May 14, 2018

Suy luận vô lối

Tre Việt - Trước khi khai mạc Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII), các thế lực thù địch, phản động đã triệt để lợi dụng việc một số đảng viên là cán bộ cấp cao của Đảng vi phạm pháp luật đã, đang “hầu tòa” và bị xử lý kỷ luật để tuyên truyền i xấu lãnh đạo Đảng và Nhà nước; đồng thời, xuyên tạc, kích động, cho rằng Hội nghị Trung ương 7 sẽ có “biến cố” và là “cuộc thanh trừng giữa các phe, nhóm trong Đảng,nhằm gây mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Đây hoàn toàn là sự suy luận vô lốihònglàm rối loạn dư luận, thậm chí làm cho một số người hiểu sai bản chất, tính chất của công cuộc xây dựng, chính đốn Đảng hiện nay.
Trước hết, phải khẳng định rằng: cuộc đấu tranh chống tham nhũng là một trong những trọng tâm trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và được Đảng ta thường xuyên coi trọng. Đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI, XII), công việc này được Đảng ta đẩy mạnh, đưa lên tầm cao mới và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương, từ năm 2014 đến nay, Ban đã đưa ra xét xử 21/247 bị cáo thuộc diện Ban quản lý; tuyên phạt: 07 bị cáo với 08 án tử hình, 14 bị cáo với 15 mức án tù chung thân, 06 bị cáo tù 30 năm, 203 bị cáo tù từ 15 tháng đến dưới 30 năm; trong đó, có bị cáo là Ủy viên Bộ Chính trị. Nhờ đó, tạo được niềm tin của đảng viên, quần chúng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng tiên phong lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 

Nói về Hội nghị Trung ương 7, ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII, Trung ương Đảng và Ban Bí thư đã xây dựng chương trình hành động; đồng thời, thành lập cơ quan chuyên trách giúp xây dựng Đề án “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ”. Trước khi thông qua Hội nghị, Đề án cũng đã được tổ chức thảo luận sâu rộng tại các cuộc hội thảo ở các cấp và lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học và toàn thể cán bộ, đảng viên. Và thực tế là, ngày 12-5-2018, sau 06 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã hoàn thành toàn bộ các nội dung, chương trình đề ra. Hội nghị đã thông qua 03 nghị quyết: v công tác cán bộ các cấp; cải cách chính sách tiền lương và cải cách bảo hiểm xã hội. Hội nghị cũng bầu bổ sung 02 Ủy viên Ban Bí thư, kiện toàn chức danh Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nhằm tăng cường kiểm soát quyền lực, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng trong sạch, ngang tm yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Vậy mà, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lại ra sức truyên truyền, cho rằng: Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) sẽ có “biến cố” và là “cuộc thanh trừng giữa các phe, nhóm” trong Đảng, v.v. Đó hoàn toàn là sự bị đặt, thói suy luận vô lối và không lừa được ai.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, các cấp, các ngành, các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền cho nhân dân thấy rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn và mục tiêu chống phá, xuyên suốt của các thế lực thù địch, nhất là việc lợi dụng công tác kỷ luật của Đảng để xuyên tạc, kích động, nhằm chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, chia rẽ giữa Đảng với nhân dân, gây sự hoài nghi trong xã hội. Mặt khác, cần tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân thấy rõ mục đích công tác kỷ luật của Đảng là để giáo dụcngăn ngừa cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng,chính trị, đạo đức, lối sống; xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./.

Một số hoạt động của Hội thánh đức chúa trời cần phê phán

Tre Việt - Vừa qua, VOA có bài “Vì sao Việt Nam “đánh mạnh Hội Thánh của Đức Chúa Trời?Trong bàinêu ra các nhận định, như: Truyền thông nhà nước mô tả Hội thánh của Đức Chúa Trời là một “tà đạo kinh hoàng như thôi miên”, từ Hải Phòng lan ra khắp nơi như “vòi bạch tuộc”đây là một cái cớ để nhà cầm quyền tăng cường sự quản lý đối với người dân, tôn giáo, và lái dư luận sang một vấn đề khác nhằm thực hiện ý đồ của chính quyền”(!) Đồng thời, đặt câu hỏi: vì sao nhóm này đã có mặt ở Việt Nam hơn 10 năm qua nhưng chưa từng bị lên án mạnh như hiện nay? Có thể đây là câu chuyện chính quyền “dựng ra” quản lý các nhóm tôn giáo khác?, v.v. Sự thật không phải như thế!

Trước hếttên gọi tà giáo là do các giáo phái khác ban tặng. Theo đó, Hội thánh này có nguồn gốc tại Hàn Quốc, do Ahn-Sahng-Hong thành lập vào năm 1964 có tên ban đầu là “Hội thánh của Đức Chúa Trời làm chứng cho Chúa Giê-su”. Hiện nay, tên chính thức và đầy đủ là “Hội thánh của Đức Chúa Trời, Hiệp hội Truyền giáo Tin lành Thế giới”. Hội thánh giải thích và thực hành Kinh thánh có nhiều điểm khác biệt so với cộng đồng Thiên Chúa giáo nói chung, như: không công nhận lễ Giáng sinh, tin có Đức Chúa Trời Cha (hiện thân là Đấng Ahn-Sahng-Hong), tin có Đức Chúa Trời Mẹ (hiện thân là bà Jang-Gil-Ja). Vì vậy, phần lớn các tổ chức Thiên Chúa giáo, đặc biệt là Tin lành đều cho đây là tà giáovà gọi là Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ để phân biệt với các tổ chức có tên gọi tương tự nhưng thuộc giáo phái Tin lành.
Bên cạnh đósau hơn 10 năm truyền vào Việt Nam, Hội thánh hoạt động bình thường, không vi phạm Pháp lệnh, Luật tín ngưỡng tôn giáo và các quy định của địa phương. Năm 2001, Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ bắt đầu du nhập vào Việt Nam, tổ chức thành các điểm, nhóm, hoạt động chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh (có khoảng 600 người tin theo). Từ khi thành lập đến nay, sinh hoạt tôn giáo của các điểm, nhóm được chính quyền địa phương đánh giá diễn ra bình thường, tuân thủ pháp luật; đã có 4 điểm, nhóm đăng ký sinh hoạt hợp pháp (theo Điều 17, Luật tín ngưỡng, tôn giáo). Tiêu biểu lànhóm do ông Nguyễn Văn Hòa làm đại diện với khoảng 350 người tin theo; bản thân ông Hòa được tặng nhiều giấy khen vì đóng góp cho an sinh xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, mới đây một số điểm, nhóm của Hội thánh vi phạm Luật tín ngưỡng tôn giáothực hành giáo lý trái văn hóa và thuần phong mỹ tục Việt NamTừ năm 2013 đến nay, Hội thánh này xuất hiện trênđịa bàn một số tỉnh phía Bắc, như: Hà Nội, Hải phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, do một số cá nhân tuyên truyền nhưng chưa có điểm, nhóm nào được cấp phép hoạt động. Đồng thời, họ có nhiều hoạt động thực hành giáo lý trái với tín ngưỡng, văn hóa truyền thống, như: tín đồ ứng xử không hiếu kính với cha mẹ; xa lánh người thân; tự ý hoặc dọa đập phá bàn thờ tổ tiên của gia đình; phỉ báng tín ngưỡng, tôn giáo mà người thân tin theonhất là khi bị gia đình ngăn cấm quyết liệt,… làm cho các gia đình bất hòa, chia ly, hnh phúc tan nát, phá sản. Đối tượng học sinh, sinh viên thì bỏ học; những người đi làm thì bỏ việc; mọi tín đồ đều có thái độ bi qụan, lo lắng, v.v.
Như vậy, một số điểm, nhóm của Hội thánh đang truyền bá và thực hành những giáo lý trái luật (quyđịnh tại Điều 5 và 12 Luật này), phá hoại thuần phong mỹ tục Việt Nam, gây hoang mang trong nhân dân, làm gia tăng bất ổn xã hội. Do đó, các cấp chính quyền, đoàn thể, trực tiếp là Ban Tôn giáo Chính phủcần đồng hành với nhân dân để chấn chỉnh các hoạt động của Hội thánh./.