Jul 12, 2023

Sự thực bác bỏ luận điệu xuyên tạc của Việt Tân

            Tre Việt - Ngày 10/7, trang facebook Việt Tân đăng status “Bệnh nay bất trị” với những luận điệu rêu rao, xấc xược, rằng: “Đã nhiều năm rồi “đảng ta” vẫn còn thói hư, tật xấu không chịu bỏ là nói “xạo” thường xuyên, liên tục, càng nói, càng lộ”.

Đây là luận điệu xuyên tạc, hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Mục tiêu của luận điệu trên không có gì khác là hướng vào xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; cổ súy cho “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”. Sâu xa hơn, là phủ nhận, xóa bỏ mọi thành quả cách mạng và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta; hướng lái sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Tuy nhiên, sự thực minh chứng rõ những thành tựu của sự nghiệp xây dựng, phát triển nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là trong suốt 37 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã đạt nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kinh tế kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước không ngừng tăng lên, từ chỗ chỉ đạt 6,3 tỉ USD vào năm 1989, thì đến năm 2022 đã đạt 409 tỉ USD, đứng thứ 37 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đứng thứ năm trong ASEAN và trong nhóm 14 nước hàng đầu châu Á. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người trong những năm đầu đổi mới chỉ khoảng 250 USD/năm, thì đến năm 2022 đã đạt 4.110 USD, đứng thứ năm trong ASEAN. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống dưới 03% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều, được Liên hợp quốc xếp là một trong những nước đứng đầu trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ. Văn hóa - xã hội có bước phát triển tích cực; dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng mở rộng. Các vấn đề an sinh xã hội luôn được chăm lo, ngay cả lúc nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, hay của đại dịch Covid-19, trở thành một trong những điểm sáng của Việt Nam được quốc tế ghi nhận. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Mới đây, đúng vào Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3/2023), Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc công bố Báo cáo Hạnh phúc toàn cầu lần thứ 10 về mức độ hạnh phúc của hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ (dựa trên đánh giá trung bình từ năm 2020 đến năm 2022), Việt Nam đứng thứ 65/150, tăng 12 bậc so với năm 2020. Đánh giá trên cho thấy, chỉ số hạnh phúc của người dân Việt Nam những năm gần đây được nâng lên đáng kể. Năm 2022, tạp chí kinh doanh, thương mại hàng đầu thế giới CEOWORLD (Mỹ) công bố báo cáo xếp hạng chỉ số “chất lượng sống” của 165 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, thì chỉ số “chất lượng sống” của Việt Nam đạt 78,49 điểm, xếp vị trí 62/165 (tăng 39 bậc so với năm 2021). Đặc biệt, theo khảo sát Expat Insider mới nhất của InterNations, Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia và vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cảm thấy hạnh phúc khi sống, làm việc. Theo InterNations: 86% người nước ngoài sống ở Việt Nam tham gia khảo sát hài lòng với công việc của họ ở Việt Nam; 78% hài lòng với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống; 85% hài lòng với chi phí sinh hoạt; 57% hài lòng với chất lượng chăm sóc y tế; 67% nói rằng dễ dàng khi sống ở Việt Nam.

Kết quả đó được nhân dân ta và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam cần đề cao cảnh giác, nhận diện và kiên quyết đấu tranh bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị./.

 

 

Mạc Văn Trang lại “lòi” tư duy ấu trĩ

          Tre Việt - Ngày 12/07, Mạc Văn Trang có bài “khắc nhập, khắc tách” đăng bài trên Facebook Việt Tân bày tỏ quan điểm về việc cải cách các đơn vị hành chính ở Việt Nam. Trang cho rằng Đảng, Nhà nước ta từng có sai lầm về việc tách các tỉnh, huyện, xã; nay lại nhập lại là nối tiếp sai lầm; phê phán Bộ trưởng Bộ Nội vụ có những “phát biểu tâm thần” về vấn đề này. Quan điểm cá nhân đó thể hiện Trang không hiểu gì về tổ chức bộ máy hành chính và quản trị xã hội, thế mà lại “nói càn”.

Để tổ chức được một bộ máy hành chính phù hợp thì cần nghiên cứu, cân đối rất nhiều yếu tố về văn hóa, xã hội. Nhưng cốt lõi vẫn là 02 nội dung là: tầm hạn quản trị và đối tượng quản trị. Đối tượng quản trị rất đa dạng, phong phú như: con người; tổ chức; diện tích đất, rừng; vật nuôi; mỏ, khoáng sản; hoạt động du lịch; các công ty, doanh nghiêp, v.v. Tầm hạn quản trị là khả năng mà nhà quản trị hoặc tổ chức có thể kiểm soát được số lượng đối tượng quản trị, như: số lượng người; số lượng hàng hóa; số lượng cây trồng, vật nuôi; chất lượng các quy trình hoạt động, v.v. Nó phụ thuộc vào: kết cấu bộ máy; trình độ, năng lực của cán bộ; cơ chế vận hành; độ tối ưu các giải pháp, quy trình thực hiện; văn hóa công sở; cơ sở vật chất hạ tầng và các công cụ hỗ trợ. Trước đây, sau khi thống nhất đất nước, cấp ủy, chính quyền các cấp quản lý đơn vị hành chính quá rộng, trong khi giao thông rất khó khăn, thiếu phương tiện cơ giới nghiêm trọng, hệ thống quy chế, quy định lỏng lẻo, mẫu biểu hành chính không thống nhất, cán bộ chưa được đào tạo cơ bản, văn hóa vùng miền còn nặng nề,... nên công tác quản lý gặp muôn vàn khó khăn. Các chính sách của Nhà nước chậm đến với dân chúng, hoặc đến được nhưng “đầu voi, đuôi chuột”. Do đó, Đảng, Nhà nước chia nhỏ các đơn vị hành chính để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý là bước đi phù hợp. Tuy có xáo trộn nhưng được nhiều hơn mất. Ngày nay, khi internet, điện thoại di động, mạng viễn thông kết nối đầy đủ; đường cao tốc, giao thông liên hoàn thông suốt; cán bộ được đào tạo trình độ cao, có tâm, có tầm,... thì tầm hạn quản trị, năng lực làm việc nâng lên rõ rệt. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính để tăng cường số, chất lượng đối tượng quản trị; giảm bộ máy hành chính; giảm chi cho ngân sách quốc gia là việc làm đúng xu hướng chung của thế giới.

Cũng trong bài, Trang hiến kế là: không cần sáp nhập mà chỉ giảm bớt cán bộ trong tổ chức là được. Đây là câu chuyện “nực cười”, vì để đạt hiệu quả thì cần lao động chuyên môn hóa; một bộ máy tổ chức cần tối thiểu bao nhiêu nhân sự đã được khoa học quản lý tính toán kỹ, không thừa, chẳng thiếu. Nếu bớt đi thì khác gì “voi đi 3 chân, xe đạp còn 1 bánh”. Lúc đó, cán bộ đào tạo một ngành phải làm việc của nhiều ngành, lấy đâu ra chất lượng? Còn công sở cũ thì sau khi nhập các đơn vị hành chính vẫn sử dụng bình thường cho các hoạt động công ích, xã hội, không có nơi nào bỏ thì chẳng có sự lãng phí, tốn kém ở đây. Như vậy, có thể nói với dụng ý xấu, bằng tư duy ấu trĩ, Mạc Văn Trang ngày càng lòi đuôi cáo, trường mặt để thiên hạ rõ./.