Jan 11, 2023

Những kẻ khuyết tật về nhân cách

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong
đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ bé trai

Tre Việt - Trong những ngày đầu năm 2023, nhiều người dân trên cả nước bàng hoàng, hy vọng và nóng lòng chờ đợi lực lượng chức năng giải cứu bé trai (10 tuổi) ở Đồng tháp tuổi bị lọt xuống ống bê tông rộng 25cm, sâu 35m. Đây là tai nạn hữu hy, chưa từng xảy ra tại Việt Nam. Khi được tin chính quyền tỉnh Đồng Tháp và các lực lượng chức năng đã tìm mọi cách để giải cứu cháu bé. Trải qua hơn 10 ngày giải cứu, hy vọng sống của bé gần như không còn, song các lực lượng chức năng vẫn không quản ngại khó khăn vất vả tìm mọi cách đưa trụ bê tông có cháu bé ở bên trong lên mặt đất.

Trong thời gian các cơ quan chức năng với hàng trăm người, kể cả các chuyên gia người nước ngoài cùng với nhiều phương tiện máy móc, thiết bị hiện đại, làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, thì một số kẻ vô cảm, thiếu tình người, suy nghĩ nông cạn, lại lợi dụng sự việc đau lòng này để đăng tải các bài viết xuyên tạc chế độ, bôi nhọ hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trên các trang mạng xã hội. Chúng cho rằng cấp ủy, chính quyền các cấp và lực lượng chức năng xử lý chậm chạp, thiếu trách nhiệm, coi thường tính mạng con người, thậm chí còn cho rằng các lực lượng quá yếu kém, không nhổ được cái cọc bê tông, v.v. Đặc biệt, có những người còn chỉ trích việc cứu hộ chậm trễ, sao không mời các chuyên gia nước ngoài đến hỗ trợ, hay là sợ nhục và còn phát ngôn: “Có phải do công tác cứu hộ quá kém, chậm chạp nên sợ bị quốc tế phanh phui nên không dám nhờ quốc tế”. Sự thật hoàn toàn không có chuyện lực lượng chức năng chậm trễ, thiếu trách nhiệm và yếu kém trong giải cứu cháu bé. Ngay khi sự việc xảy ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có công điện chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sự cố tai nạn. Gần 400 cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng cùng các phương tiện, máy móc hiện đại đã ngày đêm túc trực, cố gắng hết mình để cứu giúp cháu bé. Đây là việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam và tính nhân văn của chế độ xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng.

Những bài viết, phát ngôn của số ít những con người vô cảm, thiếu tình người, suy nghĩ nông cạn đó bị công đồng mạng lên án, chỉ trích dữ dội. Sau khi bị xã hội lên án, một sô cá nhân đã phải xóa bài viết và khóa tài khoản mạng xã hội của mình. Tre Việt cho rằng, việc lợi dụng sự kiện đau lòng để rồi xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh đất nước của một số cá nhân không chỉ là vô cảm, thiếu tình người, suy nghĩ nông cạn, mà còn là sự khuyết tật về nhân cách./.

Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước

  

Tre Việt - Theo Luật Tổ chức Quốc hội, Quốc hội họp hai kỳ thường lệ mỗi năm và kỳ họp bất thường khi cần để xem xét các vấn đề cần thiết, cấp bách. Kỳ họp thường kỳ khai mạc vào ngày 20/5 và 20/10 hằng năm như Nội quy kỳ họp Quốc hội đã ấn định; kỳ họp bất thường diễn ra giữa hai kỳ họp thường lệ liền nhau. Và những kỳ họp “bất thường” trở thành hoạt động “bình thường” của Quốc hội nhằm đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của thực tiễn.

Quang cảnh phiên khai mạc kỳ họp bất thường
Quốc hội khóa XV

Ngay những ngày đầu năm mới 2023, dù sát dịp Tết cổ truyền của dân tộc, Quốc hội khóa XV đã quyết định tổ chức kỳ họp bất thường là vì quốc kế dân sinh, sự phát triển của đất nước, nếu chúng ta để việc thuộc thẩm quyền của Quốc hội sáu tháng sau mới giải quyết thì tốc độ phát triển của đất nước sẽ chậm ít nhất sáu tháng, chưa kể đến độ trễ trong quá trình triển khai.

Chỉ trong thời gian từ ngày 05/01 – 09/01/2023, nhiều nội dung lớn, đặc biệt quan trọng, cấp bách tới quốc kế dân sinh đều được Quốc hội đặt lên bàn nghị sự. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng các hồ sơ tài liệu, các vị đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm, có chất lượng cao với gần 350 lượt đại biểu phát biểu qua 03 phiên thảo luận Tổ, 02 phiên thảo luận Đoàn và 07 phiên họp toàn thể. 

Trong 05 nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần này, có nội dung “rất lớn, rất mới, rất khó, rất nhạy cảm và chưa có tiền lệ” là Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng, có tầm ảnh hưởng lớn đến mọi cơ quan, bộ ngành, địa phương trên cả nước, liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân. Quy hoạch tổng thể quốc gia được ban hành nhằm cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm được xác định tại Nghị quyết đại hội XIII của Đảng, Kết luận số 45-KL/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030, các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội về phát triển vùng, ngành, lĩnh vực. Đây là cơ sở, căn cứ để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước.

Nghị quyết về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch, trong đó tập trung vào một số định hướng cụ thể như: về phát triển không gian kinh tế – xã hội; không gian biển; sử dụng đất quốc gia, khai thác và sử dụng vùng trời, phân vùng và liên kết vùng; phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; phát triển ngành hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia; sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu và danh mục dự kiến các dự án quan trọng quốc gia, thứ tự ưu tiên thực hiện và giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.

Điểm nhấn khác của kỳ họp lần này là việc thông qua dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) – lẽ ra đã được thông qua tại Kỳ họp thứ Tư vừa qua. Sau 3 kỳ họp với tinh thần trách nhiệm cao, Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) để thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới, cụ thể hóa Hiến pháp; khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng; phát triển dịch vụ y tế bảo đảm hiệu quả, hội nhập với quốc tế; lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của công tác quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh…

Nội dung quan trọng cấp bách khác được thông qua tại Kỳ họp này là Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược. Có thể thấy, Nghị quyết 30 đã hoàn thành sứ mệnh đặc biệt quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ kép: vừa kiểm soát, phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện nghị quyết vẫn còn những hạn chế. Chính vì vậy, việc ban hành Nghị quyết này được mong đợi sẽ khắc phục những tồn tại, vướng mắc đối với các chính sách đã thực hiện trong giai đoạn cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 và xử lý được tình trạng tồn đọng trong việc gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hiện nay.

Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021; điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan; điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương nhằm xử lý những vướng mắc trong thực tiễn, phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Việc Quốc hội xem xét, quyết định 05 vấn đề lớn, quan trọng và cấp bách tại Kỳ họp bất thường lần này sẽ góp phần tháo gỡ kịp thời nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, đồng thời, tạo tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và các năm tiếp theo. Thành công của Kỳ họp tiếp tục thể hiện và khẳng định tinh thần đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt hành động vì lợi ích của Nhân dân của Quốc hội, góp phần đáp ứng mục tiêu vì sự phát triển bền vững của đất nước, củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân vào các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước./.