Tre Việt – Ngày 31/3, Facebook Việt Tân đăng bài “đấu tranh bất bạo động, người dân Myanmar triệt hạ kinh tế quân đội độc rài Miến Điện”. Trong đó cổ vũ cho việc một số người dân Myanmar tẩy chay công ty Mytel – một công ty con kinh doanh viễn thông của tập đoàn Viettel tại Myanmar, với cáo buộc có nhiều liên quan tới quân đội nước sở tại.
Năm 2018, Viettel thành lập công ty
Mytel để hợp tác cung cấp dịch vụ viễn thông tại Myanmar. Sau 2 năm triển khai,
văn hóa phục vụ, uy tín và lòng nhiệt tình của cán bộ, nhân viên Công ty đã được
nhân dân sở tại ghi nhận, làm bùng nổ tăng trưởng thuê bao tại đây và vượt mốc
10 triệu, vươn lên vị trí thứ 2 tại Myanmar; hoàn thành trước 6 tháng mục tiêu
đã đặt ra và Myanmar trở thành thị trường quốc tế có số lượng khách hàng lớn nhất
của Viettel trên toàn cầu.
Tuy nhiên, sau những bất ổn chính trị ở
Myanmar, có nhiều thông tin cáo buộc gây bất lợi cho Mytel, như: Mytel không phải
là một liên doanh thương mại bình thường, mà là dự án hợp tác giữa Bộ Quốc
phòng Việt Nam và Lực lượng vũ trang Myanmar; tiếp tay cho tội ác quân đội và
theo dõi người dùng, v.v. Từ đó phát động người dân biểu tình tấn công các chi
nhánh của Mytel; kêu gọi nhà đầu tư thoái vốn khỏi Mytel; thâm độc hơn là phát
động chiến dịch tẩy chay Mytel trên mạng xã hội.
Thực tế, ở Việt Nam, Viettel là Tập đoàn
Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, với nhiều cái nhất, như:
truyền dẫn cáp quang; mạng lưới phân phối; đột phá kỹ thuật: quy mô chăm sóc
khách hàng; nộp thuế thu nhập doanh nghiệp,… và được người tiêu dùng bình chọn
là thương hiệu mạnh nhất ngành hàng Bưu chính - Viễn thông - Tin học. Đặc biệt
là doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bưu chính - Viễn thông,
giảm giá cước mạnh mẽ, cung cấp nhiều dịch vụ viễn thông giá rẻ mang lại lợi
ích cao cho người tiêu dùng.
Theo những điều khoản ký kết khi ra nhập
WTO, năm 2020, Việt Nam cơ bản đã hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Các
công ty, tập đoàn kinh tế hoạt động theo đúng Luật Doanh nghiệp, Nghị định số
83/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định đầu tư ra nước ngoài, không chịu chi phối
của bất kỳ cơ quan chủ quản hay một thế lực chính trị nào đứng sau. Do đó, các
doanh nghiệp Việt Nam tổ chức sản xuất, kinh doanh lành mạnh; thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ với Nhà nước, Nhân dân và các quốc gia trên thế giới. Viettel là doanh
nghiệp có uy tín trong nước, mang lại lợi ích rộng rãi cho nhân dân, người tiêu
dùng. Khi tham gia thương trường quốc tế, Viettel luôn tuân thủ luật trên sân
chơi toàn cầu, giành nhiều thành tích kinh doanh tại các nước Châu Á, Châu Phi,
Châu Mỹ, tạo nên uy tín lớn cho doanh nghiệp.
Không chỉ phục vụ tốt nhân dân trong nước,
Viettel còn mang phong cách “vì nhân dân quên mình” phục vụ nhân dân thế giới
trong lĩnh vực viễn thông; được nhân dân các nước tin tưởng, chào đón. Qua đó,
Viettel đạt được các danh hiệu: Doanh nghiệp viễn thông lớn nhất tại Campuchia,
Lào, Haiti và Mozambique về hạ tầng viễn thông và thuê bao; Nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông tốt nhất thế giới tại các nước đang phát triển; Mạng di động có tốc
độ phát triển nhanh nhất thế giới do tạp chí Wireless Intelligence bình chọn;
Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện tình hình viễn thông khu vực
nông thôn Châu Phi,… và rất nhiều giải thưởng kinh doanh quốc tế; đồng thời, được
đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất
thế giới và nằm trong Top 15 công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Hiện
nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia với tổng dân số hơn 190 triệu.
Trong kinh doanh, ngoài cạnh tranh lành
mạnh còn có phần không lành mạnh. Hành động của những phần tử xấu đang chia rẽ
mối quan hệ lợi ích của Mytel và nhân dân Myanmar. Nhân dân Myanmar hẳn biết rõ
Mytel đã đầu tư lớn, triển khai nhiều công nghệ hiện đại, như: hạ tầng cáp
quang chiếm 50% (36.000 km) tổng số cáp quang tại Myanmar vào thời điểm khai
trương; là nhà mạng di động đầu tiên phủ sóng 4G toàn quốc, cung cấp dịch vụ
VoLTE, eSIM, giới thiệu mạng 5G; đặc biệt là mạng đầu tiên áp dụng cách tính cước
theo block 1 giây, v.v. Giúp phổ cập dịch vụ Internet tại đất nước này với mật
độ tăng từ 31% (tháng 6/2018 là thời điểm Mytel chính thức cung cấp dịch vụ ở
Myanmar) lên 55% (tháng 9/2019). Đó là những minh chứng thuyết phục cho khả
năng mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân và đất nước Myanmar. Thành tích, kinh
nghiệm, uy tín kinh doanh quốc tế là cái nên nhìn vào; lợi ích của Mytel gắn liền
với lợi ích nhân dân Myanmar. Nếu tẩy chay Mytel, nhân dân Myanmar là đối tượng
thiệt hại đầu tiên và rất lớn./.