Dec 5, 2013

Hành động tự "bôi tro trát chấu" của Bùi Tín

          Tre Việt - Trong blog của mình, hôm 03-12 vừa qua, Bùi Tín có bài viết: “Cú đánh lừa không hoàn hảo”, lại được mõ làng VOA loan tin hôm 04-12. Trong bài viết trên, Bùi Tín cho rằng, việc Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sửa đổi năm 2013 với tuyệt đại đa số đại biểu có mặt (486/488 = 97%) tán thành là một “Cú đánh lừa không hoàn hảo” (!). Vậy, hãy xem lý sự của Bùi Tín như thế nào?
          Ông ta cho rằng: “bản Hiến pháp mới chỉ là một sự đánh tráo khái niệm, một cuộc lừa dối quy mô, đổi rất nhiều câu chữ thứ yếu để không thay đổi gì thực chất, nhằm kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê lỗi thời, kiên định chủ nghĩa Cộng sản và CNXH mơ hồ, kiên định chế độ toàn trị độc đảng, kiên trì kinh tế nhà nước là chủ đạo, kiên trì sở hữu toàn dân về đất đai. Chính 5 điều kiên định đó mới cần thay đổi, dứt khoát vứt bỏ”. Bùi Tín viết vậy có đúng không?
          Có thực chủ nghĩa Mác – Lê-nin lỗi thời? chủ nghĩa cộng sản và CNXH mơ hồ? Cần thấy rằng, ở Việt Nam ta không ai đi nhiều, hiểu biết nhiều như Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, trên hành trình đi tìm đường cứu nước, Người phải trải qua khắp năm châu, bốn bể, đến tận các nước được cho là văn minh, bình đẳng, bác ái,… để tìm hiểu và Người đọc nhiều sách, báo, tài liệu, từ đó Người đã kết luận: bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất là chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Đồng thời, ngay từ năm 1924 Người đã nói: “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được. Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”[1]. Điều đó cho thấy, chỉ những kẻ xem chủ nghĩa Mác – Lê-nin một cách sơ cứng, không trong sự vận động, phát triển thì mới cho rằng, chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã lỗi thời. Học chủ nghĩa Mác – Lê-nin là học phương pháp luận, chứ không xem những điều các ông viết như là cẩm nang thần kỳ. Chính vì vậy, khi viết lời tựa của lần xuất bản sau cuốn Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Ph. Ăng-ghen cũng đã cho rằng, nhiều nội dung trong đó cần phải chỉnh sửa, nhưng để đảm bảo tính lịch sử, Ph. Ăng-ghen đã không sửa. Rõ ràng là chỉ những tư duy sơ cứng mới cho rằng lý luận Mác – Lê-nin lỗi thời.
Chủ nghĩa cộng sản và CNXH có đúng là mơ hồ? Xin thưa không. Nó chỉ mơ hồ với những kẻ có tư duy sơ cứng về chủ nghĩa Mác – Lê-nin mà thôi. Đúng là chủ nghĩa cộng sản và CNXH hiện thực chưa có trong lịch sử, mà là xã hội hoàn toàn mới, đã là mới thì việc xây dựng nó bao giờ cũng khó khăn. Cũng như người kiến trúc sư, muốn có công trình kiến trúc đẹp thì không thể đi theo đường mòn, lối cũ, nó đòi hỏi phải có sự sáng tạo. Những kẻ lười suy nghĩ, chỉ muốn “ăn sẵn”, bắt chước, làm theo như kẻ vô hồn, không chịu sáng tạo mới cho rằng chủ nghĩa cộng sản và CNXH là mơ hồ. Những người luôn đòi hỏi sáng tạo, mang bản chất của giai cấp công nhân với đầy đủ đặc tính của giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất thì không cam chịu như vậy. Họ phải có sự sáng tạo trong xây dựng xã hội mới, tất nhiên có tiếp thu những cái tốt của các chế độ xã hội trước đó, nhưng không rập khuôn một cách máy móc để có xã hội mới tiến bộ hơn, văn minh hơn. Đó là CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Với Việt Nam ta, “xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới”[2]. Việc xây dựng xã hội như thế sao lại nói là mơ hồ. Kẻ nào cho rằng xã hội XHCN là mơ hồ thì đó chính là sự ăn nói hàm hồ, vụng về không thuyết phục được ai.
          Kiên định chế độ độc đảng có phải là sai lầm? Chế độ độc đảng hay đa đảng, hay chế độ quân chủ hay cộng hòa là quyền lựa chọn của mỗi quốc gia dân tộc. Điều đó đã được luật pháp quốc tế ghi nhận. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc, khoản 1, Điều 1 viết: “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa”. Vì vậy, không thể nói chế độ độc đảng, hay đa đảng, quân chủ hay cộng hòa,… là sai lầm mà đó là quyền dân tộc tự quyết, không nước nào và không một ai có thể can thiệp. Nước chọn chế độ độc đảng không thể nói nước chọn chế độ đa đảng hay quân chủ, cộng hòa là sai lầm và ngược lại, bởi đó là quyền lựa chọn của mỗi quốc gia dân tộc sao cho phù hợp với quốc gia dân tộc mình mà thôi.
          Kiên trì kinh tế nhà nước là chủ đạo, kiên trì sở hữu toàn dân về đất đai có sai lầm không? Ở phần trên cho thấy, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lê-nin là đúng, thì hệ quả tất yếu kiên trì kinh tế nhà nước là chủ đạo, kiên trì sở hữu toàn dân về đất đai – những vấn đề căn bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin thì làm sao lại nói là sai lầm được. Ngược lại cho thấy, nếu không kiên trì kinh tế nhà nước là chủ đạo, kiên trì sở hữu toàn dân về đất đai thì đã từng bước xa rời chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Điều đó khẳng định sự nhất quán, kiên định của Đảng, Nhà nước ta đối với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là tín hiệu vui với nhân dân lao động, vì kiên định chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng có nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước hướng tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; một xã hội vì người dân chứ không phải chỉ quan tâm đến người giàu có, phó mặc người nghèo. Thật vậy, nhờ kiên trì kinh tế nhà nước là chủ đạo, kiên trì sở hữu toàn dân về đất đai là một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định. Ngày 02-12-2013, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) đã công bố báo cáo về tình hình và triển vọng kinh tế nước ta với tiêu đề “Điểm lại tình hình kinh tế” đã đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, nhìn chung tiếp tục ổng định. Theo đó, triển vọng tăng trưởng GDP trung hạn của Việt Nam là tích cực, với tốc độ tăng trưởng dự báo lần lượt là 5,3%, 5,4%, 5,5% tương ứng cho các năm 2013, 2014 và 2015. Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bày tỏ lạc quan đối với kinh tế Việt Nam. WB cũng đánh giá cao giảm nghèo của Việt Nam, giảm từ mức 20,7% vào năm 2010 xuống còn 17,2% năm 2012. Tình trạng đói nghèo ở đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt. Như thế không thể nói kiên trì kinh tế nhà nước là chủ đạo, kiên trì sở hữu toàn dân về đất đai là sai lầm được.
          Không hiểu căn cứ vào đâu mà Bùi Tín lại nói một cách không biết ngượng mồn rằng: “các tổ chức quốc tế và Liên hợp quốc yêu cầu Việt Nam phải tỏ ra biết phục thiện bằng việc làm tôn trọng nhân quyền khi vừa mới được bầu vào Hội đồng Nhân quyền”? Ai cũng biết, việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016 với số phiếu cao là minh chứng cho sự ghi nhận về thành tựu trong thực hiện nhân quyền ở Việt Nam. Tất nhiên, dưới góc độ bảo đảm quyền con người một cách đầy đủ nhất thì trên thế giới cũng chưa có nước nào hoàn hảo, đều còn phải nỗ lực phấn đấu, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Nhưng những gì mà các cấp chính quyền ở Việt Nam chăm lo cho người dân trong điều kiện đất nước còn khó khăn thì mới thấy hết nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở luôn vì con người, bảo đảm quyền của người dân một cách tốt nhất có thể. Vì vậy, bà Pra-ti-ba Mê-ta, điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam tại Lễ công bố Báo cáo quốc gia theo cơ chế kiểm định định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ hai của Hội đồng Nhân quyền diễn ra tại Hà Nội ngày 03-12-2013 đã khẳng định: “Việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016 cho thấy, Chính phủ Việt Nam đã tăng cường tham gia vào các cơ chế nhân quyền trong vài năm qua. Là thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã cam kết duy trì những tiêu chuẩn cao nhất về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền”.
Như vậy, chẳng thấy “cú đánh lừa” nào mà chỉ thấy lý sự vụng về không thuyết phục của Bùi Tín với thái độ hằn học việc các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tán thành thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 2013) với số phiếu cao. Điều đó khẳng định con đường phát triển tất yếu của Việt Nam, những kẻ cản trở con đường ấy tỏ thái độ hậm hực, nên luôn tìm cách xuyên tạc sự thật. Việc làm của họ là hành động tự “bôi tro trát chấu” vào mặt mình mà thôi./.



[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, H. 1995, tr. 465.
[2] ĐCS Việt NamVăn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 70.

Nghĩ về một ông nghị không bấm nút

Tre Việt - Cuối tháng 11 vừa qua, Quốc hội khoá XIII đã tiến hành một công việc có tính lịch sử: thông qua bản Hiến pháp nước CHXHCNVN (sửa đổi năm 2013) sau gần một năm xin ý kiến của các tầng lớp nhân dân, các đại biểu Quốc hội và các cơ quan chức năng đã tiếp thu, chỉnh sửa nhiều lần, thận trọng với tinh thần  cầu thị. Bản Hiến pháp sửa đổi đã được tuyệt đại đa số đại  biểu Quốc hội nhấn nút tán thành, thể hiện rõ lòng dân đã đồng lòng với Đảng. Chỉ có 2 vị đại biểu không nhấn nút. Đó cũng là lẽ bình thường trong hoạt động của Quốc hội đang thể hiện tính dân chủ ngày càng tăng . Thế nhưng, điều không bình thường  lại ở chỗ ông nghị nọ công khai với báo chí  rằng, chính ông là 1 trong 2 vị không nhấn nút. Hơn nữa, những lý do mà ông đưa ra không có mấy thuyết phục, nhất là ông ta lại là nhà nghiên cứu lịch sử.
Câu hỏi đặt ra là: 1. việc ông ta công khai danh tính có vi phạm quy định bỏ phiếu kín của Quốc hội không nhỉ? Trong khi, việc nhấn nút của ta hiện nay không thể hiện được ai bấm đồng ý, ai không đồng ý. Vậy , việc ông ta công khai danh tính nhằm mục đích gì? Có phải là một cách pi-a cho nổi tiếng?
    2. Lý do ông ta cho rằng ông đại diện cho bộ phận cử tri có ý kiến khác với đa số. Vậy, trong kỳ tiếp xúc cử tri lần này, không biết cử tri nơi ông ứng cử có đồng tình với cách hành xử của ông không nhỉ?
    3. Lý do nữa mà ông không nhấn nút là ông cho rằng Lời nói đầu của Hiến pháp đã ghi rõ việc thể chế hoá Cương lĩnh của Đảng. Điều đó theo ông là không thỏa đáng và ông cũng đại diện cho số cử tri có ý kiến khác về vai trò lãnh đạo của Đảng để thể hiện sự không hài lòng thông qua việc không nhấn nút. Ở đây, người ta có thể nghi ngờ trình độ của nhà sử học, khi ông không biết rằng, các bản hiến pháp 1959, 1980, 1992 đều nói rõ điều này cả. Hơn nữa, hiến pháp là một Văn bản chính trị, làm gì có loại hiến pháp phi chính trị. Không có bất cứ lực lượng cầm quyền nào mà lại xây dựng bản hiến pháp đi ngược lại mục tiêu chính trị của mình cả. Lịch sử thế giới và nước ta có không ít minh chứng cho điều đó. Chỉ có kẻ dốt lịch sử, hay cố tình che dấu mục đích chính trị của mình mới nói như ông nghị nọ.
    4. Lý do còn vấn đề sở hữu, vấn đề chính quyền địa phương chưa ngã ngũ, nên ông không thể biểu quyết, cũng không thể thuyết phục được đa số người dân có hiểu biết.  Ông thừa nhận là ông làm việc trong tổ biên tập, ông nhận thấy sự làm việc thận trọng, tận tụy, cầu thị của tổ biên tập, nhưng tại sao ông lại không thể vượt qua được điều đó, khi những vấn đề này sẽ còn tiếp tục được thảo luận, nghiên cứu. Hơn nữa, tiêu chí cho việc tiến hành sửa đổi hiến pháp lần này là chỉ sửa những gì đã rõ, những gì chưa rõ thì làm sau. Trong tổ biên tập thì ông phải quán triệt kỹ tiêu chí này chứ.
      Từ 4 vấn đề nói trên, có thể nghi ngờ động cơ của ông nghị này. Không biết hành động không nhấn nút và công khai danh tính của mình là khôn hay dở đây?