Oct 5, 2018

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mãi trường tồn

Tre Việt - Ngày 02-10-2018, nhân sự kiệnNguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ĐỗMười từ trần, VOA có bài: “Ông Đỗ Mười: Di sản để lại”, trong đó trích lời của Nguyễn Văn Đài (đang sinh sống tại Đức), Trương Nhân Tuấn (đang sinh sống tại Pháp) cho rằng, chủ trương xây dựng “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” do Tổng Bí thư Đỗ Mười khởi xướng là “lừa bịp người dân là chính”,rập khuôn” Trung Quốc”và họ “luôn hy vọng rằng cái gọi là “nhà nước pháp quyền” sẽ được thay đổi lại, từ hình thức cho tới nội dung, để việc “quản lý nhà nước” thực sự trở thành một vấn đề của “nhà nước.
Đây hoàn toàn là luận điệu “đãi bôi” của những kẻ “ăn cháo, đá bát” như Nguyễn Văn Đài, hòng xuyên tạc bản chất, chống phá, lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bôi nhọ, phủ nhận uy tín, sự đóng góp của Tổng Bí thư Đỗ Mười đối với đất nước để lấy lòng những nơi, những tổ chức đangdung dưỡng hắn. Nhưng, dù những người này có cố nhào nặn, tô vẽ thế nào đi nữa, thì sự thật vẫn là sự thật, không ai có thể che mờ những công lao to lớn, cũng như tình cảm quý trọng của nhân dân Việt Nam đối với Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và những thành tựu về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trước hết, cần khẳng định rằng, với hơn 80 năm hoạt động cách mạng, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã có nhiều đóng góp lớn cho cách mạng, cho đất nước. Đáng chú ý, trong thời kỳ đổi mới Ông đã có những quyết định lịch sử, chủ trương quan trọng góp phần đưa đất nước phát triển, như“Việt Nam sẵn sàng làmbạn của tất cả các nước”, “Nhiệm vụ kinh tế là trung tâm, nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt” và nhiều câu nói nổi tiếng khác, v.v. Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII), lúc đó đồng chí Đỗ Mười là Tổng Bí thư, lần đầu tiên Đảng sử dụng thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” và nêu khá cụ thể, toàn diện những quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam. Đây là quá trình đúc kết thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam để Đảng đưa ra chủ trương, quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chứ không “rập khuôn” của bất cứ ai như Đài nói. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một mô hình, phương thức tổ chức nhà nước và xã hội dựa trên nền tảng dân chủ và thượng tôn pháp luật, mọi cán bộ, đảng viên, hoạt động của Đảng đều tuân thủ pháp luật. Ngoài những đặc trưng của nhà nước pháp quyền nói chung, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn có đặc trưng riêng mang đậm tính dân tộc và nhân đạo, được thể hiện rõ là luôn xác định mục tiêu cao nhất là vì con người, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Điều này, không chỉ được ghi trong Hiến pháp năm 2013mà trên thực tiễn cũng như vậy. Chính nhờ chủ trương này mà Nhà nước Việt Nam hoạt động ngày càng hiệu quả trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, bảo đảm quốc phòng - an ninhđạt được nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực dân chủ, bảo đảm quyền con người, được quốc tế thừa nhận.
Tuy nhiên, Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng thừa nhận việc tổ chức, xây dựng, hoạt động của nhà nước hiện nay còn hạn chế làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Song, với nhận thức và quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng phát triển, hoàn thiện,chắc chắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ ngày càng trở nên vững chắc, thực hiện tt chắc năng, nhiệm vụ của mình, thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, chứ không thể “thay đổi lại, từ hình thức cho tới nội dung” như ai đóđang mong đợi./.