Tre Việt - Mới đây, Ngày
19-3-1025, blog “Dân Quyền”, tác giả Nguyễn Trung Chính có bài: “Nói với nhau về chủ nghĩa Mác”. Trong đó viết rằng: Những phát minh về
in-tơ-nét, về điện thoại viễn liên, mạng xã hội đã đưa con người gần với nhau hơn,
hợp tác với nhau hơn để tiếp tục phát minh đưa xã hội loài người đi lên nữa.
Công lao mà chúng ta được hưởng ngày nay thuộc về xã hội tư bản, phát minh sáng
kiến cá nhân. Không một chế độ cộng sản nào góp phần gì trong đó, họ chỉ có bắt
chước để làm hàng nhái kiếm lợi vì công nhân rẻ mạt… So sánh giữa một bên theo
chủ nghĩa Mác, bị quàng thêm những Lênin, Stalin, Mao và một bên chẳng theo chủ
nghĩa nào cả, chỉ theo sự hướng dẫn của thiên nhiên rằng cứ cạnh tranh mà tiến
tới, bao giờ cũng có một “bàn tay vô hình” của thiên nhiên làm anh cảnh sát
điều khiển giao thông. Kết quả đã rõ. Việt Nam có mơ cũng không được nếu tiếp
tục bị đảng cộng sản lãnh đạo.
Xin nói mấy nét toàn là những điều của các tác
giả tư sản – “thần tượng” của ông – nói về Mác, chứ không phải những người cộng
sản nói, để ông mở to con mắt của mình ra.
Chắc ông biết rằng, trong
cơn bão khủng hoảng tài chính từ nước Mỹ, lan rộng, làm rung chuyển thế giới tư
bản chủ nghĩa và tác động sâu sắc tới tất cả các nước vào cuối thập niên đầu
thế kỷ XXI, không ít chủ tư bản đã tìm đọc bộ Tư bản của C. Mác, nghiên cứu chủ
nghĩa Mác – Lê-nin. Họ không những đã tìm thấy ở đó câu trả lời lý giải cho sự
khủng hoảng, mà còn nghiên cứu, vận dụng vào quá trình phát triển kinh tế, và
đều có chung nhận định: C. Mác là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI.
Ông có biết, Terry Eag-le-ton, Giáo sư trường Đại học Tổng hợp Lan-cas-te
Vương quốc Anh? vị Giáo sư này đã khẳng
định sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Trong cuốn sách “Tại sao Mác đúng?”, Eag-le-ton viết
rằng, C. Mác là người đầu tiên nhận biết được đối tượng lịch sử được biết đến
là chủ nghĩa tư bản, chứng minh nó xuất hiện, hoạt động theo quy luật nào và có
thể đi đến chỗ kết thúc ra sao. Cùng với quan điểm này, Fredrie Ja-mo-son trong
cuốn sách “Hệ tư tưởng của học thuyết”, xuất bản năm 2008 ở Lon-don cũng đã
khẳng định: “Chủ nghĩa Mác dứt khoát đúng”.
Eag-le-ton đã nhận thức rằng, có sự phê phán chủ nghĩa Mác – Lê-nin là do sự
non kém về lý luận, cách nhìn phiến diện, chụp mũ, lấy một vài hiện tượng, mô
hình trong thực tiễn không đúng với học thuyết của C. Mác để đổ lỗi cho C. Mác
sai. Eag-le-ton cũng đồng thời vạch rõ, chủ nghĩa tư bản dù có lúc đạt được
hiệu quả nhưng nó làm được điều đó bằng cái giá kinh hoàng của nhân loại. Đó là
sự mất tự do được ngụy tạo bằng hình thức tự do, là bất công trong tình cảnh
phân biệt giàu nghèo gia tăng, là nạn diệt chủng và phân biệt chủng tộc, là
cưỡng bức, tước đoạt, áp đặt, tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, “là vô trách
nhiệm với sự tồn vong của nhân loại. Tức là con đường tư bản chủ nghĩa đang đi
cũng là đang đe dọa phá hủy toàn bộ hành tinh này”. Ở trong lòng chủ nghĩa tư
bản phát triển cao, Eag-le-ton thấy rõ, “những nhà nước tư bản hiện đại là kết
quả của một lịch sử chiếm đoạt nô lệ, diệt chủng, bạo lực và bóc lột một cách ghê
tởm. chủ nghĩa tư bản cũng được tôi luyện trong máu và nước mắt, chỉ có điều nó
đã tồn tại đủ lâu để người ta quên đi nỗi khủng khiếp đó. Do đó, để loài người
có được bước phát triển cao hơn, an toàn, công bằng hơn về vật chất và tinh thần
thì cần phải có một hình thức xã hội khác
cao hơn xã hội tư bản”.
Những dẫn giải nêu trên từ chính các học giả tư sản, sống trong lòng
chủ nghĩa tư bản hiện đại, trực tiếp trải nghiệm thực tiễn xã hội tư bản đã
đánh giá một cách công bằng, tôn trọng sự thật, không thiên kiến, để ông - Nguyễn
Trung Chính - thấy được giá trị, ý nghĩa, sức sống bền vững của chủ nghĩa Mác – Lê-nin - “đại lý thuyết” về phát triển
xã hội, đem lại tự do, hạnh phúc cho con người, đã, đang và sẽ tiếp tục soi
sáng con đường đi của lịch sử tới một tương lai tốt đẹp và tính triển vọng tất yếu của chủ nghĩa xã hội. Chứ không phải như ông
nghĩ, là sẽ có một xã hội “cứ cạnh tranh mà
tiến tới, bao giờ cũng có một “bàn tay vô hình” của thiên nhiên làm anh cảnh
sát điều khiển giao thông”. Đó chỉ là sự ảo tưởng, hỗn loạn, mang đến chết chóc,
đau thương cho nhân loại thôi! Thưa ông Trung chính! Và cũng phải nói thêm với
ông rằng, chính nhờ lý luận của Mác – Lê-nin và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, dân tộc này, đất nước này mới có được độc lập, thống nhất, hòa bình,
phát triển như ngày hôm nay. Nhờ đó, ông mới được đi đây, đi đó, tiếp xúc với in-tơ-nét…,
để ông khuay chân, múa tay phê phán cái này, cái nọ. Vì thế, chớ có vội võ đoán
Trung Chính ạ./.