Đồng quan điểm với
bài viết “Kẻ vong ân bội nghĩa đi nói về văn hóa”, bạn Hoa Phượng gửi đến Tre
Việt bài viết “Kẻ giả mù”. Tre Việt xin cảm ơn bạn Hoa Phượng và trân trọng giới
thiệu cùng bạn đọc
KẺ
GIẢ MÙ
Ai
cũng biết: văn hóa là tổng thể các hoạt động sáng tạo của con người
trong quá khứ và hiện tại, hình thành nên những giá trị, truyền thống, chuẩn
mực để vươn tới chân - thiện - mỹ. Chính vì thế, văn hóa là nền tảng tinh thần xã
hội, là động lực, mục tiêu và nguồn lực nội sinh quan trọng của sự phát triển;
là gốc rễ, là cội nguồn làm nên sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc.
Bản
sắc văn hóa đã được các thế hệ người Việt Nam bền bỉ vun trồng, bồi đắp, lưu
giữ từ hàng ngàn năm qua. Hiện nay, Việt Nam có 11 di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới (trong đó, có 09 di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại), gồm:
1.
Nhã nhạc cung đình Huế;
2.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên;
3.
Dân ca quan họ Bắc Ninh;
4.
Ca trù;
5.
Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc;
6.
Hát xoan;
7.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương;
8.
Đờn ca tài tử Nam Bộ;
9.
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh;
10.
Nghi lễ và trò chơi kéo co;
11.
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt.
Kho
tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc ta còn
được thế giới công nhận thông qua 22 di sản thế giới tại Việt Nam. Tất cả những
điều đó đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi
tiếng thế giới.
Thế
mà, trơ trẽn thay, Dương Hồng Âu là một người Việt Nam đang sống tại Cộng hòa
liêng bang Đức lại “giả mù” quên đi nền văn hóa đầy tự hào của dân tộc, của đất
nước nơi hắn sinh ra. Hắn lộng ngôn nói rằng: Việt Nam không có đủ khả năng nói
chuyện văn hóa với các nước trên toàn thế giới.
Thật
bất hạnh cho hắn! Một người mắt sáng mà lại phải “giả mù” khi cố tình không
thấy: hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước; quan hệ
thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ; là thành viên của hơn 60 tổ chức quốc
tế,… được đông đảo bạn bè thế giới ngưỡng mộ, luôn tìm đến tham quan, du lịch,
khám phá.
Cứ
cho hắn “giả mù” không biết, nhưng chắc chắn hắn không điếc, bởi hắn còn nghe
được để mà xuyên tạc sự thật kia mà. Vậy Hoa Phượng xin nói cho hắn nghe để
biết mà câm cái ‘mõm” lại, đừng sủa lung tung. Nền
văn hóa Việt Nam là nền văn hóa luôn phát
huy cao độ lòng yêu nước và truyền thống đại đoàn kết, ý thức độc lập tự chủ,
tự lực tự cường của dân tộc suốt mấy nghìn năm lịch sử vào công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Nó góp phần làm nên sức mạnh và sự vững vàng từ trong chiều
sâu của truyền thống dân tộc để đất nước chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, vượt
qua bao vây, cấm vận và mọi mưu mô rình rập của các thế lực thù địch. Trước xu
thế toàn cầu hóa và lối áp đặt văn hóa được truyền bá bởi sức mạnh vật chất và
phương tiện kỹ thuật hiện đại, văn hóa Việt Nam càng khẳng định được nét độc
đáo của mình mà không trở thành cái bóng của dân tộc khác. Lịch sử cho thấy, để
đặt ách đô hộ đối với Việt Nam, các thế lực xâm lược luôn tìm mọi cách để đồng
hóa dân tộc ta, trước hết về văn hóa. Song, lịch sử cũng chứng minh rằng, không
có một thế lực nào thực hiện được dã tâm đó, bởi nền văn hóa đặc sắc đã được
hình thành, thử thách, tôi luyện trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ
nước đã trở thành cốt cách, nền tảng của dân tộc ta. Đó chính là yếu tố bảo đảm
cho đất nước trường tồn và phát triển.
Trong
một thế giới đầy biến động ngày nay, có nhiều tổ chức, nhà đầu tư, du khách
quốc tế tìm đến Việt Nam vì sự ổn định về chính trị và cũng vì một Việt Nam lôi
cuốn, hấp dẫn bởi nét văn hóa đặc sắc, độc đáo đó. Như vậy, chính bản sắc văn
hóa dân tộc đã góp phần quan trọng làm nên một Việt Nam được thế giới quý
trọng, không chỉ trong chống giặc ngoại xâm trước đây, mà còn trong hòa bình
xây dựng ngày nay.
Sự
thật trên không chỉ khẳng định Việt Nam luôn có đủ tư cách, khả năng nói chuyện
với bạn bè quốc tế về nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, mà
còn là cái tát vào mặt những kẻ vong nô quên nơi mình sinh ra như Dương Hồng
Âu, cố tình “giả mù” để hạ thấp vị thế đất nước trên trường quốc tế./.