Sep 27, 2019

Sủa càn



Tre Việt - Ngày 23-9-2019, trên trang web của Đài Á Châu Tự Do, Đồng Phụng Việt đã có bài viết xuyên tạc về hoạt động của các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tại Phái bộ của lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc tại Cộng hoà Trung Phi. Bài viết cho rằng, những việc làm của các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tại đây chỉ là được “tô vẽ” chứ không có thật! Thật nực cười của những kẻ chuyên đi nói càn, thọc gậy bánh xe, thể hiện sự xuyên tạc trắng trợn của một phần tử bất mãn, tiêu cực cần phải được lên án.
Theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hoạt động gìn giữ hòa bình là sự phối hợp đa dạng các hoạt động, từ lĩnh vực dân sự đến lĩnh vực quân sự của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực trên phạm vi toàn thế giới, dưới sự chỉ huy của Liên hợp quốc, nhằm kiến tạo hòa bình ở những nơi xung đột, giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa các bên xung đột thông qua biện pháp hòa bình. Hiến chương Liên hợp quốc cũng ghi rõ, sứ mệnh gìn giữ hòa bình và ổn định trên trái đất là mục tiêu tối cao và xuyên suốt của Liên hợp quốc và thực hiện mục tiêu này không ai khác ngoài 193 quốc gia thành viên của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này. Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc được bắt đầu triển khai từ năm 1948, dưới hình thức các phái bộ, nhằm bảo đảm hòa bình tại các khu vực có xung đột vũ trang đã chấm dứt hoặc đã có thỏa thuận hòa bình. Đến nay, đã có 125 nước thành viên đang đóng góp lực lượng cho các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. So với nhiều quốc gia, quá trình tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam chưa dài, nhưng đã đạt những kết quả rất đáng ghi nhận.
          Trên thực tế, kể từ khi bắt đầu làm nhiệm vụ tại Cộng hòa Trung Phi (năm 2015), các sĩ quan Việt Nam đã luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chấp hành nghiêm các quy định của Liên hợp quốc, được lãnh đạo Phái bộ và sĩ quan chỉ huy của các nước đánh giá cao, luôn thể hiện được bản chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” - “Đi dân nhớ, ở dân thương”, được Liên hợp quốc tặng Huân chương gìn giữ hòa bình sau thời gian thực hiện nhiệm vụ tại thực địa. Đến nay, Việt Nam đã cử 100 lượt cán bộ, sĩ quan tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc gồm 37 sĩ quan hoạt động độc lập và 63 sĩ quan, nhân viên trong đội hình Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1. Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã góp phần quan trọng vào công tác đối ngoại đa phương nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế, uy tín, hình ảnh tốt đẹp của đất nước và Quân đội ta trên trường quốc tế.
Những thành tích đó cần được thông tin đến mọi cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nắm được và cũng để chống lại những phát ngôn “sủa càn” của các thế lực thù địch, phản động. Thời gian tới, Việt Nam tiếp tục tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc theo điều kiện và khả năng của mình, với tinh thần cao nhất. Do đó, những luận điệu xuyên tạc trên trang web của Đài Á Châu Tự Do không lừa gạt được ai./.

Không thể bôi đen sự thật lịch sử



Tre Việt - Thấm thoắt đã 30 năm. Ngày 25-9-1989, tại đài Độc Lập, thủ đô Phnom Penh đã diễn ra trọng thể Lễ tiễn các đơn vị cuối cùng của Quân Tình nguyện Việt Nam – “Đội quân nhà Phật – Bộ đội Cụ Hồ” về nước sau 10 năm làm nghĩa vụ quốc tế cao cả. Đến dự có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận, Quân đội và hơn 10 vạn cán bộ, người dân Campuchia. Buổi Lễ có quan sát viên của 20 nước, 60 tổ chức quốc tế và hơn 400 hãng thông tấn, đài phát thanh, truyền hình trên thế giới đến đưa tin. Nhân sự kiện này, Xã luận của Báo Prochiachuôn (Nhân dân) Campuchia, khẳng định: “Trong những năm cực kỳ bi thảm dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, trên thế giới này không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu, nhưng duy nhất chỉ có người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi”.
Sau  10 năm (1979-1989) thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, “giúp bạn là tự giúp mình”, “Đội quân nhà Phật - Bộ đội Cụ Hồ” đã thực hiện được 03 kỳ tích: 1. thành công ngay từ chiến dịch quân sự đầu tiên, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới Tây Nam Tổ quốc, đập tan bộ máy cai trị của chế độ diệt chúng Pol Pot; 2. Giúp bạn xây dựng chính quyền các cấp vững vàng, độc lập, tự chủ quản lý đất nước và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh; 3. khi rút quân mà nước bạn vẫn ổn định, phát triển. Hôm nay đây, đất nước Campuchia đã hồi sinh, phát triển mạnh mẽ.
Sự thật lịch sử đã quá rõ ràng. Ấy thế mà có những thế lực, tổ chức, cá nhân cho rằng: “Việt Nam đã tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa”; “Việt Nam đưa quân xâm lược Campuchia” (!) Thật hồ đồ!
Chúng ta đều biết, nhân dân Campuchia từng sống lầm than đến cùng cực dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, nên rất mong muốn được sống hòa bình, ổn định dưới chế độ mới. Vì thế, ám ảnh về sự quay lại của Khmer đỏ, nhân dân Campuchia đề nghị, mong muốn Quân tình nguyện Việt Nam ở lại giúp đỡ, bảo vệ họ. Thời báo Canberra (Australia), ngày 19-3-1989 đã nhận định: “Ai cũng phải thừa nhận là việc Việt Nam vào Campuchia đã đem lại kết quả rõ ràng, v.v.  Hành động đó đã được nhân dân Campuchia ở khắp nơi chào đón như là sự giải phóng cho họ. Và ai cũng thấy rõ ràng là sở dĩ từ trước đến nay, Khmer đỏ không thể trở lại được Phnom Penh chủ yếu là vì sự có mặt của Việt Nam, v.v.”. Nhà sử học Ben Kiernan (Đại học Yale - Hoa kỳ) viết trong cuốn sách “Chế độ diệt chủng Pol Pot”: “Nỗi sợ Pol Pot quay trở lại hủy diệt và nội chiến tái phát là mối đe dọa lớn làm cho mọi người thấy phải coi sự củng cố quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Campuchia với Việt Nam là niềm hi vọng duy nhất để có được một nhà nước độc lập, vững bền”. Thủ tướng Hun Sen, lúc đó là Ngoại trưởng khẳng định: “Khi nào vấn đề Pol Pot và những mối đe dọa từ bên ngoài đối với Campuchia được giải quyết thì Quân đội Việt Nam sẽ rút về nước”.
Đó là sự thật khách quan không thể bác bỏ.
Trong vòng 10 năm (1979-1989), Quân Tình nguyện Việt Nam đã giúp quân và dân Campuchia đánh tan 20 vạn quân của Pol Pot và các phái Khmer phản động dưới sự hà hơi, tiếp sức của các thế lực thù địch bên ngoài; thu giữ và phá hủy gần 160 nghìn tấn vũ khí, đập tan âm mưu quay trở lại chính trường của Pol Pot, giữ vững thành quả cách mạng để tập trung xây dựng chính quyền, quân đội và đất nước. Đồng thời, giúp đỡ hàng triệu người dân Campuchia đoàn tụ gia đình sau chiến tranh, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khôi phục hệ thống giáo dục, y tế; nền văn hóa, bản sắc dân tộc được bảo tồn và phát triển; xây dựng, vun đắp tình đoàn kết chiến đấu, liên minh đặc biệt giữa hai dân tộc vững mạnh hơn bao giờ hết. Chủ tịch Heng Samrin khẳng định: “Núi Trường Sơn có thể mòn, sông Mekong có thể cạn, nhưng tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Campuchia là bất diệt”. Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh: “Tình hữu nghị được củng cố và xây dựng trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ là cơ sở vững chắc để đẩy mạnh sự hợp tác giữa hai Đảng, Nhà nước, nhân dân, quân đội hai nước Campuchia - Việt Nam”. Ngài Tep Nguon - Ủy viên Ban Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phó chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia phát biểu trong dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng, ngày 7 tháng Giêng năm 2019: “Trong thực tế, sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, kịp thời và hiệu quả của Việt Nam đã góp phần đưa đất nước Campuchia từ một quốc gia đắm chìm trong chiến tranh, khổ đau, điêu tàn trở thành một quốc gia hoà bình trọn vẹn, thống nhất và phát triển đất nước”.
Trước đây, cả đất nước Campuchia rơi vào họa diệt chủng, thành phố Phnom Penh là “Thành phố chết”, thì hôm nay đất nước Campuchia đã hồi sinh, phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế, văn hóa, quốc phòng và an ninh, đời sống nhân dân được nâng cao; là thành viên tích cực có trách nhiệm của khu vực ASEAN.
Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận.
Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, giúp bạn tiêu diệt chế độ diệt chủng Pôl Pot, hồi sinh, xây dựng đất nước phát triển (1979-1989) của quân và dân Việt Nam là chính nghĩa. Những thế lực, cá nhân cố tình xuyên tạc, bôi đen lịch sử của “Đội quân nhà Phật - Bộ đội Cụ Hồ” trong khi giúp bạn Campuchia đánh đổ tập đoàn diệt chủng Pôn Pốt, xây dựng đất nước Campuchia giàu đẹp là hành động bỉ ổi, hồ đồ, sẽ bị lương tri loài người lên án./.