Tre Việt – “Những người bên
rìa xã hội...!” là bài viết của Phạm Minh Vũ đăng trên fcaebook Việt Tân
cách đây ít giờ đồng hồ. Bài viết dẫn cảnh 02 cụ bà đói ăn, phải nhận cơm từ
thiện ở Sài Gòn trong mùa đại dịch Covid-19. Thế rồi, người viết và Việt Tân tỏ
lòng sót sa. Nhưng tiếc thay, những giọt nước mắt của Phạm Minh Vũ và Việt Tân
lại chỉ là “nước mắt cá sấu”. Bởi đó là một
biểu hiện giả dối, không thành thật cảm xúc của kẻ đạo đức giả, khóc những giọt nước
mắt đau buồn giả tạo. Tại sao nói vậy?
Bởi như Tre Việt được biết thì chưa
thấy Phạm Minh Vũ và Việt Tân có hành động cụ thể nào để giúp đỡ những mảnh đời
còn khó khăn, ngoài sự “sụt sùi” từ
bàn phím để cho ra lò bài viết như bài “Những
người bên rìa xã hội...!” nói trên. Đành rành, cảm thông với những mảnh đời
còn khốn khó có nhiều cách, có thể giúp đỡ bằng vật chất, bằng tinh thần, sự cảm
thông, chia sẻ và tôn trọng họ, v.v. Nhưng điều đó không phải nhất thiết cứ phải
đưa lên mạng xã hội để nhiều người cùng biết. Mà phải hành động bằng việc làm của
mình để cho xã hội bớt những cảnh đời khó khăn. Đưa lên mạng xã hội nào có giúp
ích được gì cho họ, mà trái lại lại làm cho sự hoài nghi về xã hội mà nhân dân
ta đang xây dựng vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ở góc độ
nào đó lại là sự vi phạm nhân quyền, vì đã đưa hình ảnh của các cụ trong lúc
khó khăn lên mạng xã hội. Như thế là tôn trọng hay bêu riếu?
Phạm Minh Vũ và Việt Tân không
thể không biết, hiện nay trên thế giới, chưa nước nào mà lại không có những người
cuộc đời còn khốn khó. Các nước phát triển, số người vô gia cư rất nhiều, họ sống
tràn cả ra lề đường, đêm đến phải ngủ trong thùng các tông. Bên cạnh họ là những
ông chủ giàu có. Vào google tìm người vô gia cư, chỉ 0,49 giây, cho ra khoảng
71.400.000 kết quả. Ở các nước tư bản, những người giàu có chỉ chiếm
khoảng 01% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm
soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng
chủ yếu. Vì thế, họ chi phối toàn xã hội. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến
phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở
Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản.
Ở Việt Nam, những người nghèo
khó vẫn còn, nhưng tỉ lệ giảm nghèo đã giảm mạnh, trung bình mỗi năm giảm khoảng
1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính
phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước). Người
nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Thế
mà Phạm Minh Vũ và Việt Tân viết: “Nghe
những bài diễn văn chém gió về XHCN, về mặt trời tỏa sáng về những viễn cảnh
tương lai đất nước họ vẽ toàn màu hồng, nhưng trên thực tế, xã hội này chỉ một
gam màu đen tối”. Họ viết tiếp: “Đẩy
nhân dân xuống đáy bùn vĩ đại, với bao cảnh lầm than nhưng Đảng vẫn ngợi ca ngạo
nghễ”. Vậy là đã lòi mặt cáo của họ rồi đấy. Họ chỉ mượn cảnh đời còn khó
khăn của 02 cụ bà để trì chiết Đảng, Nhà nước và chế độ. Đây mới là cái đích họ
nhắm tới. Vậy nên, nói nước mắt của họ chỉ là “Nước mắt cá sấu” là như thế./.