Tre Việt - Ngày mồng Một Tết Kỷ Hợi 2019 vàoVOA Tiếng Việt, thấy ngày 02-02-2019 có đăng ý kiến của cái gọi là Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) về tình hình nhân quyền Việt Nam. Vẫn một cái nhìn thiếu khách quan, giọng điệu hằn học, HRW lại lu loa rằng, Việt Nam đã “đệ trình một hình ảnh rất sai thực tế” về hồ sơ nhân quyền của mình trong đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Liên hợp quốc” và tố cáo Nhà nước ta vi phạm nhân quyền nghiệm trọng(!) Thật đáng buồn cho HRW! Họ đâu có theo dõi nhân quyền, mà chỉ tìm mọi cách để xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam.
Ai cũng biết, nhân quyền là giá trị chung của nhân loại, là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu; tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy thực hiện nhân quyền là trách nhiệm của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Đó là điều không thể phủ nhận, thể hiện trên mấy vấn đề cơ bản sau:
1. Từ khi ra đời (03-02-1930) đến nay, Việt Nam luôn nhất quán mục tiêu, chính sách tất cả vì con người, vì một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo, tổ chức nhân dân đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, giành quyền được sống, được làm người cho mỗi người dân.
2. Xây dựng nền tảng pháp lý đầy đủ về nhân quyền
Hiến pháp năm 2013 là minh chứng mới nhất về việc Việt Nam khẳng định sự nhất quán về thực thiquyền con người, quyền công dân trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992. Hiến pháp 2013 là sự phát triển mới về việc thể chế hóa quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp với tình hình mới của đất nước và bối cảnh quốc tế hiện nay. Cùng với việc nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Đến nay,Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người, như: Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị; Công ước về quyền Kinh tế, Văn hóa, Xã hội; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về Quyền Trẻ em; Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt các tội ác Apartheid; Công ước về không áp dụng những hạn chế luật pháp đối với tội phạm chiến tranh và tội chống nhân loại, v.v. Việt Nam cũng đã gia nhập Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về ngăn chặn, trấn áp và trừng phạt tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; Công ước số 122 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Chính sách việc làm. Việt Nam cũng đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc thành lập và hoạt động của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR), xây dựng Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, đã được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia (tháng 11-2012). Đồng thời, chú trọng tăng cường cơ chế đối thoại và hợp tác về vấn đề quyền con người hằng năm với nhiều nước, trong đó có Mỹ, EU, Astralia, Na Uy, Thụy Sĩ.
3. Thành tựu nhân quyền không thể phủ nhận
Những thành tựu về bảo đảm và cải thiện các quyền cơ bản của người dân được thể hiện rất rõ trong việc thực hiện các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v. Nhà nước Việt Nam chủ trương mở rộng dân chủ, theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; nhân dân là người quyết định mọi công việc của Nhà nước. Quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội là một trong những nhóm quyền quan trọng nhất của công dân Việt Nam.
Cùng với đó, sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung và các phương tiện thông tin đại chúng là minh chứng về tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam. Sự tăng nhanh của các tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ, chứng tỏ quyền tự do hội họp và lập hội của người dân được tôn trọng và bảo đảm. Số chức sắc, nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng tăng qua từng năm nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thầncủa nhân dân. Các tôn giáo có quyền và được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện mở trường, cơ sở đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, tham gia các hoạt động xã hội, v.v. Nhà nước Việt Nam còn đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, coi đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững của đất nước.Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra những tiền đề quan trọng để Việt Nam giải quyết những vấn đề bức thiết về xã hội, thực hiện tốt hơn các mục tiêu công bằng xã hội, bảo đảm tốt hơn những giá trị quyền con người, quyền công dân. Kết thúc năm 2018, trong khi tình hình thế giới, khu vực có nhiều bất ổn, nhưng Việt Nam đã giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, nền kinh tế có tốc độ phát triển ấn tượng (7,08%), thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh, văn hóa, thể thao phát triển, v.v. Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với các nước lớn (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Đức,…); là thành viêncó trách nhiệm trong các tổ chức trên thế giới,… hình ảnh năng động, sáng tạo, yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam được thế giới ghi nhận. Đó chính là thành tựu bảo đảm về quyền con người, quyền công dân. Đúng như Tổng thống Mỹ D. Trump đã phát biểu “Việt Nam là điều kỳ diệu của thế giới”. Hiện Việt Nam đã hoàn thành Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ như: Xóa đói, giảm nghèo cùng cực; đạt phổ cập giáo dục tiểu học; thúc đẩy bình đẳng giới và đạt nhiều tiến bộ trong các chỉ tiêu về y tế như giảm tỷ số tử vong mẹ và tỷ suất tử vong trẻ em; đạt mục tiêu về kiểm soát sốt rét và bệnh lao cũng như đẩy lùi tỷ lệ lây lan HIV/AIDS, v.v. Những thành tựu Việt Nam đạt được trong thực thi quyền con người thật ấn tượng và không thể phủ nhận.
Đó chính là hình ảnh nhân quyền Việt Nam. Điều này, các chính phủ, quốc gia trên thế giới, các tổ chức quốc tế có uy tín đều công nhận chỉ có HRW là không thấy.
Thực ra chẳng ai lạ gì bản chất hoạt động của HRW. Họ luôn cung cúc phục vụ các thế lực chống cộng cực đoan, tìm mọi cách xuyên tạc tình hình thực tế nhân quyền ở những nước không đi theo con đường “dân chủ” mà các ông chủ của HRW vạch ra. Tiếc rằng, sự xuyên tạc của HRW chẳng lừa được ai, luôn bị dư luận tiến bộ, yêu chuộng hòa bình, phát triển của nhân dân trên thế giới lên án, bác bỏ.