Nov 27, 2023

Nguyễn Đình Cống lại nói càn

          Tre Việt - Mọi người, chẳng ai lạ gì Nguyễn Đình Cống - một kẻ thoái hóa, bất mãn, đồng hành với các thế lực thù địch, phản động, phản bội lại đất nước. Vẫn chứng nào tật ấy, mới đây trên “Baotiengdan” Nguyễn Đình Cống lại “đăng đàn” với bài viết “Vì đâu dân trí thấp?”. Với cách suy nghĩ thiển cận, Nguyễn Đình Cống lại nhắm mắt nói càn rằng: ở Việt Nam, dưới thể chế hiện tại, không phải chỉ dân trí chính trị thấp mà “quan trí” càng thấp. Thủ đoạn này cho thấy dã tâm nham hiểm của Nguyễn Đình Cống, cần được vạch trần và đấu tranh, bác bỏ.

Tre Việt xin nhắc để “Cống” biết nhé! “Cống” đích thị được sinh ra, trưởng thành và “thành danh” là nhờ nền giáo dục Việt Nam. Chẳng cần “nhắc” chắc chắn “Cống” cũng biết, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh coi “dốt cũng là một thứ giặc”. Vì thế ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, một trong những việc làm cần kíp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lúc bấy giờ là diệt “giặc dốt”. Theo đó, phong trào “Bình dân học vụ”, “xóa nạn mù chữ” để diệt “giặc dốt” được toàn dân hưởng ứng, ra sức thi đua thực hiện. Chỉ sau một năm thực hiện phong trào xóa nạn mù chữ, đã có 75.805 lớp học xóa mù chữ được tổ chức, với sự tham gia giảng dạy của 97.664 người. Có hơn 2,5 triệu học viên đã biết đọc, biết viết. Các trường học từ hệ tiểu học, trung học, đến đại học bắt đầu được khai giảng trở lại. Năm học 1945-1946, chỉ tính riêng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đã có 5.654 trường tiểu học được mở, với 206.784 học sinh và 25 trường trung học, với 7.514 học sinh. Tiếp theo đó, những lớp bổ túc văn hóa, tiếp sau bình dân học vụ xóa mù chữ đã đưa 08 triệu người dân trong 09 năm kháng chiến (1946-1954) vừa lo chống giặc giữ nước, vừa học tập, thoát nạn mù chữ, và 05 năm sau, năm 1959, tất cả các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng trung du miền Bắc đều hoàn thành nhiệm vụ xóa mù chữ cho nhân dân ở độ tuổi 12-50.

Với quan điểm: giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đảng, Nhà nước ta không ngừng chăm lo, đầu tư cho giáo dục, nhằm không ngững nâng cao trình độ dân trí, phục vụ cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đặc biệt, qua 37 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; trong đó có nền giáo dục. Minh chứng cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam, tháng 7/2023, tờ Thời báo kinh tế - The Economist của Anh có bài viết đánh giá cao hệ thống giáo dục Việt Nam, đề cao giá trị của giáo dục trong nước và đáng giá cao năng lực giáo viên. Bài báo chỉ ra rằng chất lượng giáo dục của Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn, “Học sinh Việt Nam được học một trong những hệ thống giáo dục tốt trên thế giới” và dẫn chứng các thành tích xuất sắc của học sinh Việt Nam trong các cuộc thi quốc tế. Năm 2022, 38 lượt học sinh dự thi Olympic quốc tế đều giành huy chương, đưa Việt Nam năm thứ 2 liên tiếp lọt vào nhóm 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có thành tích tốt nhất tại các kỳ thi này. Năm 2023, cả 06 thành viên đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Toán học quốc tế tại Nhật Bản từ ngày 02 đến 12/7 đã mang về cho Tổ quốc 06 tấm huy chương, gồm: hai huy chương vàng, hai huy chương bạc và hai huy chương đồng. Với thành tích này, Việt Nam xếp thứ 06 toàn đoàn trên tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có đội tuyển tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm nay. Đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) năm 2023 gồm 04 học sinh dự thi, kết quả, 4/4 học sinh đoạt huy chương, gồm 03 huy chương Vàng và 01 huy chương Bạc, trong đó có 02 học sinh nằm trong tốp 10 điểm cao nhất, v.v.

Hiện nay, Việt Nam có hơn 100 nghìn thạc sĩ, hơn 24 nghìn tiến sĩ và hơn 15.000 giáo sư, phó giáo sư. Hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta hiện có 53.000 trường, với hơn 23 triệu học sinh, sinh viên. Trong đó, số lượng cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng là hơn 440 trường; giáo dục nghề nghiệp khoảng 2.000 cơ sở. Tỷ lệ cơ sở giáo dục ngoài công lập chiếm 9,19%; khối đại học có tỷ lệ cơ sở giáo dục ngoài công lập cao nhất 27,7%, tiếp theo là khối mầm non, trung học phổ thông, tiểu học và trung học cơ sở. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục gồm 1,5 triệu người, gia tăng cả số lượng và chất lượng so với nhiệm kỳ trước; riêng đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở bậc phổ thông có 70% đạt chuẩn, v.v. Bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục 2022 đánh giá Việt Nam xếp thứ 59 thế giới (tăng 5 bậc so với năm trước). Ngày 28/9/2023, Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố Kết quả Xếp hạng Đại học thế giới (THE WUR); trong đó, Việt Nam góp mặt 06 cơ sở giáo dục đại học trong tổng số 1.904 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng, gồm trường: Đại học Duy Tân (vị trí 401-500); Đại học Tôn Đức Thắng (vị trí 401-500); Đại học Quốc gia Hà Nội (vị trí 1.001-1.200); Đại học Bách khoa Hà Nội (vị trí 1.501+); Đại học Huế (vị trí 1501+); Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (vị trí 1.501+), v.v.

Những con số này đã minh chứng cho kết quả việc quan tâm chăm lo, nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân và sự kiên quyết thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” xuyên suốt qua các thời kỳ của Đảng, Nhà nước Việt Nam để chấn hưng dân tộc, phát triển đất nước nhằm đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân; không kẻ nào có thể xuyên tạc được./.


Nov 22, 2023

Đài RFA lại lộng ngôn, hàm hồ

 

Tre Việt - Lợi dụng kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV đang diễn ra tại Hà Nội, ngày 13/11, Đài RFA tổ chức buổi “Hội luận” có chủ đề: “Quốc hội Việt Nam có phải là đại diện của người dân hay không?” với một số đối tượng phản động, như: Nguyễn Quang A, Lê Minh Nguyên, Nguyễn Văn Đài. Tại “Hội luận”, các đối tượng đã xuyên tạc thể chế chính trị, hạ thấp vị trí, vai trò của Quốc hội, là “tay sai” của Đảng Cộng sản Việt Nam; xuyên tạc, đả kích hoạt động lập pháp, bầu cử của Quốc hội. Hành động này lại cho thấy sự lộng ngôn, hàm hồ của những phần tử phản động và Đài RFA.

Quốc hội thông qua Nghị quyết
về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã khẳng định: ngay từ rất sớm, khi bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có tư tưởng xây dựng một nhà nước kiểu mới mà ở đó nhân dân là người chủ của đất nước. Điều này được Người nêu trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, viết năm 1927. Và ngay sau khi giành được độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (ngày 03/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ sớm tổ chức cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, ngày 06/01/1946, đã diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trên cả nước, với 89% cử tri đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu; trong đó, có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau; 43% số đại biểu không đảng phái; 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số. Trong thành phần của Quốc hội có đại biểu đại diện cho cả ba miền Bắc, Trung, Nam; các giới từ những nhà cách mạng lão thành, thương gia, nhân sĩ, trí thức và các nhà hoạt động văn hóa đến đại biểu các thành phần tôn giáo, những người không đảng phái và các đảng phái chính trị. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên đã đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới của đất nước ta khi có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền đầy đủ cơ sở pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

 Trên thực tế, đến nay, sau hơn 77 năm hoạt động, Quốc hội Việt Nam luôn thực hiện tốt công tác lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và luôn đồng hành cùng dân tộc, đất nước Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú, hiệu quả của Quốc hội, như: quyết nghị những chủ trương, chính sách phát triển đất nước; chất vấn, trả lời chất vấn; giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổng hợp, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước; xây dựng, ban hành hệ thống pháp luật; xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, v.v. Thực tiễn đó đã khẳng định Quốc hội Việt Nam là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, đại diện cho tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của cử tri, nhân dân cả nước và là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, phản bác mọi nghi ngờ, xuyên tạc cho rằng: Quốc hội Việt Nam có phải là đại diện của người dân hay không? 

Bên cạnh đó, ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo đất nước và toàn xã hội. Do đó, để phát huy vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động thì việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan Nhà nước nói chung, Quốc hội nói riêng là một nguyên tắc, đã được hiến định trong Hiến pháp. Vì thế, tại “Hội luận”, các phần tử phản động xuyên tạc rằng: Quốc hội, là “tay sai” của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn phi lý, không có cơ sở. Ngược lại, chính Nguyễn Quang A, Lê Minh Nguyên và Nguyễn Văn Đài là những phần tử phản động, trước đây đều là cán bộ, đảng viên nhưng bị thoái hóa, biến chất nên quay lưng, chống phá Đảng, Nhà nước, nói xấu chế độ,… nên những lời nói, ý kiến lộng ngôn, hàm hồ của họ luôn thể hiện dã tâm xấu, cần phải vạch trần, lên án./.


Nov 16, 2023

Phản biện lẩm cẩm của Nguyễn Đình Cống

         Tre Việt - Ngày 12/11, trên Tiếng Dân News, Nguyễn Đình Cống có bài viết “Phản biện nhân ngày pháp luật Việt Nam 9-11”, với giọng điệu lẩm cẩm rằng: “Pháp luật không những có một ngày để tôn vinh mà việc cải cách tư pháp còn được đặc biệt chú trọng về mặt hình thức. Nhưng theo dõi thực tế thấy rằng, pháp luật của Việt Nam đã bị lỏng lẻo, bị vi phạm nguyên tắc”. Mục đích của Cống là nhằm xuyên tạc, làm mất đi giá trị, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam, đồng thời, xỏ xiên, bôi nhem, hạ thấp hoạt động tư pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam, cũng như chế độ xã hội ở Việt Nam.

Chúng ta đều biết, ngày 09/11 hằng năm được lấy là Ngày Pháp luật Việt Nam, bởi đây là Ngày bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) được thông qua (ngày 09/11/1946). Ngày Pháp luật Việt Nam có ý nghĩa giáo dục sâu sắc việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân  tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân, công dân trong học tập, tìm hiểu  và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây không chỉ là sự kiện chính trị, pháp lý mà còn có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Điều 8, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: “Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”. Cụ thể hóa Điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP, ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam.

Ngày 09/11 hằng năm được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư; nhắc nhở, giáo dục mọi người đề cao ý thức “thượng tôn pháp luật” để phấn đấu từ một ngày sẽ lan tỏa trong cả một năm và thường xuyên, mọi tổ chức, cá nhân luôn tôn trọng và chấp hành nghiêm Hiến pháp, pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật - một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và của xã hội.  Thông qua tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật. Qua đó, những người thực thi pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội. Từ đó, hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp. Vì vậy, hành động “phản biện” lẩm cẩm của Nguyễn Đình Cống nhằm xuyên tạc giá trị, mục đích, ý nghĩa sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc này cần phải lên án và đấu tranh, bác bỏ./.


Những “con rối” chính trị

           Tre Việt - Ngày 04/11 vừa qua, Đài RFA phát tán tài liệu “Người Thượng ở Mỹ biểu tình phản đối chính quyền Hà Nội đàn áp người sắc tộc ở Tây Nguyên” có nội dung khuếch trương việc hơn 100 người thuộc các sắc tộc Đề ga, Chăm và Khmer tập trung trước tòa nhà Quốc hội Mỹ để biểu tình, vu khống chính quyền Việt Nam “đàn áp” người dân bản địa tại Tây Nguyên. Thực chất đây là hành động của những “con rối” chính trị bị các thế lực xấu kích động, giật dây nhằm thu hút sự chú ý của dư luận, làm phức tạp tình hình; kích động, chia rẽ, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định an ninh chính trị mà thôi.

Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum
vui đón Tết cùng đồng bào

Bởi vì, Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam luôn xác định khối đại đoàn kết toàn dân tộc là cội nguồn sức mạnh, là động lực để xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, giàu mạnh. Theo đó, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách xây dựng, không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đối với vùng Tây nguyên là vùng đất cao nguyên đa dạng về địa hình, vùng đất của nhiều dân tộc thiểu số (gồm 47 dân tộc cùng sinh sống). Những năm qua, vùng Tây Nguyên được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, đầu tư với nhiều chính sách nhằm tạo sự ổn định, phát triển bền vững và đạt được nhiều thành tựu quan trọng: kinh tế - xã hội nội vùng phát triển, việc liên kết vùng và hội nhập quốc tế có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện. Tiềm lực quốc phòng, an ninh từng bước được tăng cường; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và “thế trận lòng dân”, góp phần chủ động phòng ngừa các nguy cơ đe dọa từ bên ngoài, giải quyết căn bản những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, việc Đài RFA phát tán tài liệu cho rằng: chính quyền Hà Nội đàn áp người sắc tộc ở Tây Nguyên là hoàn toàn bịa đặt, vu khống, cần bác bỏ.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau từ đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, lối sống, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số,… nên mặc dù đã được quan tâm đầu tư phát triển toàn diện song trình độ dân trí, đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn còn gặp khó khăn. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách lôi kéo các phần tử phản động lưu vong ở nước ngoài liên kết, móc nối với những phần tử phản động, bất mãn ở trong nước “đội lốt” đấu tranh cho các vấn đề: “dân tộc”, “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”,… để tuyên truyền, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; lôi kéo, xúi giục đồng bào dân tộc thiểu số tụ tập đông người, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, v.v. Thực tế cho thấy, cùng với lôi kéo, xúi giục tổ chức biểu tình, hội họp, kêu gọi đấu tranh, vu khống Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền,… ở nước ngoài, các thế lực xấu còn móc nối, tổ chức nhiều hoạt động chống phá ở trong nước, như: đòi thành lập cái gọi là Nhà nước Đề ga tự trị; tổ chức sinh hoạt tôn giáo, truyền đạo trái pháp luật; kích động, tổ chức hoạt động khủng bố,… mà điển hình là vụ tấn công vào trụ sở Ủy ban nhân dân xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6/2023.

Rồi đây, hành động của những “con rối” chính trị khi tiếp tay hoặc trực tiếp thực hiện những hành động chống phá Đảng, Nhà nước, chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ phải trả giá, chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật. Vì thế, những ai còn đang mơ hồ, ảo tưởng, trông chờ, hi vọng vào sự tài trợ, hà hơi, tiếp sức của các thế lực xấu để đổi đời cần sớm tỉnh ngộ, quay đầu là bờ khi chưa quá muộn./.

 

 

 

Nov 14, 2023

Câu hỏi “bại não”, bã đậu của Việt Tân

        Tre Việt - Ngày 13/11, trang facebook Việt Tân đăng status với tiêu đề: “Ráng cố gắng tìm tòi để khen Đảng ta có làm điều gì tốt cho dân. Nghĩ hoài tìm không ra. Khó quá, biết sao bây giờ?”. Mục tiêu thực sự của câu hỏi trên là nhằm hướng vào xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; cổ súy cho “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” ở Việt Nam. Sâu xa hơn, là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ mọi thành quả cách mạng và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta; hướng lái sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Tre Việt xin trả lời rõ là: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân ta làm nên cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 “long trời, nở đất”, chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Sau Cách mạng Tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược ra khỏi non sông bờ cõi, thống nhất đất nước và đưa Việt Nam phát triển, v.v. Chỉ có giả mù, điếc mới không biết sự thật này. Và chỉ có những kẻ bán nước, hại dân mới “quá khó” đi tìm lời giải: “được gì”?

Và gần đây nhất, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân Việt Nam có được trong sự nghiệp đổi mới đất nước đều gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn trong 37 năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với trước thời kỳ đổi mới. Thế bị bao vây, cấm vận được phá bỏ. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng trung bình khoảng 07% mỗi năm trong suốt 37 năm qua. Quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước không ngừng tăng lên, từ chỗ chỉ đạt 6,3 tỉ USD vào năm 1989, thì đến năm 2022 đã đạt 409 tỉ USD, đứng thứ 37 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đứng thứ năm trong ASEAN và trong nhóm 14 nước hàng đầu châu Á. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người trong những năm đầu đổi mới chỉ khoảng 250 USD/năm, thì đến năm 2022 đã đạt 4.110 USD, đứng thứ năm trong ASEAN. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống dưới 03% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều, được Liên hợp quốc xếp là một trong những nước đứng đầu trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ. Văn hóa - xã hội có bước phát triển tích cực; dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng mở rộng. Các vấn đề an sinh xã hội luôn được chăm lo, ngay cả lúc nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, hay của đại dịch Covid-19, trở thành một trong những điểm sáng của Việt Nam được quốc tế ghi nhận. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Mới đây, đúng vào Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3/2023), Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc công bố Báo cáo Hạnh phúc toàn cầu lần thứ 10 về mức độ hạnh phúc của hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ (dựa trên đánh giá trung bình từ năm 2020 đến năm 2022), Việt Nam đứng thứ 65/150, tăng 12 bậc so với năm 2020. Đánh giá trên cho thấy, chỉ số hạnh phúc của người dân Việt Nam những năm gần đây được nâng lên đáng kể. Năm 2022, tạp chí kinh doanh, thương mại hàng đầu thế giới CEOWORLD (Mỹ) công bố báo cáo xếp hạng chỉ số “chất lượng sống” của 165 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, thì chỉ số “chất lượng sống” của Việt Nam đạt 78,49 điểm, xếp vị trí 62/165 (tăng 39 bậc so với năm 2021). Đặc biệt, theo khảo sát Expat Insider (hồi đầu năm 2023) của InterNations, Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia và vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cảm thấy hạnh phúc khi sống, làm việc. Theo InterNations: 86% người nước ngoài sống ở Việt Nam tham gia khảo sát hài lòng với công việc của họ ở Việt Nam; 78% hài lòng với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống; 85% hài lòng với chi phí sinh hoạt; 57% hài lòng với chất lượng chăm sóc y tế; 67% nói rằng dễ dàng khi sống ở Việt Nam.

Kết quả đó được nhân dân ta và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Vì vậy, cần đề cao cảnh giác, lật tẩy những chiêu trò dạng câu hỏi “bại não”, bã đậu đầy mưu mô thâm hiểm của Việt Tân và kiên quyết đấu tranh bác bỏ luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước./.


Nov 10, 2023

VOA lại xuyên tạc thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm nhân quyền

         Tre Việt - Ngày 08/11, trang facebook VOA Tiếng Việt, đăng bài: “Giới tranh đấu hoan nghênh chuyến công tác Việt Nam của Báo cáo viên Liên hợp quốc”, nhằm khuyếch trương mục đích chuyến công tác của Báo cáo viên Đặc biệt Liên hợp quốc tại Việt Nam (ông Surya Deva, chuyên gia nhân quyền phụ trách Quyền Phát triển), từ ngày 06 đến ngày 15/11. Trong bài viết, VOA rêu rao mong muốn của “cựu tù nhân chính trị” Huỳnh Thị Tố Nga - người mới mãn án tù hồi đầu năm nay, sau khi bị kết án 05 năm tù vì cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước” rằng: “Liên hợp quốc sẽ thúc đẩy vấn đề nhân quyền và dân quyền để vấn đề này được rõ ràng và minh bạch, bởi vì nhà cầm quyền Việt Nam trước cộng đồng quốc tế họ cam kết nghiêm túc chấp hành và đề cao nhân quyền, nhưng thực tế ở trong nước thì họ không làm như cam kết”.

Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp bỏ phiếu
và công bố kết quả thành viên Hội đồng Nhân quyền
Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025

Cần khẳng định rằng: luận điệu này là chiêu trò cũ của VOA nhằm xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Chúng ta đều biết, quyền con người là giá trị phổ biến; bảo đảm, thúc đẩy quyền con người là một quá trình lâu dài, liên tục và cần sự nỗ lực của mỗi quốc gia, nhưng đối với các nước đang phát triển, thực hiện đầy đủ các chuẩn mực nhân quyền phải là quá trình lâu dài. Đặc biệt, với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nguồn lực còn hạn chế trong khi còn nhiều thách thức trong giải quyết các vấn đề quyền con người.

Song, với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người là chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta; điều đó, được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. Để thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội,... phù hợp với thực tế đất nước và tương thích với các chuẩn mực quốc tế được quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền và các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia.

Trên thực tế, ở Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về dân sự, chính trị được bảo đảm, bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật; được thực hiện minh bạch trong thực tiễn. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; mọi công dân không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc, nếu đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Các quyền con người, quyền công dân về kinh tế, xã hội, văn hóa cũng ngày càng được bảo đảm tốt hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Thu nhập (GDP) bình quân đầu người trong năm 2022 đã đạt 4.110 USD; nhờ đó, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Tiến bộ và công bằng xã hội đạt nhiều kết quả ấn tượng. Các vấn đề an sinh xã hội luôn được quan tâm chăm lo, ngay cả lúc nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, hay của đại dịch Covid-19 và Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng, được quốc tế ghi nhận.

Cùng với đó, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với 26,7 triệu tín đồ, 55.000 chức sắc, 135.000 chức việc, trên 29.000 cơ sở thờ tự, v.v. Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân ở Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí, 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình. Số người đang làm việc trong lĩnh vực báo chí là hơn 41.000 người, với 19.356 người đã được cấp thẻ nhà báo. Cùng với các cơ quan báo chí trong nước, nhiều hãng truyền thông, thông tấn quốc tế đã có mặt tại Việt Nam. Số người dùng internet ở Việt Nam lên đến 72,1 triệu người, chiếm khoảng 73,2% dân số cả nước; đứng thứ 12 trên thế giới và thứ 6 trong 35 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á. Đặc biệt, việc Việt Nam đã đảm nhận thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 và tiếp tục được tín nhiệm giữ vai trò này trong nhiệm kỳ 2023 - 2025, là minh chứng thực tế sự thừa nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế về việc Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế, cũng như thành tựu trong thúc đẩy và bảo đảm nhân quyền.

Sự thực trên là bằng chứng thuyết phục nhất, đanh thép nhất bác bỏ những luận điệu quy chụp phiến diện, phủ nhận, xuyên tạc lố bịch về thành tựu bảo đảm nhân quyền của Việt Nam./.

 

Nov 9, 2023

Phản bác sự xuyên tạc, phủ nhận giá trị của Cách mạng Tháng Mười

        Tre Việt - Một trong những giá trị to lớn, có ý nghĩa thời đại mà Cách mạng Tháng Mười Nga để lại, là mở ra thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Giá trị đó tồn tại mãi với thời gian, song cứ đến dịp này hằng năm các thế lực thù định lại tìm mọi cách để xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười. Họ vẫn lợi dụng sự kiện Liên Xô tan rã vào cuối thế kỷ trước để ra sức xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của Cuộc Cách mạng này; qua đó, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các dân tộc. Họ cho rằng: “Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội tại cái nôi của Cách mạng Tháng Mười là tất yếu, chứng tỏ sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sai lầm, ảo tưởng”; và do đó, “các dân tộc cần nói “không” với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội” (!).

Song thực tiễn minh chứng: ý nghĩa và giá trị to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười đã cổ vũ hàng triệu triệu người bị áp bức, bóc lột trên thế giới vùng lên đấu tranh giành độc lập, tự do và mưu cầu hạnh phúc, dẫn tới thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên các lục địa Á, Phi, Mỹ La-tinh và sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trong thế kỷ XX.

Tuy nhiên, nói về sự tan rã của Liên Xô, chúng ta coi đó là một tổn thất to lớn của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhưng không phải là tất yếu. Nguyên nhân chính, trực tiếp, có tính quyết định dẫn đến sự tan rã đó là do những sai lầm trong đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng Cộng sản cầm quyền, cùng sự phản bội của một số người lãnh đạo cao nhất ở đó đối với những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin. Đúng như V.I. Lênin đã khẳng định: “Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta, ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta”[1]. Do đó, đây chỉ là sự sụp đổ một mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể, không đồng nghĩa với “sự cáo chung của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” như xuyên tạc, phủ nhận của các thế lực thù địch.

Đối với cách mạng Việt Nam, thực tiễn hơn 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh: đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Nhìn lại bối cảnh lịch sử Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có thể thấy, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, con đường giải phóng dân tộc “đen tối như không có đường ra”. Chỉ đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, với chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, nghĩa là đặt cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta trong trào lưu của cách mạng vô sản, thì cách mạng Việt Nam mới chấm dứt được thời kỳ khủng hoảng đường lối cứu nước. Từ đó, “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” luôn là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Với đường lối đó, Đảng ta đã quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc, dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên của độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.

Đặc biệt, những năm cuối của thế kỷ XX, đứng trước sự khủng hoảng của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở kiên định mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đã đưa cách mạng Việt Nam vượt qua khủng hoảng, lập nên những thành tựu “to lớn, có ý nghĩa lịch sử”. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, đến nay Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo và nhiều hàng nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP; đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Quan hệ quốc tế của Việt Nam ngày càng được mở rộng; hiện nước ta có quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia thành viên Liên hợp quốc; đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với 16 nước; Đối tác toàn diện với 11 nước, bao gồm cả 05 nước Thường trực Hội đồng Bảo an. Việt Nam đã 02 lần đảm nhận vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008 - 2009, 2020 - 2021) và còn đảm nhận nhiều trọng trách quan trọng trong các tổ chức quốc tế khác, như: Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA, Ủy viên Hội đồng Nhân quyền thế giới, Ủy viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế và Ủy viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, v.v. Và vị thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng. Với những thành tựu của gần 40 năm đổi mới, có thể tự hào rằng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay[2]. Đây là kết quả phấn đấu bền bỉ, liên tục của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta dưới ngọn cờ “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Thực tiễn đó tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta là đúng đắn; đồng thời, là minh chứng bác bỏ mọi sự xuyên tạc, phủ nhận giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga./.

 

 



[1]- V.I. Lênin Toàn tập, Tập 42, Nxb CTQG, H. 2005, tr. 310.

[2] - ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb CTQGST, H. 2021, tr. 104.

Nov 7, 2023

Hành động “đội lốt” tự do báo chí

           Tre Việt - Ngày 03/11, kênh tiếng Việt, Đài Á Châu Tự Do (RFA) đăng bài: “Ba tổ chức quốc tế kêu gọi chính quyền chấm dứt đàn áp báo chí trước kiểm điểm nhân quyền”; trong đó, thông tin ba tổ chức nhân quyền là Ủy ban Bảo vệ ký giả (CPJ), Freedom House (FH) và Quỹ Nhân quyền Robert F. Kennedy (RFK) kêu gọi Chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp báo chí, bảo đảm các nhà báo không bị cầm tù hoặc bị sách nhiễu hay không được hoạt động báo chí. Đây là sự đòi hỏi phi lý và vu khống bất chấp sự thật của cái gọi là nhân danh tổ chức: CPJ, FH, RFK.

Cần khẳng định rõ: Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán với quan điểm, đường lối, chủ trương bảo đảm quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cho công dân. Điều 25, Hiến pháp 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp,… Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Tại Điều 9, Luật Báo chí 2016 đã quy định “nghiêm cấm các hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự,… cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp, đúng pháp luật”. Cùng với đó, Chính phủ đã ban hành các nghị định quy định chi tiết hoạt động báo chí, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Như vậy, với hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể, rõ ràng về quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cũng như cách thức tổ chức, hoạt động báo chí, tạo hành lang pháp lý để bảo đảm các hoạt động trên được bảo đảm, thực thi trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên thực tế, các hoạt động báo chí, tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam luôn được bảo đảm, thực thi đầy đủ. Hiện nay, Việt Nam có 808 cơ quan báo chí, bao gồm 138 báo và 670 tạp chí; trong đó, có nhiều cơ quan truyền thông đa phương tiện, như: Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, v.v. Các cơ quan báo chí đã tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền, nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt; huy động sự tham gia góp ý và phát huy vai trò của đông đảo nhân dân trong việc giám sát, phản biện xã hội; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,… đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.Và, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dùng mạng xã hội cao trên thế giới (nằm trong top 10). Theo thống kê, tính đến tháng 5/2023, Việt Nam có khoảng 66,2 triệu người dùng facebook; 50,6 triệu người dùng TikTok; khoảng 63 triệu người dùng Youtube, v.v.

Mới đây, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phát đi thông cáo về Đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ - Việt Nam lần thứ 27, diễn ra từ ngày 01/11 đến 02/11 tại Washington DC cho biết: “Cuộc đối thoại đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến nhân quyền và quyền lao động, bao gồm tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội,…”. Thông cáo cũng nêu rõ, theo quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam, việc thúc đẩy nhân quyền là một yếu tố thiết yếu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và là “chìa khóa” cho sự mở rộng của Hoa Kỳ với Việt Nam. Điều này cho thấy, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhìn nhận, đánh giá khách quan những thành tựu và kết quả việc bảo đảm nhân quyền nói chung, bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí nói riêng của Việt Nam.

Vì thế, ba tổ chức là CPJ, FH, RFK lợi dụng việc các cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ, điều tra, xét xử, xử lý đối với những công dân tự xưng là “nhà báo” đã vi phạm pháp luật, như: Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, Đường Văn Thái,… rồi kêu gọi Chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp báo chí, bảo đảm các nhà báo không bị cầm tù hoặc bị sách nhiễu hay không được hoạt động báo chí là hoàn toàn phi lý, thiếu cơ sở. Hành động “đội lốt” cái gọi là đấu tranh cho nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá Việt Nam cần bị vạch trần, lên án, bác bỏ./.