Oct 7, 2018

Những “bình loạn” cần phải bác bỏ


Vừa rồi, khi được tin Trung ương nhất trí đề cử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ thêm chức Chủ tịch nước, những kẻ “bình loạn” (tức chuyên bình cho đất nước loạn) lại đồng thanh gào lên là Ông tham quyền, làm như Ông vừa được thăng chức vậy (!) Đây là một luận điệu cần phải bác bỏ.
Tre Việt - lược bài viết “Những “bình loạn” cần phải bác bỏ” của tác giả Đông La đề cập đến vấn đề trên xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

NHỮNG “BÌNH LOẠN” CẦN PHẢI BÁC BỎ

Hiến pháp 2013 hiến định thể chế Việt Nam do Đảng lãnh đạo toàn diện, tức chức Tổng Bí thư là “to” nhất rồi. Trước đây trên thế giới, Mỹ, Tây Âu và Tòa thánh Va-ti-căng thường không tôn trọng thể chế Việt Nam nên họ thường không coi trọng chức Tổng Bí thư Đảng bằng chức Chủ tịch nước. Nhưng với sự phát triển và địa vị Việt Nam ngày càng quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới, nên Mỹ, Tây Âu và Va-ti-căng đều đã mời đích danh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm, nghĩa là họ đã tôn trọng thể chế Việt Nam, coi chức Tổng Bí thư là vị trí cao nhất. Vì vậy, không còn điều gì để một người có chức to nhất rồi tham thêm chức!
Nếu một người muốn có quyền chỉ để có danh và lợi thì không ai lại dại “ôm rơm rặm bụng”, ôm thêm một chức nhỏ hơn, vì chỉ cần chức Tổng Bí thư “chỉ tay năm ngón” thì đã dư cho họ rồi. Nhưng thực tế cho thấy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không thuộc dạng người muốn có quyền để có danh và lợi, để vinh thân phì gia, một người làm quan cả họ được nhờ. Ông cũng không phải loại lãnh đạo “lý thuyết suông”, “chỉ tay năm ngón”, bảo thủ “khốt ta bít” như bọn xấu xuyên tạc. Chính Ông chứ không phải ai khác đã biến Đảng một thời gian dài ra nghị quyết xong là “ngồi chơi xơi nước” thành một Đảng hành động, thực hiện đúng và tốt trọng trách “lãnh đạo” mà Hiến pháp hiến định, không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích luôn vì nước, vì dân. Cụ thể và sống động nhất là công cuộc chống “giặc nội xâm” tham ô, tham nhũng đang diễn ra với những kết quả rất tích cực được nhân dân đồng tình ủng hộ. Một thời người ta có chức đồng nghĩa với việc là có quyền và làm ra tiền, nếu có sai trái gây ra hậu họa là trách nhiệm chung, nên những người như Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng (Bộ Công thương), Nguyễn Bắc Son (Bộ Thông tin và Truyền thông, Trần Văn Minh (Đà Nẵng), Nguyễn Hữu Tín (Thành phố Hồ Chí Minh),… sẽ không bao giờ ngờ có ngày mình bị truy tố, bị kỷ luật và có thể bị tù tội cả. Đó là sự thật không thể bác bỏ.
Điều đó thật buồn cho những kẻ lợi dụng chức quyền để trục lợi dẫn đến sự phá hoại và phạm pháp nhưng lại thật mừng cho đất nước. Bởi người dân lo sợ nhất là điều sống trong một đất nước mà luật pháp không công minh và nghiêm minh, các giá trị bị lộn tùng phèo, trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh. Vậy ai có lương tri là phải ủng hộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đang lãnh đạo cuộc chiến chống tham nhũng đó, nếu Ông có “ôm rơm rặm bụng” thêm chức Chủ tịch nước nữa để sứ mệnh của Ông được thực hiện tốt hơn, sao lại chống lại? Xã hội Việt Nam còn rất nhiều tệ nạn, yếu kém và phi lý, rất cần sự ủng hộ và tạo điều kiện cho Ông, những người như Ông, làm tốt hơn nữa trọng trách của mình.
Nhiều kẻ “bình loạn” bới bèo ra bọ trưng ra câu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?” để cho Ông giờ tham quyền Chủ tịch nước mà nuốt lời. Cần phải hiểu khi bàn về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Tổng Bí thư đã nói rằng: “Một số tỉnh, thành cũng đã tổ chức thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân ở một số nơi. Nhưng thực tế nhân dân là người làm chủ, ở đâu có nhà nước ở đó phải có giám sát của nhân dân. Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông? Ở Trung ương thì Quốc hội giám sát Chính phủ, còn ở địa phương, hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của chính quyền địa phương. Do vậy, cần thực hiện theo đúng nguyên tắc cơ bản ở đâu có chính quyền ở đó phải có giám sát, và quan trọng là làm sao cho giám sát phải có thực quyền”. Như vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phê phán việc bỏ tổ chức hội đồng nhân dân ở một số địa phương đã vi phạm nguyên lý “nhân dân làm chủ”, làm mất quyền giám sát của dân, chứ Ông không phê phán chuyện “bí thư kiêm chủ tịch”. Ông cũng cho cử tri biết việc “bí thư kiêm chủ tịch” là “vấn đề đã được Trung ương bàn nhiều lần”, để thực hiện điều đó đạt hiệu quả tốt, trách sự độc quyền, lạm quyền mà Ông nói một cách dân giã là “to quá”, cần phải có sự giám sát của dân, tức không thể bỏ được hội đồng nhân dân ở các địa phương. Theo tôi, việc chia ghế trong bộ máy chính quyền của nước ta khiến cho nó quá cồng kềnh mà sự lãnh đạo lại không được tập trung, còn chia bè, chia nhóm gây mất đoàn kết, vừa ngốn nhiều quỹ lương mà hiệu quả làm việc lại kém.
Vì vậy, không chỉ việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm chức Chủ tịch nước là một việc tốt mà việc gộp chức, thu gọn cả bộ máy công quyền của thể chế Việt Nam cũng là việc làm tối cần thiết và cấp bách. Tất nhiên, như ý của chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với cử tri, muốn vậy cần phải tăng cường cơ chế giám sát, làm sao có thực quyền giám sát./.
6-10-2018
ĐÔNG LA

Chiêu trò cũ rích, nhất định thất bại



Tre Việt - Ngày 05-10-2018, trên VOA, RFA,… và một số trang mạng phản động đưa tin rằng, Chiến Dịch NOW tố cáo “Chính phủ Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 246 tù nhân lương tâm”! Cần khẳng định ngay rằng, đây là tin vịt, nằm trong kế hoạch truyền thông bẩn của các thế lực chống cộng cực đoan nhằm chống phá Việt Nam. Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm.
Thực chất Chiến dịch NOW là một sản phẩm của tổ chức phi chính phủ tự xưng ở nước ngoài (Liên hiệp các tổ chức nhân quyền NOW), nơi tập hợp, chịu sự chi phối của một số tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chuyên sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trong đó có Việt Nam. Chiến dịch NOW được Liên hiệp các tổ chức nhân quyền NOW phát động, được hình thành đúng thời điểm Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC 2017 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Mục đích của chúng là kêu gọi Chính phủ Việt Nam “thả ngay và vô điều kiện” tất cả các “tù nhân lương tâm”, với hy vọng gây sự chú ý để các nhà lãnh đạo thế giới áp lực lên cho chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên, sự thành công của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC 2017 đã khẳng định rõ vai trò, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực. Chiến dịch này của cái gọi là Liên hiệp các tổ chức nhân quyền NOW với mục đích xấu đã thất bại thảm hại. Đến nay, cái thây ma truyền thông bẩn này lại giở lại chiêu trò cũ và nhất định sẽ bị thất bại.
Việt Nam là một nước dân chủ. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quản lý, điều hành đất nước bằng Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị trừng trị, xứng đáng với mức độ phạm tội, bất kể đó là ai. Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”. Trong từ điển pháp luật Việt Nam và cũng như từ điển pháp luật quốc tế đều không có khái niệm về thuật ngữ “Tù nhân lương tâm”. Thuật ngữ này là do một số tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, những kẻ giả nhân, giả nghĩa dán mác “dân chủ”, “nhân quyền” nghĩ ra và chẳng được ai thừa nhận. Thực chất những kẻ mà Chiến dịch NOW gọi là “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam đều là những kẻ có những hành động vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng điều tra, truy tố, phạt tù phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế, với mức độ tội phạm đã gây ra. Điển hình là những kẻ, như: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài, Phan Kim Khánh, Thích Quảng Độ, Trần Huỳnh Duy Thức, Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Phan Trung, Từ Công Nghĩa, Trần Anh Kim, Trần Thị Nga, Cấn Thị Thêu, Hoàng Thị Thu Vang, Lê Đình Lượng, v.v. Những kẻ này, có xứng với những mỹ từ mà được James Gomez, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của cái gọi là Ân xá Quốc tế ca ngợi là “nhà tranh đấu hòa bình”, hay “là những con người can đảm” hay không? Không, hoàn toàn không. Chúng chỉ là những kẻ thoái hóa biến chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Hay còn gọi một cách khác thật dân giã là kẻ vô loài. Xin điểm mặt như sau: Trần Thị Nga (người dân quê gọi là Nga Phủ Lý), một kẻ lăng loàn, không chồng nhưng đẻ được một đàn con. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (giới dâm chủ gọi là Mẹ Nấm), một nữ dâm chủ không chồng, biến con thành công cụ kiếm tiền, và bia đỡ cho mình những lúc “hoạn nạn”. Cấn Thị Thêu (được mệnh danh là người hùng khiếu kiện), với nỗi oan Thị Mầu, dù được đền bù với giá cao hơn với mọi người nhưng thị vẫn không chấp nhận, để “có cớ khiếu kiện” và sau đó đã lấn sân sang nghề “rận chủ”. Nguyễn Trung Tôn, tự xưng là linh mục thuộc dòng “tu hú” với những hành động tiếp tay cho ngoại bang phá hoại đất nước. Trần Anh Kim, một cán bộ thoái hóa biến chất, tham ô công quỹ bị đuổi, nhưng không chịu ăn năn mà dấn thân vào các hành vi phạm pháp, trở cờ, làm cẩu nô cho ngoại bang. Ôi chao, chỉ những kẻ cùng hội, cùng thuyền, thối như nhau mới bảo vệ “tù nhân lương tâm”, trong đó có cái gọi là Liên hiệp các tổ chức nhân quyền.
Chiêu trò cũ rích, bẩn thỉu, vu khống Việt Nam của cái gọi là Liên hiệp các tổ chức nhân quyền thông qua Chiến dịch NOW nhất định bị thất bại./.