phong” để thực hiện?
Cần thấy rõ, đây là một nhận định hàm hồ, phi lý, không có cơ sở lý luận và thực tiễn!
Về lý luận, chỉ sơ sơ vài dòng với các vị thế này: Văn hóa của dân tộc Việt Nam được hình thành trong quá trình “dựng nước và giữ nước” của dân tộc Việt. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt đã hình thành nên nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mà trong đó, sợi chỉ đỏ xuyên suốt là chủ nghĩa yêu nước chân chính, sống hòa thuận, tương thân, tương ái, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, mưu trí, sáng tạo,… một lòng cùng nhau dựng xây và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, nền văn hóa Việt Nam luôn giao thoa, chắt lọc những tinh hoa của các nền văn hóa của các nước trong khu vực và thế giới để không ngừng phát triện bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước Việt Nam vượt qua “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” và mọi thảm họa thiên tai khắc nghiệt,… không ngừng phát triển bền vững. Thực tế lịch sử “dựng nước và giữ nước” của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rõ điều đó. Các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa của Việt Nam đã có rất nhiều công trình khoa học chỉ rõ sự hình thành, hội nhập và phát triển của nền văn hóa Việt Nam, chả lẽ các vị bị “thiểu năng trí tuệ” hay sao mà không thấy?  
Về thực tiễn, dân tộc Việt Nam với nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng cho công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc. Từ thủa “bọc trăm trứng” đến thời các Vua Hùng dựng nước, rồi đến thời đại Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã đứng lên đánh đổ các cuộc xâm lăng, nô dịch của các nền văn hóa ngoại lai. Sự thất bại của các triều đại phương Bắc, phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ,… là sự thất bại của nền “văn hóa, văn minh” ngoại lại, văn hóa xâm lược trước nền văn hóa của dân tộc Việt. Năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử - đó là bản tuyên ngôn về văn hóa Việt trong thời đại mới, thời đại văn hóa Hồ Chí Minh, thời đại độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Từ bản Tuyên ngôn đó, cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên văn hóa mới, thời đại dựng xây đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ngày nay, từ thân phận mất nước, bị làm nô lệ, dân tộc ta đã dựng xây đất nước Việt Nam bước qua thời kỳ nghèo đói, kém phát triển, vươn lên một nước phát triển trung bình, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về lượng và chất, đang đẩy mạnh CNH,HĐH, hội nhập quốc tế. Việt Nam từ một nước không có tên trên bản đồ thế giới, đã trở thành thành viên có uy tín của các tổ chức trong khu vực và trên trường quốc tế. Thành tựu này, là thành tựu của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là điều không thể phủ nhận! Tôi chẳng cần lấy ví dụ, nếu các vị có “óc”, có “tâm”, “có tầm”, có lòng tử tế và luôn tự hào về sức mạnh nền văn hóa Việt hãy tham khảo các tài liệu khoa học, các đánh giá của thế giới về đất nước, con người Việt Nam có rất nhiều trên các giá sách, internet.
Các vị nói những “người cầm bút” đang bị “đè nặng tâm lý,.. làm mờ nhạt và tắt lụi tài năng”(!) Ơ hay, nền văn học, nghệ thuật Việt Nam với những thành tựu rực rỡ trên mọi lĩnh vực (từ văn học, nghệ thuật truyền thống đến đương đại), đang hằng ngày, hằng giờ được cả thế giới ngưỡng mộ về sức sáng tạo, tính nhân văn, sự lan tỏa và hội nhập phát triển mà các vị không biết à? Thành tựu đó được xây dựng trên nền tảng sức sống của nền văn hóa Việt, trong đó đi đầu, có công rất lớn của những “người cầm bút”, những văn nghệ sĩ đấy chứ. Có cần lấy vị dụ không nhỉ? Thôi chẳng cần. Chỉ có những kẻ bị “mù”, hay tâm “tối” mới chẳng thấy! Còn về quyền con người ư? Ở Việt Nam các quyền con người luôn được đảm bảo theo đúng quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam. Hiện nay, những thành tựu về nhân quyền của Việt Nam được thế giới công nhận, Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của Hội động Nhân quyền Liên hợp quốc. Vậy quyền con người ở Việt nam có được đảm bảo không nhỉ? Tự các vị biết.
Như vậy, cả về lý luận và thực tiễn đã bác bỏ cái nhận định sai trái của các vị. Chắc các vị cũng hiểu, nhận thức rõ thực tiễn tốt đẹp đang diễn ra trong đời sống xã hội Việt Nam. Vậy, vì sao các vị lại có cái nhận định phi lý trên? Nhân dân biết, các vị làm thế là bởi các vị muốn chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm đưa dân tộc Việt Nam đi theo con đường “xã hội dân chủ” kiểu phương Tây! Nhận thức rõ điều này, cho nên cái “Văn đoàn” của các vị muốn thành lập đã bị các tầng lớp nhân dân lên án, bác bỏ và chết ngay trong trứng nước!
Sau sự kiện vận động thành lập “Văn đoàn độc lập” bị thất bại, trên BBC, RFI, VOA,… lại ra rả về sự ra đời của cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”! Nhìn đi, nhìn lại thấy các hội viên cũng chỉ là những kẻ tự xưng là “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh cho nhân quyền”,… Họ tuyên bố thành lập “Hội”, là: “nhằm thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí”; “Hội” là “tổ chức xã hội dân sự nằm trong xã hội dân sự Việt Nam”, có tôn chỉ là “Vì một Việt Nam tiến bộ xã hội, dân chủ, đa nguyên, văn minh và giàu mạnh”(!) Trước hết cần khẳng định luôn: Đây là cái “Hội” bất hợp pháp! Vì sao? Theo quy định của pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thì chỉ những tổ chức nào được chính quyền thừa nhận mới là tổ chức hợp pháp! Mời các vị xem lại Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN, năm 2013; Nghị định 45/2010/NĐ-CP, ngày 21-4-2010 của Chính phủ “Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội”. Như vậy, cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” là tổ chức bất hợp pháp, không được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Nó không có cơ sở tồn tại. Mọi hoạt động của cái “Hội” này đều là phi pháp và cần bị pháp luật trừng trị một cách nghiêm minh.
Đấy là nói về tư cách của “Hội” trước pháp luật. Còn về cái mục đích, tôn chỉ của “Hội” là muốn hướng tới cái xã hội “đa nguyên”, tức là một chế độ xã hội đối lập với chế độ dân chủ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, mục tiêu của các vị thành lập “Hội” là để tuyên truyền, quảng bá cho nền dân chủ phương Tây, chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nhằm âm mưu lật đổ chính quyền. Đây là tội phản quốc, cần phải nghiêm trị. Điều 79, Bộ luật Hình sự có ghi rõ tội danh của tội “Âm mưu lật đổ chính quyền” và Điều 88, của Bộ luật trên cũng ghi rõ tội danh của tội “Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, cho nên cứ chiểu theo luật mà trừng trị nghiêm minh những kẻ thành lập, tham gia cái “Hội” này. Đau buồn thay cho những kẻ vong nô, ngày chúng tự tuyên bố thành lập cái “Hội” này là ngày 04-7, ngày Quốc khánh Hoa Kỳ, với những tưởng sẽ được Chính phủ Hoa Kỳ thí cho tý bơ thừa sữa cặn, hà hơi, tiếp sức để ráng sức “cõng rắn cắn gà nhà”! Điều này đã nói lên “đạo đức” của những kẻ tham gia “Hội”. Lịch sử Việt Nam luôn đối xử công bằng với những kẻ âm mưu “cõng rắn cắn gà nhà”!

Những cái gọi là “Đoàn”, “Hội” nói trên là những tổ chức bất hợp pháp, không có cơ sở chính trị, pháp lý tồn tại; nhằm chống đối chế độ dân chủ XHCN của nhân dân ta, nhất định sẽ bị nhân dân lên án, pháp luật trừng trị đích đáng./.

Sep 15, 2014

ĐÔI ĐIỀU VỚI HOÀNG XUÂN PHÚ

        Tre Việt - Ngày 12-9-2014, trang Ba Sàm có đăng bài “Bắt mạch Hiến… nháp” của Hoàng Xuân Phú. Tre Việt không thực hiện được lời tác giả rằng “Bài này khá dài,… Mong bạn đọc dành thời gian và kiên trì đọc đến cuối,…”. Bởi, mới đọc được ý 1 của phần 1 Chứng “Tất định” đã có đôi điều muốn trao đổi cùng tác giả. Ở phần này, Hoàng Xuân Phú viết: “… nghiện đem  tất  cả mọi thứ ra để quy định hay định nghĩa, rồi coi đó là chuẩn mực, khuôn phép, và áp đặt lên toàn dân. Buồn thay, chuẩn mực mà thường phi lý, cứ sai hoài sai mãi…”. Có thực chuẩn mực “cứ sai hoài sai mãi…” như Hoàng Xuân Phú viết không?
          Mở đầu 1.1. Hoàng Xuân Phú viết: “Một biểu hiện của chứng hoang tưởng quyền lực, coi thường người dân, là không chịu thừa nhận quyền con người thuộc phạm trù đương nhiên, như sự tồn tại của con người, mà coi quyền con người là thứ do thế lực cầm quyền ban cho dân chúng”. Viết vậy, là Hoàng Xuân Phú có sự nhầm lẫn, không phải quyền con người là vô tận, mà trong các quyền con người có quyền bị hạn chế bởi pháp luật mỗi nước. Thật vậy, nghiên cứu “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị” chúng ta thấy quyền con người có hai loại: Các quyền tuyệt đối các quyền bị hạn chế. Các quyền tuyệt đối, như: “Không ai bị tước đoạt mạng sống một cách vô cớ” (Điều 6); “Không một người nào có thể bị tra tấn” (Điều 7); “Không được phép bắt giữ làm nô lệ người nào” (Điều 8),… Các quyền bị hạn chế, như: “Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú” (Điều 12); “Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo” (Điều 18); “Mọi người có quyền giữ quan điểm của mình” (Điều 19); “Quyền hội họp hòa bình…” (Điều 21); “Quyền lập hội” (Điều 22),... Công ước cũng quy định: việc thực hiện những quyền trên “kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt và phải chịu một số hạn chế nhất định, vì sự tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”[1]. Trong “Tuyên bố Viên và Chương trình hành động”, cộng đồng quốc tế cũng khẳng định: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt,… Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc và khu vực về lịch sử, văn hóa và tôn giáo,…”[2].
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như của nhiều quốc gia khác, quyền con người luôn được gắn liền với quyền và nghĩa vụ công dân. Công ước nhân quyền châu Âu (có hiệu lực từ ngày 03-9-1953) đã đưa ra các quy định về các quyền cơ bản của con người; trong đó có quyền bị hạn chế, như: quyền tự do ngôn luận được ghi ở Ðiều 10: “1. Tất cả mọi người đều có quyền tự do bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm việc được tự do bày tỏ ý kiến và tự do trao đổi các thông tin mà không cần phải nhận được bất kỳ việc cho phép nào từ phía cơ quan công quyền và không phân biệt biên giới. 2. Việc thực hiện các quyền nói trên, bao gồm cả các nghĩa vụ và trách nhiệm, hình thức, điều kiện, các hạn chế hoặc các biện pháp trừng phạt cần phải được ghi rõ trong các văn bản pháp luật có cân nhắc đến việc cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích đối với an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì trật tự công cộng và ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ sức khỏe và đạo đức, nhân phẩm hoặc danh dự của con người, ngăn ngừa việc phát tán các thông tin mật hoặc để bảo đảm quyền lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp”[3]. Rõ ràng, trong khi Khoản 1 của Ðiều luật này quy định: ai cũng có quyền được bày tỏ, trao đổi quan điểm của mình mà không phân biệt địa vị xã hội, giới tính, biên giới, thì Khoản 2 lại quy định: việc thực thi các quyền đó gắn với các hạn chế được cụ thể hóa trong pháp luật của mỗi quốc gia. Trên thực tế, mỗi quốc gia đều cân nhắc tình hình thực tế của mình để đưa ra các đạo luật nhằm cụ thể hóa việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân. Không có thứ tự do “tuyệt đối” mà không bị hạn chế vì những lợi ích nhiều mặt của quốc gia, dân tộc, ở sự ổn định xã hội, mà thiếu nó thì mọi nỗ lực cố gắng của con người đều trở nên vô nghĩa. Bởi vậy, Liên minh châu Âu (gồm 28 quốc gia) cho phép các nước thành viên cân nhắc lợi ích của mỗi quốc gia để đưa ra các quy định cụ thể, nhằm hướng dẫn công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận theo tinh thần Công ước nhân quyền châu Âu nói trên.
Chúng ta còn nhớ sự kiện họa sĩ Kút vẽ tranh châm biếm nhà Tiên tri Hồi giáo Mohammed dẫn đến bạo động ở Đan Mạch và vụ việc Mục sư Giôn ở bang Phlo-ri-đa (nước Mỹ) có ý định đốt kinh Cô-ran đã để lại hậu quả nặng nề đối với xã hội, khi người ta quan niệm hành vi đó là “quyền tự do của cá nhân được pháp luật bảo vệ”. Chúng ta cũng chưa quên việc Hoa Kỳ và nhiều quốc gia phương Tây đòi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông chủ mạng WikiLeaks cũng chỉ với lý do thông tin của mạng này “có thể” gây nguy hiểm cho Quân đội Hoa Kỳ. Và gần đây là vụ Edward Snowden tiết lộ bí mật hoạt động của cơ quan tình báo Mỹ, dẫn đến cựu nhân viên tình báo này phải tỵ nạn tạm thời ở Nga trước sự truy bắt gắt gao của Chính phủ Mỹ, cũng chỉ vì tội tiết lộ bí mật quốc gia. Tại sao lại có tình trạng đó? Vì những người này đã tuyệt đối hóa quyền con người mà không thấy nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Điều đó cho thấy, trong khi thực hiện quyền của mình, mỗi người là công dân nước nào cũng có bổn phận phải thực hiện nghĩa vụ công dân và luật pháp của nước đó; bất kỳ ai khi cư trú ở một nước nào đó, cũng phải chấp hành luật pháp của nước sở tại, nghĩa là phải thực hiện một phần nghĩa vụ công dân của nước này. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Ông cha ta nói: “Nhập gia tùy tục” cũng là vì thế.
          Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, đã ghi: “1: Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không ai được can thiệp; 2: Mọi người có quyền tự do ngôn luận…; 3. Việc thực hiện những quy định tại mục 2 của điều này (Điều 19) kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định… để: Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”. Vậy thì, Khoản 1, Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 ghi: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” thì có gì là sai, mà Phú viết: “Vậy là cả những quyền con người hiển nhiên cũng không được thừa nhận, nếu không vượt qua “cửa ải hiến định”. Điều đó cho thấy chứng “tất định” giống như một thứ bệnh ung thư đã di căn, tác động xấu tới cuộc sống của mọi người dân”. Phải chăng, Hoàng Xuân Phú có sự nhầm lẫn? Không. Với một Giáo sư toán học thì không thể có sự nhầm lẫn ngô nghê ấy được. Điều đó khiến người ta đưa ra kết luận về động cơ và mục đích của ông ta là không trong sáng./.



[1] - Viện nghiên cứu quyền con người - Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, H. 2002, tr. 258.
2 - Viện nghiên cứu quyền con người - Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, H. 2002,  tr 44.
3 - Báo Nhân Dân, ngày 17-9-2013.

Sep 7, 2014

SỰ CỔ SÚY MÙ QUÁNG

         Tre Việt - Trên các trang mạng lề trái đang tán dương cuốn sách được xuất bản ở hải ngoại với tên “Đèn Cù” của Trần Đĩnh. Cuốn sách dày 599 trang, Trần Đĩnh cho rằng, mình có thời gian làm việc với lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ta nên biết nhiều chuyện ngoài chính sử. Tai hại hơn, điều này đã huyễn hoặc một số người nhẹ dạ cả tin mà không thấy đó là sự xuyên tạc lịch sử. Những ai có nhận thức, tỉnh táo một chút sẽ nhận ra sự xuyên tạc đến trơ trẽn của Trần Đĩnh. Bài viết: “Đọc Đèn Cù, thấy quyền con người là quý giá” của Nguyễn Văn Thạch, đăng trên trang Ba Sàm, ngày 07-9-2014 là một trong những bài cổ súy cho sự xuyên tạc lịch sử của Trần Đĩnh.

            Nguyễn Văn Thạch viết: “Đèn Cù cuốn hút không chỉ lối trình bày của một cây bút lão luyện mà còn cuốn hút vì nhiều thông tin mới mẻ”. Hãy xem thông tin “mới mẻ” ấy là gì?

          Đèn Cù đã xuyên tạc bằng cách mượn hình ảnh voi giấy, ngựa giấy chạy vòng quanh đèn kéo quân - đèn cù để cho rằng, giai đoạn 1946 - 1976, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chạy quanh dưới sức ép của hai nước lớn trong phe XHCN - Liên Xô và Trung Quốc”. Từ đó, họ phê phán chủ nghĩa Mác – Lê-nin, bởi theo họ: “các giáo chủ của một chủ nghĩa thần bí - hứa hẹn đưa con người đến thiên đường trên mặt đất - chủ nghĩa Mác – Lê-nin - đã độc quyền trong việc giải thích chủ nghĩa này như thế nào là trong sáng: để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin thì phải không sợ Mỹ, phải đánh Mỹ”. Vậy là, cả dân tộc ta không sợ Mỹ, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” là do sức ép của Liên Xô - Trung Quốc (!) Đảng Cộng sản Việt Nam - Đèn cù - theo họ là vậy đấy! Và thật nực cười họ cho đấy cũng là tội lỗi của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

        Không gì còn xuẩn ngốc hơn khi Thạch nói lấy được rằng: “Qua Đèn Cù, ta thấy câu nói của Tổng Bí thư Lê Duẩn “ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” rõ nghĩa hơn, sinh động hơn. Cuộc chiến mà mà sách giáo khoa hay nói là chiến tranh thần thánh chống Mỹ, cứu nước chẳng qua là một cuộc chiến được thúc đẩy bởi Mao Trạch Đông để phục vụ ý đồ của ông ta “Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ”. Ông ta muốn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Tại sao họ không thấy hay cố tình không thấy khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước thì không chỉ nhân dân ta, dân tộc ta mà cả loài người tiến bộ và các dân tộc bị áp bức đang đấu tranh cho độc lập dân tộc vui mừng đến khôn tả. Và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đều tự hào cho rằng, đó cũng là chiến thắng của chính mình. Liên Xô và Trung Quốc là hai nước lớn có chung kẻ thù với dân tộc Việt Nam là đế quốc Mỹ, vậy thì câu nói của Tổng Bí thư Lê Duẩn lại sai sao? Ta đánh Mỹ là do sự xúi giục của Liên Xô, Trung Quốc à? Nhân đây, xin nhắc lại câu nói: “kẻ thù của bạn cũng là kẻ thù của ta, bạn của bạn cũng là bạn ta” để hiểu hơn câu nói trên của Tổng Bí thư Lê Duẩn.  

        Nguyễn Văn Thạch ngớ ngẩn viết rằng: “Tôi thật sự giật mình khi biết rằng Mao đã xui Việt Nam đánh Mỹ để giải phóng miền Nam mà Trung Quốc thì không đánh nhau để giải phóng Đài Loan hay họ kiên nhẫn để thống nhất Hồng Kông, Macao trong hòa bình. Ít nhất điều này đã thể hiện tâm và tầm lãnh đạo”. Tại sao Thạch không phân biệt được Mỹ chiếm miền Nam Việt Nam khác thế nào với trường hợp Hồng Kông, Macao (Trung Quốc)? Tại sao trước ta đánh Mỹ, nay lại mời gọi các doanh nghiệp Mỹ vào làm ăn ở Việt Nam? Những kiến thức sơ đẳng này mà Thạch không biết, không phân biệt được thì trả trách hắn ta khen lấy khen để cuốn “Đèn Cù”. Vậy nên hắn ta nhai lại lời nói của kẻ nào đó rằng là “Như ai đó đã nói “Đèn Cù đã giải thiêng cho cuộc cách mạng Việt Nam”, sự giải thiêng này sẽ giảm đi tính thần thánh, đỉnh cao trí tuệ nhân loại mà Đảng Cộng sản Việt Nam thường tự nhận về mình và nó góp phần thúc đẩy nền dân chủ cho Việt Nam”. Những kẻ “Ăn cháo đá bát” thì làm gì có lương tâm, nên làm sao có phần “người” trong chữ “con người” nữa mà thấy được điều thiêng liêng - sự hy sinh của hàng triệu người con ưu tú vì nền độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc mãi mãi của lớp cháu con đất Việt. Thế mà Thạch ra sức cổ súy cho cuốn Đèn Cù - cuốn sách in lậu, xuyên tạc lịch sử dân tộc ta của Trần Đĩnh một cách mù quáng. 

          Cuối bài viết, Thạch kết luận: “Nếu ngày đó có tự do ngôn luận, hay có internet chắc chắn người dân miền Bắc sẽ không yêu nước đến cuồng nhiệt: lớp sống đói khổ, lớp chịu bom đạn, lớp đưa hàng triệu con em mình vào Nam chịu cảnh bi thảm: sinh Bắc tử Nam”. Viết vậy, là Thạch đã hạ thấp, coi thường sự hy sinh của lớp cha anh vì nền độc lập dân tộc. Những ai là con dân nước Việt, thế hệ cháu con của Nguyễn Trãi với “Bình ngô đại cáo”, của Lý Thường Kiệt với “Nam quốc sơn hà” mới thấy ý chí quyết tâm vì nền độc lập dân tộc. Còn với Thạch hẳn không phải dòng máu đỏ da vàng nên không thấy hết sự hy sinh xương máu của hàng triệu con dân nước Việt vì nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của thế hệ cha anh. Thế mà giờ đây, được hưởng nền tự do độc lập, Thạch lại không đánh giá đúng sự hy sinh của thế hệ cha anh, để mà đền đáp, mà lại viết nói một cách vô ơn như vậy! Nhưng cái tâm thật của Thạch là ở chỗ, qua bài viết y muốn đẩy mạnh tự do ngôn luận theo kiểu vô chính phủ: “Tuyệt đối, không cho nhà cầm quyền lũng đoạn tất cả các kênh thông tin” - Thạch viết. Vậy là vòng vo tam quốc thì Thạch cũng lòi cái đuôi ra: hô hào tự do ngôn luận. Nhưng tiếc thay y không biết được luật pháp quốc tế quy định tự do ngôn luận là quyền bị hạn chế bởi pháp luật của từng nước./.

Sep 6, 2014

TRUNG THỰC KẺO “CHẾT KHÔNG NHẮM ĐƯỢC MẮT”

        Tre Việt - Trên BBC tiếng Việt, ngày 05-9-2014 có bài “Lúc đầu tôi cũng mến ông Hồ” đề cập đến cuộc Trao đổi giữa Trần Đĩnh - tác giả cuốn tự truyện “Đèn Cù” với BBC. Đọc bài viết cho thấy, Trần Đĩnh nói, viết những điều không có trong sử sách, ông ta cho rằng, mình có thời gian gần gũi với lãnh đạo cấp cấp cao của Đảng, Nhà nước nên biết những chuyện ngoài chính sử, giờ ông ta mới nói ra. Điều đó cho thấy, không chỉ Trần Đĩnh mà còn nhiều và rất nhiều người khác cũng được sống và làm việc gần các thế hệ khai quốc công thần của dân tộc ta, nhưng có ai nói viết những điều ngoài chính sử đâu mà chỉ có Trần Đĩnh nói viết thôi. Phải chăng những điều Trần Đĩnh nói và viết là Đúng? Và tại sao giờ đây Trần Đĩnh mới nói viết những điều ấy?
          Qua bài trao đổi giữa Trần Đĩnh với BBC tiếng Việt nói trên cho thấy, ông ta trước đây có nhiều thời gian công tác ở Báo Nhân dân và chắc là nằm trong số những người có “máu mặt” của Báo Nhân dân trong những năm đầu cuộc cách mạng của dân tộc ta. Ông được gần gũi lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước lúc đó cũng là vì thế. Nhưng sau đó, như Vũ Thư Hiên - tác giả cuốn “Đêm giữa ban ngày” - viết: “Chúng tôi quen nhau cũng khá lâu và sau khi có vụ Xét lại chống Đảng nảy ra thì ông Trần Đĩnh, lúc đó đang làm ở Báo Nhân dân, cũng bị trấn áp, nhưng không bị đi tù như chúng tôi mà người ta chỉ bắt đi lao động, bắt đi làm những công việc khác thôi” thì rõ ràng, đây là những người không có thiện cảm với xã hội ta, thậm chí họ còn căm thù là đằng khác. Vậy nên, trước sự tấn công quyết liệt của các thế lực thù địch vào Đảng và Nhà nước ta hòng làm thay đổi thể chế chính trị nước ta thì giờ đây họ như “diều gặp gió” cố tình “té nước theo mưa”. Điều đó thể hiện rõ lòng dạ “trong trắng” của họ đối với Đảng, Nhà nước ta. Thế nên, trong bài trao đổi họ nhắc đi nhắc lại rằng, giờ đây đòi hỏi phải có văn bản thì chẳng có đâu, chỉ những người cùng làm, cùng sống thời đó mới biết. Song, họ kể ra chỉ một vài người, còn rất nhiều rất nhiều những người khác cùng gần gũi và làm việc với lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đều tỏ lòng thành kính với các thế hệ khai quốc, có mấy ai nói viết như họ đâu. Xem ra ý đồ chính trị của họ quá rõ ràng. Đừng có kiểu “cà cuống chết đến đít còn cay”. Bởi “quay lại là bờ” và phải trung thực mới chính mình kẻo rồi “chết không nhắm được mắt” Trần Đĩnh ạ!

Sep 4, 2014

CÂU TRẢ LỜI ĐÃ RÕ RÀNG, ĐỪNG QUÁ LO LẮNG CÁC BÁC Ạ!

      Tre Việt - Ngày 04-9-2014 trên trang Ba Sàm có đăng “Kiến nghị của một số cựu sĩ quan Lực lượng vũ trang nhân dân gửi Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam”. Đọc kiến nghị thấy rõ trách nhiệm cao của các bác đối với hình ảnh của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong con mắt của nhân dân và trách nhiệm với độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Là người Việt Nam có trách nhiệm với đất nước, dân tộc chắc rằng ai cũng có trách nhiệm như các bác. Nhưng có lẽ do nghỉ công tác đã lâu, các bác thiếu thông tin nên tỏ tâm trạng lo lắng, băn khoăn.

          Kiến nghị thứ nhất, các bác viết: “để bảo vệ uy tín của Quân đội là lực lượng có nhiệm vụ hiến định “quốc phòng”, tức là bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm, cần chấm dứt ngay việc huy động Quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với Nhân dân, như giải tỏa đất đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa…”. Viết vậy, là các bác mới thấy chức năng đội quân chiến đấu của Quân đội, mà chưa thấy các chức năng khác, như: đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất. Trong trường hợp này, sự hiện diện của cán bộ, chiến sĩ quân đội là thực hiện chức năng đội quân công tác, tức thực hiện công tác dân vận. Theo đó, cán bộ, chiến sĩ quân đội sẽ giúp đỡ nhân dân nhận thấy đúng sai, phải trái để chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chứ không phải để trấn áp nhân dân như các bác lầm tưởng. Sự hiện diện của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong những trường hợp này cần thiết là vì thế.

          Kiến nghị thứ hai, các bác viết: “phải nhanh chóng giải quyết những cách cư xử không đúng đối với thương binh và gia đình liệt sĩ. Đặc biệt, phải sớm khôi phục danh dự và quyền lợi đã bị lãng quên của các liệt sĩ và thương binh đã hy sinh xương máu trong chiến tranh biên giới phía Bắc và ngoài biển đảo,…”. Về vấn đề này, có thể ở nơi này nơi khác, lúc này lúc khác có những trường hợp cư xử không đúng, không thỏa đáng đối với thương binh, gia đình liệt sĩ. Đó cũng là điều khó tránh khỏi các bác ạ. Nhưng nhìn tổng thể, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến thương binh và gia đình liệt sĩ. Tất nhiên, sự quan tâm, giúp đỡ ấy cũng tùy thuộc vào khả năng của nền kinh tế đất nước, nhưng tư tưởng chỉ đạo chung là không để thương binh và gia đình liệt sĩ (gia đình chính sách) có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của địa phương. Đảng, Nhà nước, Quân đội đang tích cực tìm kiếm, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và các liệt sĩ hy sinh ở nước bạn Lào, Cam-pu-chia về Nghĩa trang Liệt sĩ trong nước. Nhưng do cuộc chiến tranh ác liệt, kéo dài nên còn nhiều hài cốt liệt sĩ chưa được tìm thấy, chưa được quy tập; lại có không ít hài cốt liệt sĩ đã tìm thấy và quy tập về Nghĩa trang Liệt sĩ nhưng còn thiếu thông tin. Đây là nỗi đau không chỉ của thân nhân các liệt sĩ mà là nỗi đau của cả dân tộc ta. Nỗi đau này nhắc nhở chúng ta hiện nay là bảo vệ vững chắc Tổ quốc, nhưng phải bằng mọi cố gắng để không xảy ra chiến tranh. Mặt khác, hiện nay, thân nhân liệt sĩ hằng năm được trợ cấp một khoản tiền để cúng giỗ liệt sĩ. Đối với thương binh, liệt sĩ trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 cũng được Đảng, Nhà nước quan tâm chung như thương binh, liệt sĩ trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc. Mới đây, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp mặt các cựu chiến binh của Sư đoàn 456 (hiện nay Sư đoàn đã giải tán) chiến đấu ở Hà Tuyên năm 1979, để Chủ tịch nước lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các cựu chiến binh và chỉ đạo các cơ quan chức năng có chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để công nhận thương binh, liệt sĩ đối với các trường hợp không còn đủ giấy tờ; đồng thời, tìm kiếm, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ về Nghĩa trang Liệt sĩ.

          Kiến nghị thứ ba, đúng như các bác viết: “Lực lượng vũ trang cần được xác định rõ ràng và chính xác đối thủ, không thể mơ hồ biến thù thành bạn hoặc coi bạn là thù”. Vấn đề là cần có đầy đủ thông tin để xác định đúng đối tác, đối tượng. Nhắc lại lời C. Mác, thiết nghĩ rất đúng trong trường hợp này. Đó là: nếu mọi hiện tượng thống nhất với bản chất thì khoa học đều trở nên thừa. Đồng thời, phải thống nhất nhận thức biện chứng của Đảng rằng, trong mỗi đối tượng cũng có những mặt cần hợp tác, trong mỗi đối tác có mặt cần đấu tranh. Trong thế giới mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiên nay, vấn đề đặt ra là làm sao tạo lập và giữ được môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước theo tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, trước các hành động Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam cũng không nên ngộ nhận đó là đối tượng, mà cần phải đấu tranh với hành động đó để bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, tránh “để cái sảy nảy cái ung”, không giữ được môi trường hòa bình để xây dựng đất nước. Còn với Hoa Kỳ, mặc dù đã bình thường hóa quan hệ với Việt Nam sắp được 20 năm rồi, nhưng mục đích của họ  như tuyên bố công khai của phía Hoa Kỳ đại ý rằng: bình thường hóa để đẩy mạnh dân chủ hóa hơn, đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo của Hoa Kỳ. Như vậy, dù Hoa Kỳ có bình thường hóa với Việt Nam cũng là một biện pháp để lái Việt Nam theo quỹ đạo của họ. Tất nhiên, như trên đã nói, không có ai hoàn toàn là đối tượng và cũng không có ai hoàn toàn là đối tác, mà trong từng trường hợp vẫn có mặt hợp tác đồng thời có mặt phải đấu tranh và ngược lại.

          Về vấn đề xác định bạn và không phải bạn thiết nghĩ trong các bài trả lời phóng vấn báo chí của Chủ tịch nước và Thủ tướng đã thể hiện rõ. Trong bài trả lời phóng viên TTXVN của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước tình hình dư luận trong nước, quốc tế, nhiều đại biểu Quốc hội bức xúc về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (hồi tháng 5 vừa qua), khi trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, Chủ tịch nước đã nhắc lại lời của vua Lê Thánh Tông từng nói với triều thần: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di!”.

          Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Philippines và dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) khu vực Đông Á tại thủ đô Manila vào tháng 5-2014 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời phỏng vấn hai hãng thông tấn AP (Mỹ) và Reuters (Anh) về các diễn biến tại Biển Đông. Trong đó, nhấn mạnh rằng: “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó. Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”.

          Trả lời TTXVN của Chủ tịch nước và trả lời AP (Mỹ), Reuters (Anh) của Thủ tướng đã rõ ràng quan điểm và lập trường bảo vệ toàn vẹn, thống nhất chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Và đó là điều thiêng liêng đối với mỗi người Việt Nam dù sinh sống ở trong nước hay ở nước ngoài. Vậy nên, các tin đồn đoán này khác ở đâu đó, như các bác nhắc đến Hội nghị Thành Đô nào đấy là không đúng sự thật. Các bác cần cảnh giác trước các tin thất thiệt. Chúng ta vừa kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng; trong đó, câu nói: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” của Tổng Bí thư Trần Phú giờ đây còn được hiểu thêm là “Hãy giữ vững niềm tin vào Đảng” các bác ạ!

Aug 6, 2014

CÓ CÒN XỨNG ĐÁNG LÀ ĐẢNG VIÊN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM?

          Tre Việt - Những ngày cuối tháng 7 vừa qua, trên một số trang mạng lề trái ta lại bắt gặp cái gọi là Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), của 61 người tự khai là đảng viên ĐCSVN cùng ký tên (gọi tắt là Thư ngỏ 61).
          Đọc Thư ngỏ 61 tôi thấy có tâm trạng chung là đều lo cho đất nước và mong sao đất nước ngày càng giàu mạnh. Đó cũng là tâm trạng không chỉ của 61 người cùng ký tên vào Thư ngỏ 61, mà còn là mong muốn chung của mọi người dân Việt Nam dù sinh sống ở trong nước hay ở nước ngoài. Đây là nguyện vọng chính đáng ai mà không mong muốn đất nước mình giàu mạnh, nên chẳng có gì phải bàn. Nhưng để đạt được điều mong muốn ấy bằng cách nào? Bằng “sáng kiến” của 61 người tự khai là đảng viên trong Thư ngỏ 61 ư? Theo tôi là không thể. Tại sao?
          Những người này viết: “Từ nhiều năm nay, ĐCSVN dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng CNXH theo mô hình Xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác – Lê-nin”. Từ đó họ kêu gọi: “ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa”. Như vậy, là họ không thừa nhận việc xây dựng xã hội theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng XHCN mà Cương lĩnh và văn kiện qua các kỳ đại hội của Đảng đều khẳng định. Họ cho là “ĐCSVN dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng CNXH theo mô hình Xô-viết” là không hoàn toàn đúng. Trước khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, đúng là chúng ta xây dựng CNXH bị ảnh hưởng nhiều của mô hình Xô-viết; nhưng sau đó, nhất là từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay, chúng ta không hoàn toàn theo mô hình Xô-viết - để tránh gặp phải sai lầm của mô hình này - nhưng không thể phủ nhận sạch trơn mô hình Xô-viết, mà những cái hợp lý chúng ta phải kế thừa và phát triển. Ví dụ như vấn đề sở hữu, để đi đến sở hữu toàn dân thì phải có lộ trình, không thể nóng vội, chúng ta phải thực hiện đa sở hữu với nền kinh tế nhiều thành phần, trước đó chỉ có quốc doanh và tập thể. Nhưng để xây dựng CNXH thì không thể xa rời sở hữu toàn dân, tất nhiên, để đến được đó còn là chặng đường rất dài. Ví dụ như vấn đề kế hoạch, trước đây là kế hoạch tập trung, nay vẫn phải kế hoạch, nhưng là kế hoạch theo thị trường, để xây dựng xã hội văn minh, hiện đại thì không thể không có kế hoạch, v.v.
          Họ cho rằng, mô hình Xô-viết bị sai lầm do “dựa trên chủ nghĩa Mác – Lê-nin” (!) Như vậy, họ đã công khai không công nhận tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Trong quá trình tìm đường cứu nước, trải qua bao khó khăn, vất vả tìm hiểu ở nhiều châu lục, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - đã khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”[1]. Ở Việt Nam ta, chưa có ai đi nhiều, học rộng như Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và bằng chính khả năng của Người, chúng ta tin tưởng kết luận trên mà Người rút ra là hoàn toàn đúng đắn. Và những ai đã học tập chủ nghĩa Mác – Lê-nin cũng đều thừa nhận tính khoa học và cách mạng của lý luận này. Ấy thế mà họ đòi xa rời chủ nghĩa Mác – Lê-nin là sao?
          Họ đòi Đảng thay đổi Cương lĩnh, thực chất là đòi Đảng phải rời bỏ nền tảng tư tưởng lý luận và kim chỉ nam cho hành động của mình là chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh? Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đảng phải lấy chủ nghĩa làm nòng cốt, nếu không thì cũng như thuyền không có lái, như người đi trong đêm tối mà không có la bàn, mất phương hướng hoạt động. Như vậy, việc đòi Đảng phải thay đổi Cương lĩnh của họ thật là tai hại.
          Họ còn đòi “đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ”. Dân chủ hay không dân chủ không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay nhiều đảng mà phụ thuộc vào bản chất của đảng cầm quyền. Lợi ích của ĐCSVN gắn chặt với lợi ích của nhân dân Việt Nam. Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân dân Việt Nam khao khát độc lập hàng bao thế kỷ, đã liên tục đấu tranh không khoan nhượng chống ách áp bức đáng nguyền rủa của bọn thực dân Pháp. Nhưng trước khi có Cách mạng Tháng Mười, các cuộc đấu tranh đó đều không thành công, vì nó giống như con tàu trôi lênh đênh không có la bàn chỉ hướng… Lênin đã chỉ ra con đường giải phóng cho nhân dân chúng tôi, chỉ ra nhân tố quyết định, mạnh mẽ nhất và hiệu quả nhất để giành thắng lợi - đó là Đảng”[2]. Vì vậy, không thể nói ĐCSVN mất dân chủ.
          Tự nhận là đảng viên ĐCSVN mà 61 vị ký đơn trong Thư ngỏ 61 tự mình xa rời chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đòi thay đổi Cương lĩnh, cho là độc đảng nên không có dân chủ, cho nên họ thực hiện dân chủ không theo nguyên tắc của Đảng là đưa ý kiến của mình lên in-tơ-nét trước khi nó đến nơi cần đến. Thử hỏi, là đảng viên mà họ đưa ra những đòi hỏi ở trên và việc chấp hành nguyên tắc, tổ chức của Đảng như thế thì liệu có còn xứng đáng là đảng viên của ĐCSVN nữa không?





[1] Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, H. 2011, tr.289.
[2] Sđd - Tập 12, tr. 557.

Jul 26, 2014

NÓI NGU NHƯ “GS” NGUYỄN HUỆ CHI

Tre Việt -  Nhân dân ta thường có câu: “Ngu như bò”, nhưng ngày nay phải nói lại là “Nói ngu nhưGS Nguyễn Huệ Chi” thì mới đúng. Tại sao?
Ngày 26-7-2014, trên trang Boxit do chính mình lập ra, trong lời dẫn cho bài Tác dụng pháp lý của thư Phạm Văn Đồng qua lăng kính ba phán quyết Tòa án Quốc tế, của Phạm Quang Tuấn (không bàn đến tính đúng sai bài viết trên của Phạm Quang Tuấn), “GS” Nguyễn Huệ Chi viết: Ngu dại thay những ai vì quá nôn nóng tìm đường cứu nước vào những năm 20-30 thế kỷ trước, đem tấm lòng nhiệt huyết băng vời sang Tàu sang Nga để chỉ mua lấy một sợi dây thừng về quấn chân dân tộc. Chao ôi! Bao nhiêu máu và nước mắt của biết bao thế hệ người con ưu tú của dân tộc mới giành được độc lập dân tộc, giành quyền làm người cho con dân đất Việt; trong đó, có cả cái người được gọi là Giáo sư mang tên Nguyễn Huệ Chi kia. Ấy thế mà giờ đây khi được quyền làm người, được học hành để có cái chức danh Giáo sư mà người ta lại nói, viết xuẩn ngốc là thế, liệu có xứng với cái chức danh khoa học ấy không? Hẳn là chức danh khoa học cao quý đã đặt nhầm vào cái tên của kẻ “ăn cháo đá bát” mất rồi. Trong những năm tháng đất nước phải chống ngoại xâm những người nông dân đã một nắng hai sương, vất vả làm vậy để làm ra hạt lúa, củ khoai, nhưng mình còn phải ăn đói và những người công nhân đã phải sớm khuya và phải mặc những tấm áo, manh quần còn vá để Nguyễn Huệ Chi có cái ăn, cái mặc và được học hành. Vậy mà nay con người ấy có được chức danh Giáo sư lại trở thành kẻ vô ơn là vậy. Thật uổng công của những người nông dân và cũng thật phí công của những người công nhân! Cứ theo cách nói của vị “GS” Chi thì dân tộc Việt Nam vẫn phải làm kiếp ngựa trâu thì mới đúng sao? Tư duy kiểu gì mà kỳ quặc vậy? Không biết dòng máu đang chảy trong con người này có phải là dòng máu Lạc hồng không? Chắc là không rồi. Vì người Việt Nam từ bao đời nay không có ai có tư duy bệnh hoạn vậy. Dân tộc Việt Nam dù có nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, nhưng đã quyết “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Đánh đổ quân xâm lược giành độc lập dân tộc. Tư duy không muốn làm người mà chỉ thích làm kiếp ngựa trâu thì không chỉ Việt Nam mà cả thế giới này không nơi nào có cả. Vậy mà nó lại tồn tại trong não trạng của Nguyễn Huệ Chi. Thật chớ trêu, con người này mặt người, não động vật mất rồi./.

Jul 25, 2014

GIÁO SƯ NGUYỄN VĂN TUẤN NHẬN THỨC MÙ MỜ, THIẾU NIỀM TIN

Tre Việt - GS Nguyễn Văn Tuấn với bài “Việt Nam sẽ đi về đâu?” được   một vài trang mạng đăng tải, ngày 25-7-2014. Đọc bài viết không hiểu là Giáo sư (không biết có đúng là GS không, hay GS tự phong) mà Nguyễn Văn Tuấn lại có nhận thức mù mờ, thiếu niềm tin thế!
Vị GS viết: Việt Nam theo đuổi mục tiêu XHCN, nhưng hình như chẳng ai biết hình thù cái XHCN đó ra sao, vì nơi khai sinh ra cái chủ nghĩa đó đã khai tử trước khi nó hình thành. Cũng chẳng ai biết khi nào thìđạt được XHCN, vì ngay cả ngài Tổng Bí thư từng nói “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. Nói tóm lại, chúng ta chẳng biết Việt Nam sẽ đi về đâu”. Đúng là Việt Nam theo đuổi mục tiêu xây dựng xã hội XHCN. Một xã hội chưa có trong tiền lệ, nhưng không có nghĩa là “không ai biết cái hình thù XHCN đó ra sao”. Thật vậy, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXHđã chỉ rõ các đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dânta đang xây dựng là một xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền văn hóa phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và cùng giúp nhau phát triển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Rõ như ban ngày như thế, mà sao GS Tuấn lại viết không ai biết hình thù xã hội ấy ra sao? không biết hay cố tình không biết?
Và cũng đúng là mô hình XHCN ở Liên Xô đã sụp đổ, nhưng không có nghĩa là sai lầm của lý luận về CNXH, mà chỉ là sự sụp đổ của một mô hình cụ thể, vì nhiều nguyên nhân. Đó cũng là kinh nghiệm cho chúng ta - nước đi sau rút kinh nghiệm không mắc phải những sai lầm của các nước đã đi trước. Cứ kiểu lý sự như GS Tuấn thì làm gì có phát minh, sáng kiến. Bởi, làm gì cũng phải có trong tiền lệ. Xin hỏi, như vậy thì xã hội phát triển được sao? Xây dựng một xã hội mới cũng thế, dù chưa có trong tiền lệ, nhưng vững tin rằng xây dựng xã hội ấy phải tốt đẹp hơn các chế độ xã hội trước đó thì nhất định chúng ta sẽ thành công. Còn tình trạng nhận thức mù mờ, bán tín bán nghi như GS thì khó thành công được. Bởi như vậy thì sẽ không toàn tâm, toàn ý vào xây dựng xã hội mớikhông tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, không kết hợp được sức mạnh trong nước với tinh hoa của thế giới vào công cuộc kiến thiết đất nước. Mong sao GS Tuấn, đã có hàm GS thì phải xứng tầm với cái chức danh khoa học ấy để không phải hổ danh, vì người ta cho rằng đó chỉ là hư danh.
Việc xây dựng một xã hội mới với các đặc trưng như đề cập ở trên là công việc khó khăn, lâu dài, nhất là trong quá trình xây dựng xã hội ấy lại có những người thiếu niềm tin như GS Tuấn thì lại càng khó khăn, lâu dài hơn. Tổng Bí thư có nói “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” cũng là vì thế.
GS Tuấn lấy số liệu chứng minh thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với một số nước từ đó kết luận một câu xanh rờn: “Tất cả các nước vừa kể đều theo Mỹ, chẳng có ai theo Tàu vàchẳng ai muốn tiến lên XHCN cả. Lại một lần nữa chứng tỏ sự hoài nghi của chúng ta về GS thật, GS rởmđược đặt ra. Tại sao lại cứ phải theo nước nọ, nước kia, tính độc lập “quẳng” đi đâu rồi hỡi GS? Ta cũng xây dựng CNXH, Trung Quốc cũng vậy, nhưng Trung Quốc xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc thì làm sao ta “theo” được. Ta xây dựng CNXH theo mô hình của Việt Nam. Tất nhiên, trong mô hình xã hội XHCN mà các nước xây dựng có nét tương đồng, nhưng cũng có những nét riêng.
Vị GS còn viết: Một mặt, họ chỉ trích thế giới phương Tây, thậm chí xem Mỹ là kẻ thù, nhưng trong thực tế thì họ thích đi máy bay Airbus và Boeing, và thích gửi con cái sang Mỹ và các nước phương Tây học! Điều này cho thấy, GS Tuấn có sự nhầm lẫn, không có sự phân biệt rõ ràng. Cần thấy rằng, phê phán phương Tây không phải về mặt trình độ khoa học - công nghệ, về sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ quản lý trong sản xuất,… mà về mặt này chúng ta còn phải học hỏi nhiều. Người ta phê phán phương Tây ở sự bất bình đẳng xã hội, ở xã hội ấy, số người chiếm giữ hầu hết tài sản của xã hội có tỷ lệ rấtthấp, trong khi đó, số người nghèo khổ, vô gia cư lại chiếm tỷ lệ rất cao. Nhẽ ra với sự phát triển sản xuất như các nước ở phương Tây thì người lao động được hưởng thành quả của mình nhiều hơn cái mà họ đang được hưởng, số người nghèo khó, thất nghiệp phải ít, thậm chí không có và không còn tình trạng người vô gia cư nữa thì mới đúng. Nhưng thực tế ở các nước phương Tây không như thế. Do vậy, không chỉ máy bay Airbus và Boeing mà còn nhiều thành quả của phương Tây thể hiện sự phát triển văn minh ca nhân loại thì ai cũng muốn được hưởng và cần bảo đảm để mọi người cùng được hưởng thụ. Không vì thế mà nhầm lẫn, đánh tráo khái niệm, cố tình cho hết “vào một giọ” là không đúng tinh thần của ta từ trước đến nay. Ngay từ thời chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ chúng ta cũng không bài hàng hóa của Pháp, Mỹ, trong chiến đấu ta còn lấy vũ khí của họ để đánh họ cơ mà. Và vì Mỹ và phương Tây có trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại; trình độ quản lý khoa học,… nên ở đó có nhiều du học sinh Việt Nam cũng là điều dễ hiểu. Ngay ở các nước đó cũng có học sinh học ở nước ta những thứ cần cho nước họ. Trong thế giới mở như ngày nay, việc giao lưu, học hỏi lẫn nhau có gì là lạ mà GS phải đao to búa lớn thế làm gì./.