Sep 20, 2018

Lời kêu gọi vô căn cứ


Tre Vit Trong thời gian qua, trên một số trang mạng thường xuyên xuất hiện nhiều bài viết có nội dung xấu độc, phản đối Luật An ninh mạng của Việt Nam. Họ cho rằng, Luật An ninh mạng ra đời là hạn chế quyền tự do ngôn luận, bảo vệ lợi ích của nhóm người có quyền lực,…và kêu gọi những tập đoàn lớn như Facebook, Google, Apple, Amazon... không thực hiện theo Luật An ninh mạng của Việt Nam. Tiếc thay, những lời kêu gọi đó đã hoàn toàn vô căn cứ.Mọi người đều nhận thức rõ về sự cần thiết phải ban hành Luật An ninh mạng, nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng. 
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức rõ về những mối đe dọa đối với an ninh mạng, coi đây là thách thức mới có tầm quan trọng và nguy hiểm cao nên đã ban hành các văn bản chính sách, văn bản pháp luật như luật hoặc văn bản dưới luật; thành lập các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, phòng chống khủng bố mạng và tội phạm mạng để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc
Luật An ninh mạng của Việt Nam được ban hành với sự chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng, lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành chức năng, cơ quan quản lý nhà nước; sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước, với hơn 30 doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin lớn, như:VNPT, FPT, BKAV; nhiều chuyên gia, tập đoàn kinh tế, viễn thông nước ngoài, trong đó thậm chí có cả Facebook, Google, Apple, Amazon, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, Hiệp hội điện toán đám mây Châu Á; các cơ quan đại diện nước ngoài, như: Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản… và ý kiến rộng rãi của quần chúng nhân dân; sự thẩm tra chặt chẽ của Ủy ban Quốc phòng An ninh, sự chỉnh lý của các Đại biểu Quốc hội qua 02 kỳ họp thứ 4 và thứ 5.
Như vậy, một số ý kiến kêu gọi những tập đoàn lớn như Facebook, Google, Apple, Amazon... “tẩy chay” Luật An ninh mạng của Việt Nam là hoàn toàn vô căn cứ. Hơn nữa, Luật An ninh mạng không ngăn cản, xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Các hoạt động liên lạc, trao đổi, đăng tải, chia sẻ thông tin, mua bán, kinh doanh, thương mại vẫn diễn ra bình thường trên không gian mạng, không hề bị ngăn cản, cấm đoán miễn là những hoạt động đó không vi phạm pháp luật của Việt Nam. 
Công dân có thể làm bất cứ điều gì trên không gian mạng mà pháp luật Việt Nam không cấm. Điều đó cho thấy, Luật An ninh mạng là cơ sở pháp luật quan trọng bảo vệ cho các hoạt động tự do ngôn luận, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt độngtrên không gian mạng./.

Trò “thọc gậy bánh xe” nhất định sẽ thất bại



Tre Việt - Nhân dịp các cơ quan chức năng của Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đang tích cực chuẩn bị để Việt Nam - EU ký kết Thỏa thuận thương mại song phương (một hiệp định được tách ra từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Thỏa thuận Thương mại Việt Nam - EU đã kết thúc đàm phán và công bố vào ngày 26-6-2018, một số thành viên của Nghị viện châu Âu (MEF), nêu “quan ngại”, rằng: “Việt Nam đã giam giữ những người bất đồng chính kiến, cản trở tự do ngôn luận,… thiếu tự do báo chí và truyền thông, và kiểm duyệt mạng internet”. Họ cho rằng, Nghị viện châu Âu “sẽ khó lòng” phê duyệt thỏa thuận thương mại Việt Nam - EU(!).
Cần khẳng định ngay rằng, đây là một sự xuyên tạc trắng trợn tình hình nhân quyền ở Việt Nam, đi ngược lại tinh thần mối quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU (Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện - PCA vào tháng 6-2012).
Cái trò “thọc gậy bánh xe” này nhất định bị thất bại.
Thực tế cho thấy, Việt Nam đã và đang tham gia có hiệu quả các công ước quốc tế về quyền con người và đã đạt được những thành tựu về mọi mặt cả về pháp lý và trên thực tế trong bảo đảm quyền con người. Thành tựu nhân quyền của Việt Nam được cộ  ng đồng thế giới đánh giá cao, nhất là trong bảo đảm quyền tự do thông tin, tự do biểu đạt, v.v. Đây là điều không thể phủ nhận.
Về pháp lý, Chương II, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013 đã quy định đầy đủ về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều 14 của Hiến pháp, quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người, quyền công dân về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”; Điều 15, chỉ rõ: “ Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Nhà nước Việt Nam đã ban hành các bộ luật, luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh,… tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi để người dân thực thi quyền và nghĩa vụ của mình, như: Bộ luật Hình sự (bổ sung, sửa đổi), Luật An ninh mạng, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, v.v.  
Trên thực tế, mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam, nữ, địa vị, tôn giáo đều được Nhà nước bảo đảm quyền tự do biểu đạt, tự do thông tin, tự do tôn giáo,… theo quy định. Hiện nay, Việt Nam có 982 cơ quan báo, tạp chí được Nhà nước cấp phép hoạt động; hệ thống internet phát triển mạnh mẽ, mọi người dân đều có thể sử dụng, truy cập thông tin từ các nước, các vùng, các tổ chức trên khắp thế giới, trong đó có trên 50 triệu người sử dụng mạng xã hội facebook; các hãng thông tấn, báo chí lớn, có uy tín trên thế giới, như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, KBS, Bloomberg, AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, The Economist, Financial Times,… đều được chuyển tải trên internet hoặc có trụ sở đại diện ở Việt Nam. Như thế, việc mấy “ông nghị” của MEF  nói ở Việt Nam có tình trạng “cản trở tự do ngôn luận,… thiếu tự do báo chí và truyền thông, và kiểm duyệt mạng internet là một sự xuyên tạc trắng trợn.
Để bảo đảm quyền con người, ở Việt Nam những thực thể, cá nhân nào vi phạm Hiến pháp và pháp luật đều bị cơ quan chức năng điều tra, truy tố xét xử một cách công minh. Và đây là một số minh chứng, những cá nhân vi phạm pháp luật, như: Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Trực,… là thành viên của cái gọi là “Hội anh em dân chủ”, hết sức nguy hiểm, điên cuồng chống phá chế độ, gây rối xã hội, mặc dù đã được các cơ quan chức năng giáo dục, thuyết phục nhắc nhở nhưng ngày càng tỏ ra ngoan cố và có các hành vi cố tình vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, vi phạm quyền con người, quyền công dân. Họ đã bị tòa án nhân dân các cấp truy tố, phạt tù. Đây là việc làm khách quan, cần thiết mà bất cứ quốc gia dân chủ nào cũng thực hiện, trong đó có Việt Nam và 28 thành viên EU, để bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
          Cái trò “thọc gậy bánh xe” của các “ông nghị” MEF không chỉ đi ngược lại tinh thần đối tác, hợp tác toàn diện Việt Nam - EU, mà còn làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân 28 thành viên EU và Việt Nam. Hành động này nhất định sẽ thất bại.

Cuộc hội thảo sặc mùi phản động



        Tre Việt - Ngày 17, 19-9-2018, trên VOA, RFA, đưa tin vào ngày 14-9 Hội thảo “Nhìn lại Chiến tranh Việt Nam” do Tập hợp vì Dân chủ cho Việt Nam (ADVN) tổ chức tại Viện Bảo tàng Lưu trữ Quốc gia (National Archives Museum) ở thủ đô Washington.
          Cuộc hội thảo này, như họ nói: “… rất có ích vì nó giúp cho mọi người hiểu nhau hơn, mặc dù có những quan điểm khác biệt”. Vậy, thực chất mục đích cuộc hội thảo này có phải như vậy không? Hoàn toàn không! Bởi vì, theo như các bài viết trên VOA, RFA, thì ngay từ các vấn đề đưa ra thảo luận và chỉ cần nhìn vào tên “cơ quan” đứng ra tổ chức cùng những người tham dự như: Cù Huy Hà Vũ, Tùng Nguyễn và những người thuộc các tổ chức quốc tế “lạ hoắc” là đủ thấy, đây là cuộc hội thảo “hoài niệm” của những kẻ bại trận, sặc mùi phản động, thiếu khách quan, nhằm xuyên tạc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam; tập hợp lực lượng, kích động, chống phá Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Họ cho rằng: “43 năm qua, Việt Nam vẫn chưa có tự do, vẫn chưa có dân chủ. Thành ra sứ mệnh của người trẻ tại hải ngoại sẽ phải tiếp tục đồng hành, tiếp tục tranh đấu cho tự do và dân chủ” (!). Và để “thay đổi từ độc tài sang tự do dân chủ tại Việt Nam”, “Diễn giả-Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch BPSOS” nào đó nói rằng, “cần phải tạo ra và nuôi dưỡng các phong trào xã hội phản kháng ôn hòa để bảo vệ các quyền và quyền lợi của người dân, và giới trẻ người Việt trong và ngoài nước đóng vai trò chủ chốt trong việc thay đổi Việt Nam được thật sự hòa bình và dân chủ”. Còn những kẻ “bội bạc” như Tùng Nguyễn, Cù Huy Hà Vũ thì ra sức kêu gọi “những khách tham dự hãy quan tâm nhiều hơn đến tình hình đất nước Việt Nam, một quốc gia hòa bình, không chiến tranh nhưng người dân Việt Nam phải sống trong tình cảnh mà họ phải chiến đấu từng ngày cho “dân quyền và nhân quyền” của họ” (!).
          Thiết nghĩ cuộc hội thảo này chẳng có giá trị gì, nó còn đi ngược lại với mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ hiện nay. Đáng tiếc cho những người này, họ chẳng hiểu gì, hoặc cố tình làm ngơ về sự phát triển của Việt Nam hiện nay. Họ cứ “sủa” quanh quẩn mấy cái cớ cũ rích: “tự do, dân chủ”, “dân quyền và nhân quyền”. Thứ “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” mà mấy người này theo đuổi là làm sao nói cho “sướng miệng”, thích làm gì thì làm,… và cuối cùng là kích động, tập hợp nhân dân xuống đường, tạo “cách mạng màu”,  “cách mạng đường phố” để lật đổ chính quyền nhà nước, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đấy mới thực sự là mục đích của họ. Dù những người này có dẫn chứng này nọ, kêu gào bao nhiêu đi nữa, thì chân lý không thể bị che mờ. Hơn 40 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, tổ chức của Nhà nước, nhân dân Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các phương diện, người dân thực sự được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao; niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ ngày càng vững chắc. Kết quả của Diễn đàn kinh tế ASEAN 2018 vừa khép lại ở Hà Nội, Đại hội 14 Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) đang diễn ra Hà Nội là minh chứng. Thực tế đó bác bỏ những ý kiến phủ nhận vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế./.